Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Hướng Dương
sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin
nhường lời cho chị Hoàng Ân .
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh.
HA gửi lời chúc sức khỏe tới toàn thể quý vị khán thính giả của đài DLSN.
Hướng Dương: HD xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe tới quý vị khán thính giả của đài và chào chị HA.
Hoàng Ân:
Thưa anh, vào hôm thứ Ba 30/6, anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai
của tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Tôn, đã bị an ninh mật vụ còn đảng
còn mình đánh đập. Anh có ghi nhận như thế nào trước việc này?
Hướng Dương:Đúng như chị vừa nói!
Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai của tù nhân lương tâm Nguyễn Trung
Tôn, đã bị an ninh mật vụ đánh đập bằng dùi cui tại tỉnh Thanh Hóa,
trước sự chứng kiến của đông đảo người qua lại và công an giao thông.
Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Lành, vợ của Mục sư Tôn, vào ngày 26/6,
đám an ninh xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa, đã đến nhà
riêng, ra lệnh cấm mọi người ra khỏi nhà trong vài ngày tới. Đến tối thứ
Hai ngày 29/6, nhóm an ninh tới khóa cổng nhà bà Lành để không ai có
thể ra khỏi nhà. Sáng thứ Ba, bà Lành phải dùng kềm cắt dây khóa để ra
chợ buôn bán, nhưng bị một công an làm khó dễ, lôi kéo lên đồn công an
xã với cáo buộc “buôn bán gian lận”.
Đến 4 giờ chiều, khi anh Trọng Nghĩa lên đồn công an để gặp mẹ thì bị
công an bịt mặt chặn đường, dùng dùi cui đánh tới tấp, máu tuôn đầy mặt
và gãy vài chiếc răng. Tại đồn công an, anh Nghĩa biết được là gia đình
bị cấm ra khỏi nhà vì Đại sứ Mỹ tại VN, ông Daniel Kritenbrink, sẽ đến
thăm huyện Quảng Xương vào sáng thứ Ba 30/6. Sau khi ông Kritenbrink rời
đi vào lúc 5 giờ chiều, công an mới thả hai mẹ con bà Lành và ngừng bao
vây nhà.
Hoàng Ân:
Liên qua đến vấn đề tù nhân lương tâm. Trong tuần qua, LHQ đã yêu cầu
VN giải trình về việc tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến. Anh
có suy nghĩ gì về việc này?
Hướng Dương:Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Cơ quan LHQ vừa công bố một lá thư do hai báo cáo viên của họ đã gửi
cho nhà cầm quyền CSVN vào ngày 30/4 vừa qua. Nội dung lá thư yêu cầu
giải thích về các hành vi đe dọa, sách nhiễu và câu lưu một số người đã
đi tham dự một hội nghị quốc tế về tôn giáo tại Thái Lan vào năm 2019.
Trong lá thư yêu cầu, hai báo cáo viên này nêu rõ tên tuổi của những
người bị bạo quyền làm khó dễ sau khi trở về nước từ cuộc Hội nghị Tự do
Tôn giáo Đông Nam Á lần thứ 5, tổ chức tại Bangkok. Lá thư liệt kê một
số tín đồ Cao Đài bị công an VN ngăn cản không cho lên đường tham dự, và
các giáo dân giáo xứ Cồn Dầu bị câu lưu tại phi trường Đà Nẵng khi trở
về từ Thái Lan. Thượng tọa Thích Thiện Phúc thuộc giáo hội Phật giáo VN
Thống nhất cũng bị câu lưu và thẩm vấn cùng lúc với giáo dân Cồn Dầu.
Ngoài ra, có một số tín đồ Tin Lành ở Tây nguyên cũng bị triệu tập
lên đồn công an vài ngày sau khi trở về từ hội nghị và sau đó bị sa thải
khỏi chỗ làm. Lá thư khẳng định, nếu các cáo buộc là đúng chứng tỏ là
Hà Nội đã vi phạm các công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị.
Hoàng Ân:
Nay chuyển qua lĩnh vực kinh tế. Theo báo lề đảng CSVN, đến cuối tháng 6
vừa qua tại VN đã có gần 8 triệu người bị mất việc vì dịch vũ hán. Theo
anh thì tình trạng này có kéo dài thêm tại VN không?
Hướng Dương:Theo ghi nhận của tôi thì tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài và chưa có hồi kết tại VN.
Theo đó, Tính đến cuối tháng 6, gần 8 triệu người tại Việt Nam đã mất
công ăn việc làm vì đại dịch cúm Tàu, theo báo cáo của bộ lao động và
xã hội.
Trong báo cáo, đa số những người mất việc là đến từ 35 ngàn công ty
đã ngừng hoạt động hay phá sản, và hàng chục ngàn công ty phải thu hẹp
hoạt động nên sa thải nhiều nhân viên. Điển hình là công ty giày dép
Pouyuen đã sa thải khoảng 3 ngàn công nhân, công ty dệt may Huê Phong sa
thải khoảng 2 ngàn người và công ty gỗ Woolworth dự trù giảm bớt 2 ngàn
nhân viên.
Trong khi đó, báo chí lề đảng phanh phui một vụ điển hình về việc
quan chức ăn chận tiền trợ cấp dịch cúm Tàu, khi hơn một ngàn người đã
chết hay đang ở tù ở huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai, vẫn nhận được các
khoản tiền này. Bản tin nói rõ là huyện Chư Pah có gần 23 ngàn người
được nhận trợ cấp , với tổng số tiền là 19 tỷ đồng, trong số đó có hơn
1000 tên những người đã chết, đã dời đi nơi khác hoặc đang ở trong tù;
phần còn lại là những gia đình được xếp vào diện nghèo khó đều được nhận
tiền.
Hoàng Ân:
Như anh vừa nói Pouyuen đã sa thải khoảng 3 ngàn công nhân từ đầu dịch
tới giữ tháng 6. Theo anh thì liệu công ty này có tiếp tục sa thải tiếp
các công nhân khác không?
Hướng Dương:Theo tôi được biết là công ty này vẫn tiếp tục sa thải công nhân.
Theo đó, công ty Pou Yuen Việt Nam vào hôm qua loan báo là có thêm 6
ngàn công nhân sẽ bị tạm ngưng làm việc từ ngày 1/7 đến ngày 31/7 vì
không có đơn đặt hàng.
Trong loan báo, công ty này giải thích là vì ảnh hưởng đại dịch Vũ
Hán trên toàn thế giới, công ty hiện không ký thêm hợp đồng nào mới, nên
không thể duy trì số lượng công nhân quá lớn. Mỗi công nhân tạm ngưng
làm việc sẽ được trợ cấp khoảng 4 triệu 400 ngàn đồng/ tháng.
Công ty Pou Yuen, cơ xưởng chuyên sản xuất giày thể thao do người Đài
Loan làm chủ, cho biết là từ tháng 4 đến nay, họ đã cho công nhân thay
nhau nghỉ luân phiên nhưng tình hình vẫn không khả quan.
No comments:
Post a Comment