Thứ Hai, ngày 10.08.2015
Thưa quý thính gỉa, một chính quyền lúc nào cũng tuyên bố là lo cho dân, tập đoàn CSVN luôn luôn suy tôn giới nông dân, nhưng thực tế nhìn lại trong quá khứ cho đến hiện tại, đảng CS chỉ thụ hưởng trên xương máu của giai cấp công nông. Qua tiết mục Chuyện Chỉ Có Ở VN, đài ĐLSN xin gửi đến quý thính giả bài viết của Thanh Hải có tựa đề "Mậu dịch vùng biên phần 3" sẽ được Tâm Anh trình bày sau đây
Kể từ ngày hai nước Việt –Trung thông thương hàng hóa, thị trường
Việt Nam trở thành một trong những yếu tố đẩy mạnh công nghiệp địa
phương cuả Trung cộng phát triển. Điển hình là các loại xe máy, xe
đạp, máy cày, hàng tiêu dùng được nhập vào Việt nam đều do công nghiệp
địa phương cấp quận, huyện, thị xã, thị trấn của Trung cộng gia công
sản xuất. Hàng triệu xe máy các loại của Trung Cộng được người Việt nam
mua dùng vì giá chỉ bằng 1/3 giá của chiếc xe liên doanh sản xuất trong
nước. Các xưởng cơ khí, các lò luyện sắt thủ công của tư nhân được ký
hợp đồng sản xuất khung xe, cùng các phụ tùng khác. Các lò, xưởng tái
chế biến các loại nhựa thủ công được ký hợp đồng sản xuất bộ phận chắn
bùn, yếm xe. Các thiết bị được chuyển sang Việt nam lắp ráp rồi phân
phối đi khắp các ngả trong nội địa. Do phương phápluyện kimbằng thủ công
nên chỉ khoảng 6 tháng sử dụng, khung xe tróc sơn, rỉ sét, vành, nan
hoa xe tróc mạ biến dạng. Nhiều vụ tai nạn xảy ra do phẩm chất xe không
đúng tiêu chuẩn. Nhiên liệu tiêu hao hơn gấp ba lần so với xe trong
nước. Điều ngạc nhiên là giới chức trách Việt nam không cần kiểm tra
chất lượng, mà lại cho phép lưu hành một cách dễ dàng, nên số lượng
tiêu thụ gia tăng mạnh trong một thời gian dài.
Một hình ảnh rất tương phản, ở bên kia biên giới người Tàu không
một ai dùng các loại xe máy, cùng những hàng hóa do công nghiệp địa
phương sản xuất, hàng chỉ được xuất sang bán Việt nam, được nhà nước
Việt nam bảo hộ và được thịnh hành trong khoảng thời gian trên dưới 10
năm. Với khoảng thời gian đó, người Tàu đã phất lên trở thành giàu có,
nhờ vào hàng hóa thông thương với Việt nam. Đến nay trên thị trường Việt
nam hoàn toàn vắng bóng xe đạp, xe máy, máy cày cầm tay và các mặt
hàng tiêu dùng rẻ mạt do Trungcộng sản xuất, và thay vào đó là những
hàng liên doanh của Trung cộng được đưa vào phù hợp với thị hiếu người
tiêu dùng.
Nhằm kích thích kinh tế phát triển,các chợ giáp biên của phía Trung
cộng thường dời đi nơi khác sau khoảng thời gian từ 5-7 hoặc 8 năm.
Từ một vùng quê hẻo lánh, hiểm trở, sau một thời gian mở chợ, thông
thương hàng hóa, bộ mặt kinh tế - xã hội vùng biên phía Trung cộng
nhanh chóng sầm uất, đời sống nhân dân được cải thiện, và chợ sẽ được di
dời đến một địa điểm khác, nhằm tiếp tục vực kinh tế xã hội ở đó phất
lên, và cứ như vậy đời sống nhân dân vùng biên giới được nâng lên nhanh
chóng.
Đó là sách lượt cuả Tàu, trong khi phiá Việt nam, mỗi lần chợ
dời đi là một hẫng hụt, bị động, và phải chạy theo xây dựng khu chợ
mới để đối xứng trong quan hệ trao đổi, mua bán. Kinh phí xây chợ, mở
đường mới vào chợ, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ... là một
khoản chi phí không hề nhỏ trong điều kiện nền kinh tế như Việt nam.
Phía biên giới Trung Cộng khi di chuyển, chợ cũ được duy trì trở thành
chợ nội địa vì dân số đông, nhu cầu trao đổi mua bán của người dân
trong vùng vẫn tiếp tục. Cònphía Việt nam khi chợ dời đi, khu vực này
trở thành hiu quạnh, do dân cư thưa thớt. Đặc biệt trong quá trình mở
cửa, người dân vùng biên kể cả dân giáp chợ, đời sống vẫn không khá lên
được mấy, bộ mặt kinh tế xã hội cũng chẳng có gì thay đổi nhiều, nguyên
nhân chính là do dân Việt ở vùng biên chỉ làm nhiệm vụ khuân vác
thuê, vận chuyển hàng lậu từ bên kia vào nội địa. Một số dân bản địa
thì làm dịch vụ dẫn đường, bố trí chỗ ở cho người khuân vác hàng thuê,
nên còn chợ thì còn được kiếm sống qua ngày, hết chợ là hết tiền,
nghèo vẫn hoàn nghèo.
Nhà nước Việt nam thiếu hẳn kế hoạch phát triển kinh tế vùng biên,
nên từ ngày mở cửa đến nay người dân vùng biên vẫn không thể khá lên
được, ngoại trừ một số ít có đầu óc kinh doanh, có dã tâm làm ăn trái
phép, buôn bán hàng cấm.
Người Trung Cộng có nhiều thủ đoạn trong kinh doanh, biết nắm bắt
thị hiếu của người tiêu dùng, và sẵn sàng chà đạp lên đạo lý để kiếm
lời.
Một số hàng Việt nam phẩm chất hiện nay đủ sức đánh bại hàng Trung
Cộng, tuy nhiên về giá cả thì luôn cao hơn hàng Trung Cộng, nên vẫn
không thể làm chủ thị trường. Quạt điện Thống Nhất của Việt nam là một
ví dụ điển hình, đã và đang đánh baị hàng Trung cộng chính hiệu. Nhưng
chỉ trong thời gian ngắn loại quạt này của Việt nam xuất hiện, được bày
bán la liệt bên Trung cộng, rồi hàng được xuất sang Việt nam với gía
thấp hơn đến gần phân nửa, tìm hiểu ra mới hay Trung cộng đã bắt chước
sản xuất y hệt của Việt nam, và được gắn nhãn hiệu Việt nam, làm người
tiêu dùng không thể phân biệt đâu là giả, đâu là thật. Hãng Việt Tiến,
một hãng may mặc nổi tiếng ở Việt nam, sản phẩm được bán sang nhiều
nước trên thế giới, cũng đã bị Trung cộng đánh tráo bằng cách dùng hàng
Trung cộng gắn mác Việt nam, đưa vào Việt nam bày bán ở khắp các chợ,
các siêu thị làm cho hãng này điêu đứng vì sự gian trá, ma mãnh của
người Tàu.
Trong quan hệ mậu dịch giữa Việt nam- Trung cộng, Việt nam luôn ở
thế thua thiệt, một mặt do nền kinh tế của ta còn yếu kém, chưa đủ sức
cạnh tranh, mặt khác nhà nước Việt nam không hề có chính sách bảo vệ cho
hàng của dân mình, các cơ chế chính sách, thuế quan của Việt nam gần
như buông trôi, thả nổi, trong khi bên phiá Trung cộng chính sách bảo
vệ mậu dịch vùng biên luôn được coi trọng và thực thi triệt để. Chuyện
chỉ có ở Việt nam.
Thanh Hải
No comments:
Post a Comment