Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần tin tức sẽ được Vân Khanh và Vũ Đình trình bày sau đây.
1.TƯỚNG CÔN AN NGUYỄN THỊ XUÂN VỀ HƯU SAU PHÁT BIỂU GÂY PHẪN NỘ
Bộ trưởng Công an, tướng Lương Tam Quang vừa ký quyết định cho nghỉ hưu đối
với Thiếu tướng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thị Xuân. Bà Xuân nhận
quyết định nghỉ hưu chỉ hơn một tuần sau khi đưa ra đề nghị phạt 200 triệu đồng
đối với người vi phạm giao thông. Phát biểu gây sốc của tướng Xuân không chỉ
gây phẫn nộ, mà còn khiến người dân ngày càng căm ghét lực lượng công an.
Quyết định cho bà Xuân nghỉ hưu khi chưa đủ tuổi, đã gây bất ngờ đối với công
luận. Một blogger sinh sống ở Sài Gòn nói với ĐLSN với điều kiện ẩn danh rằng:
“Bà Xuân chỉ là người được phân công, hoặc là được đồng đảng xúi giục để phát
ngôn như thế, hầu thăm dò phản ứng của người dân. Nếu không bị phản đối, thì họ
áp dụng mức phạt đó thật. Còn nếu phản đối, thì việc cho bà Xuân về hưu sớm vừa
là để hạ nhiệt công luận, vừa để lấy lòng dân chúng rằng Đảng cũng biết lắng
nghe, biết lo cho dân”.
Tuy thôi chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, nhưng bà Nguyễn Thị Xuân vẫn
làm Đại biểu quốc hội đến tháng 3.2026.
2.”XIN ĐỂU” TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP, PHÓ VỤ TRƯỞNG BỊ TUYÊN 11 NĂM TÙ
Tòa án Hà Nội hôm 29/5 đã tuyên phạt ông Nguyễn Lộc An, cựu vụ phó Vụ Thị trường
trong nước (Bộ Công Thương) 11 năm tù vì tội “nhận hối lộ” với số tiền hơn 14 tỉ
đồng từ chủ hai công ty kinh doanh xăng dầu. Cụ thể, ông Nguyễn Lộc An đã nhận
của bà Trần Thị Loan Phương- Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Khoa Việt, 9,2 tỉ đồng
và của ông Nguyễn Tuấn Quỳnh- cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Long Hưng, 5 tỉ đồng.
Toàn bộ số tiền đã được gia đình ông An giao nộp trước khi phiên tòa diễn ra nhằm
“khắc phục hậu quả”.
Trước đó, ông này đã bị tòa tuyên 4 năm tù trong vụ án Xuyên Việt Oil.
Theo cáo trạng, vợ chồng vụ phó Nguyễn Lộc An đã dùng 14 tỉ đồng nhận hối lộ để
mua căn biệt thự số 14D3 khu đất đấu giá 18,6ha tại phường Phú Thượng, quận Tây
Hồ. Được biết, chính ông An là người đã chủ động đòi tiền từ hai doanh nghiệp
nói trên.
Số tiền 200 triệu, ông An khai đã sử dụng cho ăn uống sinh hoạt cá nhân.
Một số nhân vật khác dính líu đến vụ án nhưng đã được cơ quan điều tra quyết định
không truy cứu hình sự, điển hình là cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.
3/ CUỘC ĐÀM
PHÁN HÒA BÌNH Ở ISTANBUL GIỮA NGA VÀ UKRAINA LẠI THẤT BẠI
Tại cuộc đàm phán hòa bình ở Istanbul, thue đo Thổ Nhĩ Kỳ, Nga yêu cầu Ukraine nhượng lại nhiều lãnh thổ và hạn chế quy mô quân đội để chấm dứt chiến tranh. Ukraine bác bỏ điều kiện này, gọi đó là sự đầu hàng. Cuộc họp chỉ kéo dài khoảng một giờ, với thỏa thuận trao đổi thêm tù binh và hồi hương thi thể của 12.000 binh sĩ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hy vọng tổ chức cuộc họp giữa Putin, Zelenskiy và Trump, nhưng không đạt được đột phá về lệnh ngừng bắn.
Nga nhấn mạnh muốn một thỏa thuận lâu dài thay vì ngừng chiến tạm thời. Trump cảnh báo Mỹ có thể rút khỏi nỗ lực trung gian nếu không có tiến triển. Ukraine đề xuất đối thoại thêm vào tháng 6 và nhấn mạnh chỉ cuộc gặp giữa Zelenskiy và Putin mới có thể giải quyết các vấn đề quan trọng.
Nga yêu cầu Ukraine công nhận Crimea và bốn vùng lãnh thổ do Moscow kiểm soát, từ bỏ gia nhập NATO, bảo vệ quyền lợi người nói tiếng Nga, và ban hành luật chống tôn vinh chủ nghĩa phát xít. Ukraine bác bỏ những cáo buộc này. Nga cũng đưa ra hai lựa chọn ngừng bắn nhưng đều khó được Ukraine chấp nhận.
Xung đột leo thang khi Ukraine triển khai 117 drone tấn công máy bay ném bom hạt nhân của Nga. Đây được xem là một trong những chiến dịch táo bạo nhất trong cuộc chiến, nhắm vào lực lượng chiến lược của Nga. Phương Tây lo ngại tình hình có thể dẫn đến Thế chiến III. Zelenskiy khẳng định Ukraine sẽ không nhượng bộ trước bất kỳ tối hậu thư nào.
4/ ÔNG KAROL NAWROCKI, MỘT NHÀ DÂN TỘC CHỦ NGHĨA, THẮNG CỮ TỔNG THỐNG Ở BA LAN
Ứng viên đối lập theo chủ nghĩa dân tộc Karol Nawrocki đã giành chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan, gây khó khăn cho chính phủ trung lập và thân EU của Thủ tướng Donald Tusk. Ông Nawrocki nhận được 50,89% số phiếu và có khả năng sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chặn chính sách tự do của Tusk.
Tổng Thống Ba Lan đueong nhiệm Tusk đã cố gắng đảo ngược những cải cách tư pháp do chính quyền cũ Luật và Công lý (PiS) thực hiện, nhưng Tổng thống đương nhiệm Andrzej Duda, một đồng minh của PiS, đã cản trở nỗ lực này. Liên minh châu Âu từng kiện Ba Lan sau khi nước này nghi ngờ tính ưu tiên của luật EU.
Đối thủ của Nawrocki, Rafal Trzaskowski, đã tuyên bố chiến thắng trước khi kết quả chính thức công bố nhưng sau đó chấp nhận thất bại. Nawrocki, một nhà sử học bảo thủ, từng vận động với cam kết bảo vệ lợi ích của người dân Ba Lan và giảm sự can thiệp của EU.
Chiến thắng của Nawrocki được các chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc và hoài nghi EU hoan nghênh. Điều này có thể giúp Andrej Babis, lãnh đạo đối lập hoài nghi EU tại Cộng hòa Séc, tăng cơ hội thắng cử vào tháng 10.
Cuộc bầu cử gây chia rẽ sâu sắc, ảnh hưởng đến thị trường tài chính, với chỉ số chứng khoán và đồng zloty Ba Lan suy giảm. Dự báo sẽ có nhiều bế tắc chính trị trong thời gian tới khi Nawrocki có thể sử dụng quyền phủ quyết chống lại các chính sách của Tusk.
5/ HÀN QUỐC BỎ PHIẾU BẦU TỔNG THỐNG SAU NHIỀU THÁNG HỖN LOẠN DO TÌNH TRẠNG THIẾT QUÂN LUẬT.
Người dân Hàn Quốc đang bầu tổng thống mới sau sáu tháng hỗn loạn do tình trạng thiết quân luật ngắn ngủi của cựu lãnh đạo Yoon Suk Yeol. Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của nền dân chủ Hàn Quốc và tác động tiêu cực đến nền kinh tế xuất khẩu của nước này.
Tỷ lệ cử tri đi bầu dự kiến cao, với hàng triệu người đã bỏ phiếu sớm. Hai ứng viên hàng đầu Lee Jae-myung (cấp tiến) và Kim Moon-soo (bảo thủ) đều hứa hẹn sẽ cải cách hệ thống chính trị và kinh tế, nhưng Lee tập trung vào hỗ trợ các gia đình thu nhập thấp, trong khi Kim ưu tiên tự do kinh doanh.
Vấn đề thiết quân luật của Yoon Suk Yeol đã phủ bóng đen lên cuộc bầu cử. Lee gọi đây là "ngày phán xét" đối với đảng của Kim, cáo buộc họ không phản đối đủ mạnh mẽ. Kim, từng là bộ trưởng lao động dưới thời Yoon, lại chỉ trích Lee là "kẻ độc tài".
Theo khảo sát trước bầu cử, Lee dẫn trước Kim với 49% tỷ lệ ủng hộ, nhưng khoảng cách đã thu hẹp. Kết quả sơ bộ dự kiến công bố lúc 8 giờ tối, và người thắng cử sẽ nhậm chức ngay sau khi kết quả được chứng nhận. Văn phòng tổng thống vẫn trống kể từ khi Yoon Suk Yeol bị luận tội và bãi nhiệm vào tháng 4.
6/ PHILIPPINES VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) SẼ THIẾT LẬP ĐỐI THOẠI VỀ AN NINH VÀ QUỐC PHÒNG.
Philippines và Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất thiết lập đối thoại về an ninh và quốc phòng nhằm đối phó với các mối đe dọa mới như tấn công mạng, can thiệp từ nước ngoài, theo Bộ trưởng Ngoại giao Enrique Manalo.
Thông báo được đưa ra trong chuyến thăm Manila của Kaja Kallas, lãnh đạo chính sách đối ngoại của EU, gặp Manalo và Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.. Đối thoại này sẽ là nền tảng để Philippines và EU tăng cường hợp tác quốc phòng, chia sẻ chuyên môn và triển khai sáng kiến chung. Đây là một phần của thỏa thuận đối tác được ký năm 2012 và có hiệu lực từ 2018.
Kallas khẳng định EU cam kết duy trì trật tự dựa trên luật pháp, thúc đẩy hòa bình và giải quyết các vấn đề chung như tình hình Biển Đông và chiến tranh Nga - Ukraine. Bà nhấn mạnh EU phản đối những thay đổi đơn phương, bao gồm sử dụng ép buộc trong khu vực, ám chỉ đến các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và Đài Loan.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông, bao gồm vùng kinh tế đặc quyền của Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Điều này tiếp tục là điểm nóng căng thẳng khu vực.
No comments:
Post a Comment