Thứ Sáu, ngày 14.08.2015
Từ dự án 1400 tỷ đồng ở tỉnh Sơn La, đến những công trình phí phạm ngân sách khác trên khắp nước. Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm của LLDT/CNTQ, về những âm mưu đàng sau các dự án này sẽ được Hải Nguyên trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Thưa quí thính giả,
Qua sự kiện hội đồng Nhân Dân Tỉnh Sơn La vừa ra Nghị quyết thông qua
đề án xây dựng tượng đàicó tên gọi một cách rất mỉa mai là"Bác Hồ với
đồng bào các dân tộc Tây Bắc" với số tiền đầu tư 1400 tỷ đồng, tương
đương 70 triệu Đô La, dự án này đã được ông Vũ Đức Đam, phó thủ tướng
chính phủ phê duyệt. Tin này đang rộ lên khắp nước, tạo ra sự bất bình
và phẫn nộ cho nhiều người, bởi nhiều lý do khác nhau.
Lý do được nhiều người đặc biệt quan tâm vì Việt Nam vẫn còn là một
quốc gia nghèo và chậm tiến, lợi tức bình quân tính theo đầu người năm
2014, do Ngân Hàng Thế giới, và Quĩ Tiền Tệ Quốc Tếcông bố, thì chỉ có
2052 Đô La.Sơn La lại là một tỉnh nghèo nhất nước, tuy không có con số
thống kê đáng tin cậy nào, nhưng cứ nhìn vào cảnh thiếu thốn cơ cực của
đại đa số đồng bào trong tỉnh, vốn đã quá đơn sơ giản dị của người dân ở
đây, mà đa số là đồng bào sắc tộc thì đủ biết mức nghèo đói ra sao!
Chẳng những ở Sơn La, mà còn rất nhiều nơi trên khắp nước, người dân
đang cần điện, nước, thực phẩm, áo quần, thuốc men, trường học, nhà
thương, đường xá, cầu cống, và những phương tiện canh tác, để cải tiến
đời sống hàng ngày của người dân. Đó chính là những ưu tiên hàng đầu cần
phải đáp ứng trước khi tạo ra những thứ xa xỉ và vô tích sự khác.
Khi đời sống kinh tế đã tạm ổn định, song song với một hệ thống giáo
dụcđể nâng tầm kiến thức của người dân lên cao hơn, khi họ có đủ nhận
thức về một xã hội văn minh tiến bộ, thì lúc ấy những thứ trang trí, làm
đẹp cho bộ mặt của tỉnh, huyện, xã, thôn mới có ý nghĩa. Đang khi người
dân đói khát, rách rưới tả tơi, cho dù có được vào sống trong cung vàng
điện ngọc, thì cũng chỉ là cách đánh lừa cảm giác, là hành hạ tinh
thần, làm tổn thương đời sống tâm lý của người dân nghèo, mà vốn đã bị
coi rẻ và bị phỉnh gạt trong nhiều thập niên qua.
Những điều trên đây chắc chắn người có quyền thế ở Hà Nội và Sơn La
đều biết rất rõ, nhưng tại sao họ lại tiến hành một việc làm mà GS Ngô
Bảo Châu đã phải dùng đến chữ "khốn nạn hay thần kinh" để diễn tả việc
làm ấy. Họ có thật sự điên rồ và vô nhân tính không? Cho dù những người
có thẩm quyền đang cố biện minh rằng đây mới chỉ là đề án, chưa khai
triển. Nhưng những thông tin chính thức cho biết, đề án đã được phê
duyệt bởi Hội Đồng Nhân Dân tỉnh rồi, và cũng đã được chấp thuận bởi phó
thủ tướng chính phủ nữa; có nghĩa là nó đã được nghiên cứu kỹ càng tất
cả các khâu, ở mọi góc độ, từ đất đai, thời tiết, môi sinh, giá vật
liệu, kích cỡ, lao công vân vân...và vân vân.
Như thế đề án đã đi qua nhiều cuộc thuyết trình của các nhóm chuyên
viên tham dự công trình nghiên cứu và đánh giá trước khi đem ra bỏ phiếu
chấp thuận. Không thể coi đây là một gợi ý, hay là một bản nháp của anh
thư ký không chuyên môn.
Nếu dự án này đã không đi quamột tiến trình phê duyệt bình thường,
thì, không phải chỉ có đề án của Sơn là, mà 158 đề án xây tượng HCM đã
thực hiện ở khắp nước trong quá khứ, và còn hàng trăm dự án khác mà Hà
Nội đã lên kế hoạchxây từ nay đến năm 2030 hoàn toàn là khuất tất, lừa
bịp, che dấu những âm mưu đen tối của nhà cầm quyền, đi ngược với nguyện
vọng của người dân.
Vậy những âm mưu đen tối ấy là gì?
Trước nhất là đảng CSVN cần vực dậy cái xác của ông Hồ, để làm bình
phong che chắn, và chỗ dựa cho tham vọng kéo dài ách độc tài toàn trị
của đảng CS ở VN càng lâu càng tốt. Thứ hai là qua các công trình xây
dựng, thì các cấp lãnh đạo chia chác, bòn rút ngân sách quốc gia, làm
giàu bất chính trên xương máu của người dân, chắc rằng đây là mục tiêu
chính và quan trọng hơn cả; điều này cũng cho thấy không thể diệt được
tham nhũng ở VN. Thứ ba cố gắng đánh bóng lãnh tụ, thần thánh hóa ông
Hồ, tạo ra một thứ tôn giáo mới đối với đồng bào sắc tộc, cạnh tranh ảnh
hưởng với Kitô giáo đã bén rễ trong lòng người ở những vùng sâu vùng xa
và cao nguyên.
Năm 2009 Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn do linh mục Nguyễn
Hữu Lễ khởi xướng, đã phát hành tập tài liệu, cùng với bộ phim Sự Thật
về Hồ Chí Minh", có cả ấn bản Anh ngữ. Phim đã được đồng bào trong nước,
nhất là giới trẻ đón nhận nồng nhiệt. Song song với sự bùng phát kỹ
thuật thông tin, nhiều người, kể cả cán bộ, công chức đã có cơ hội tiếp
cận với các nguồn sử liệu chân chính. Từ đó họ nhân ra rằng ông Hồ không
thần thánh như người ta tuyên truyền, và biết rằng mình đã bị đảng và
nhà nước phỉnh lừa từ bao nhiêu năm qua.Nên việc dựng tượng và cổ võ cán
bộ, công chức, nhân dân,sinh viên thi đua học hỏi cái gọi là gương đạo
đức của ông Hồ, là cố gắng khôi phục bộ mặt đã hoen ố, lem luốc vì sự
thật đã được phơi bày ra ánh sáng.
Những người lãnh đạo đảng CSVN phải biết rằng sự sùng bái lãnh tụ
không thể ép buộc, mà nó tự phát xuất từ lòng người. Ông Hồ là một nhân
vật vẫn tạo ra nhiều tranh cãi, ông đem chủ nghĩa CS vào VN, mà hậu quả
là đất nước chậm tiến, đói nghèo và lạc hậu như hôm nay. Ông đã dâng
biển đảo để đổi lấy vũ khí nuôi dưỡng chiến tranh, gây ra bao đau thương
tang tóc cho dân tộc, vết thương chia cắt giữa người Việt với nhau vẫn
còn đang rỉ máu. Do đó việc dựng tượng chỉ làm cho viết thương thêm đau
đớn hơn.
Cho dù hôm nay những người CS có dựng lện hàng ngàn vạn pho tượng ở
khắp nước đi nữa, thì một khi bánh xe lịch sử chuyển động, phong trào
dân chủ tràn đến sẽ như lũ quét quyết, thì những pho tượng kia cũng sẽ
mang chung số phận như tượng Lenin ở Đông Âu, tượng Sadam Hussein ở
Iraq, hay Gadafi xứ Libia hôm nào. Vì vậy, việc xây dựng niềm tin và sự
kính trọng nơi lòng người mới thật sự có ý nghĩa và đứng vững lâu dài
được.
Cám ơn quí thính giả đã lắng nghe bài quan điểm của chúng tôi.
Lực Lượng Cứu Quốc
No comments:
Post a Comment