Thứ Sáu, ngày 28.08.2015
Người dân cả nước đang bàn tán về bản dự luật “Trưng Cầu Dân Ý” mà Quốc Hội khóa VIII dự định thông qua, ban hành, và sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2016 …”. Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm của LLDT/CNTQ, về vấn đề lấy ý kiến của dân nêu trên qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Thưa quí thính giả,
Trưng cầu dân ý, hay trưng cầu ý dân là một sinh hoạt mang tính dân
chủ trực tiếp và cụ thể. Nói cách khác mục đích chính là hỏi ý kiến
người dân về một vấn đề hệ trọng của quốc gia, như chấp thuận hay bác bỏ
một bản hiến pháp mới, chấp thuận hay phủ nhận một bản hiệp ước ở tầm
cỡ quốc gia, hoặc sửa đổi hay thay thế một điều nào đó mà hảnh hưởng của
nó tác động đến đời sống của người dân cả nước.
Việc lấy ý kiến của toàn dân đã được thực hiện ở nhiều quốc gia trên
thế giới từ lâu. Riêng tại Việt Nam thì không ai quên được một biến cố
mà dư âm vẫn còn vang dội đến hôm nay, đó là Hội Nghị Diên Hồng: Hội
nghị Diên Hồng do vua Trần Thánh Tông triệu tập các bô lão cả nước năm
1284 để hỏi về chủ trương hòa hay chiến với giặc Tàu, khi chúng sang xâm
chiếm nước ta lần thứ 2. Hội nghị được tổ chức trước điện Diên Hồng vào
tháng Chạp năm Giáp Thân 1284. Biến cố này được xem như hội nghị dân
chủ đầu tiên trong lịch sử nước nhà, mà phụ lão được coi là những đại
biểu của dân.
Hoàn cảnh Việt Nam hôm nay đòi hỏi phải có một cuộc đổi thay quan
trọng, đó là thay đổi thể chế chính trị từ độc tài sang dân chủ, một thể
chế dân chủ thật sự, trong ấy sự phân chia quyền hạn minh bạch giữa lập
pháp, hành pháp, và tư pháp, mà ta quen gọi là "tam quyền phân lập"; đó
là con đường ngắn nhất và đúng đắn để đưa đất nước tiến lên, hầu bắt
kịp bước tiến với các quốc gia lân bang. Chúng tôi khẳng định như thế,
vì nhiều lý do:
Thứ nhất, Việt Nam tụt hậu, chậm tiến và nghèo đói là vì đi theo mô
hình chính trị sai lầm, là áp dụng chủ nghĩa Cộng Sản. Ngay cả Liên Sô
khi áp dụng chủ nghĩa Maxism, thì họ cũng ý thức rằng, đó chỉ là phương
tiện để tiến đến mục đích là Xã Hội Chủ Nghĩa; nhưng giữa đường họ
nghiệm ra rằng hướng đi ấy là vô vọng là sai lầm, nên đã trút bỏ và đổi
hướng; còn VN hôm nay vẫn cố bám lấy con đường mà người khởi xướng đã
vứt bỏ, thì, một là họ ngu dốt không biết mình đi sai, hai là họ biết mà
vẫn tự lừa dối mình và lường gạt người khác, ba là họ biết, nhưng vì
quyền lợi, nên vẫn cố bám lấy để trục lợi cho cá nhân và phe nhóm. Có lẽ
cả ba yếu tố ấy cộng lại?!
Thứ hai, căn cứ vào lý do trên, thời gian đã quá đủ để chứng minh
rằng chủ nghĩa CS đã hoàn toàn phá sản tại VN. Với 70 năm trên Đất Bắc
và 40 năm thống nhất đất nước, không còn chiến tranh tàn phá. Thời gian
đã quá dài để canh tân xứ sở, nhưng mọi lãnh vực đều bị trì lại bởi cái
ma lực CS kìm hãm. Hãy nhìn thẳng vào thực tế, và nhìn xuyên suốt trên
toàn cảnh đất nước và đời sống người dân hôm nay, đừng đánh giá qua
những nhà cao tầng, những kiến trúc bề ngoài, đó chính là vỏ bọc che kín
những ung thối hư hỏng bên trong.
Thứ ba, CS chủ trương chia rẽ dân tộc, áp dụng chính sách phân biệt
đối xử. Xô đẩy, khủng bố, triệt tiêu những người khác lý tưởng, khác
chính kiến, để lấy đó làm lý do nắm giữ độc quyền lãnh đạo, thay vì hòa
giải dân tộc, hòa hợp để xây dựng, và bảo vệ tổ quốc.
Thứ tư, CS coi thường người dân, cho rằng dân trí VN còn thấp. Hãy
xem những người Việt Nam chạy thoát ra hải ngoại, trong số ấy biết bao
người từng là nông dân, ngư phủ, giới lao động thợ thuyền, nhưng họ có
thua kém dân tộc nào không? Sự thành công đó chính nhờ vào môi trường
dân chủ tự do nơi sinh sống và phát triển.
Thứ năm, đảng CSVN đặt mình dưới sự bao bọc của đảng CS Trung Cộng,
rồi rập khuôn những gì TC làm, đem về áp dụng tại VN, nếu TC thất bại,
thì VN cũng thất bại theo. Và còn nhiều lý do khác nữa, mà thời lượng
không cho phép kế hết ra đây.
Sự kiện quốc hội Việt Nam khóa 8 đang cứu xét bản dự thảo Trưng Cầu Ý
Dân, đó là một tín hiệu tốt, nhưng có hai vấn đề quan trọng cần phải
đặt ra: Một là việc hoàn thiện dự luật, và hai là thi hành luật ấy khi
nó được ban hành.
Thứ nhất, việc hoàn thiện dự luật, trong quá khứ đã từng có những
cuộc lấy ý kiến của người dân, nhưng đều là hình thức bề ngoài. Cụ thể
nhất là việc thu thập ý kiến sửa đổi hiến pháp năm 2013, rõ ràng đó là
một trò lường gạt, một việc làm xấu xa đáng khinh bỉ, không thể cho tái
diễn được.
Thứ hai là khi đã thành luật, được đem ra áp dụng, mà không có tự do
ngôn luận, tự do thông tin, các phương tiện truyền thông bị cấm đoán,
người dân chỉ được biết những gì đảng muốn cho biết, thì luật ấy hoàn
toàn vô nghĩa, vô giá trị. Vì vậy tự do ngôn luận, tự do thông tin đa
chiều là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong các cuộc trưng cầu dân
ý, các cuộc tuyển cử tự do lớn nhỏ, ở mọi nơi và mọi lúc.
Như trên đã nói, vấn đề quan trọng nhất của VN hôm nay là phải thay
đổi thể chế chính trị, từ độc tài toàn trị, do đảng CSVN nắm giữ bấy lâu
nay dựa vào Điều 4 bản Hiến Pháp hiện hành.
Vậy chúng tôi đòi hỏi và thách thức đảng CSVN hãy tổ chức một cuộc
trưng cầu dân ý trong sáng, minh bạch, với điều kiện có tự do ngôn luận,
và được giám sát bởi quốc tế, để lấy ý kiến của toàn dân về điều 4 hiến
pháp; và cam kết tuân thủ kết quả ấy.
Chúng tôi tin rằng tuyệt đại đa số người dân đang mong như thế. Ngược
lại, chế độ CSVN rồi cũng bị đào thải, chỉ tiếc rằng người dân phải
chịu đựng đau khổ quá lâu, việc phục hồi sửa chưa thêm khó khăn, vì tình
trạng hư hỏng quá lớn, nhất là VN đứng trước nguy cơ thôn tính của
Phương Bắc.
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
Lực Lượng Cứu Quốc
No comments:
Post a Comment