Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục “Nói với người cộng sản”. Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. “Nói với người cộng sản” do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Tâm Anh
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Tuần trước, báo chí, truyền thông của bọn độc tài chóp bu đã tưng
bừng đưa tin kỉ niệm 25 năm ngày lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kì và
Việt Nam.
Song, thực tế, trước 1975, Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta đã là một
đồng minh của Hoa Kì, tức nước Việt Nam chúng ta đã từng có quan hệ
ngoại giao chặt chẽ ở mức độ thân thiết nhất với Hoa Kì trong gần 20
năm. Nhưng đáng tiếc, đảng Hồ-Tàu đã đánh sập chính thể Việt Nam Cộng
Hòa vào năm 1975.
Ngay năm 1977, Hoa Kì đã gửi thông điệp sẵn sàng thiết lập quan hệ
ngoại giao với chính thể cộng sản Việt Nam. Nhưng vì sự ngu dốt và kiêu
ngạo, bọn lãnh đạo chóp bu đã có những cử chỉ khước từ quan hệ với Hoa
Kì. Không chỉ khước từ, Lê Duẩn và bộ sậu khi đó còn yêu sách Hoa Kì
phải bồi thường chiến tranh cho Việt Nam với trị giá 3 tỉ 250 triệu
đô-la Mĩ. Những hành động ngu xuẩn đó đã chặt đứt hảo tâm của Hoa Kì.
Hoa Kì áp đặt cấm vận đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, các diễn tiến trong khối cộng sản ngày càng xấu đi, đặc
biệt xung đột với đàn anh Trung Cộng về vấn đề Campuchia đã đẩy chính
thể cộng sản Việt Nam vào thế bế tắc. Tình thế này đã khiến bọn chóp bu
hoang mang, muốn tìm phao cứu sinh. Lần này, bọn chóp bu đã đổi giọng
180 độ, quị gối trước Hoa Kì. Đầu năm 1978, thứ trưởng ngoại giao Phan
Hiền lên tiếng tại một Hội nghị ở Tokyo rằng:
“Việt Nam sẵn sàng bình thường hóa quan hệ vô điều kiện với Hoa Kì”, với ngầm ý sẽ không còn dám đòi hỏi bồi thường chiến tranh nữa.
Nhưng sự năn nỉ, quị gối này của bọn chóp bu cộng sản không có kết quả.
Thành ra sau năm 1975, không người dân Việt Nam nào còn được hưởng
những lợi ích tốt đẹp khi quốc gia có quan hệ ngoại giao với Hoa Kì.
Phải mất nhiều năm nữa, sau khi toàn hệ thống cộng sản-xã hội chủ
nghĩa trên thế giới sụp đổ, Nga-Xô bị giải thể và đặc biệt nền kinh tế
Việt Nam bị suy sụp sắp tới mức cạn kiệt, chết đói, bọn độc tài chóp bu
Việt Nam mới tìm được cách để Hoa Kì đồng ý bỏ cấm vận, mở đường cho
thiết lập quan hệ.
Nhưng để bỏ cấm vận, phía Hoa Kì cũng có những đòi hỏi tối thiểu,
trong đó có ba vấn đề quan trọng: POW/MIA – tức tin tức về tù binh chiến
tranh của Mĩ và binh sĩ Mĩ mất tích ở Việt Nam; Một số tài sản và Mĩ
kim của chính phủ Mĩ còn ở Sài Gòn trong đó có khoảng 200 triệu đô-la
Mĩ; và ba là Việt Nam phải chấp nhận cho kinh tế tư nhân có vị thế lớn
hơn nữa.
Trên ba vấn đề này, như chúng ta đã biết bọn chóp bu cộng sản đã chấp
nhận nhượng bộ cả ba nhưng ở các mức độ không giống nhau. Đối với vấn
đề tù binh chiến tranh và binh sĩ Mĩ mất tích, bọn chóp bu đã hợp tác
gần như hoàn toàn và để mở rộng mọi khả năng cho phía Mĩ tiếp cận; kể cả
việc để cho Thượng nghị sĩ John Kerry vào thị sát trực tiếp một hầm
ngầm ở khu vực lăng Hồ.
Đối với vấn đề tài sản của chính phủ Mĩ, bọn chóp bu cũng chấp nhận mọi điều kiện để hoàn lại cho phía Mĩ.
Vấn đề còn lại là kinh tế tư nhân, bọn chóp bu cộng sản cũng hứa hẹn
tạo điều kiện để khu vực kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa.
Ngày nay, dường như chúng ta đã quên rất nhiều khó khăn khi bị Hoa Kì
cấm vận. Ông Võ Văn Kiệt khi còn sống đã có lần công khai nói về sự nan
giải của việc bị Hoa Kì cấm vận. Ông Kiệt cho biết nếu Hoa Kì không bỏ
cấm vận thì các quan chức nhà nước cộng sản vẫn phải công du nước ngoài
bằng các phi cơ cũ của Nga-Xô và không có đủ thiết bị để bảo dưỡng, bảo
trì – điều cực kì nguy hiểm cho tính mạng của hành khách và phi hành
đoàn.
Năm 1990, bọn chóp bu đã lũ lượt sang Thành Đô để khấu đầu Bắc Kinh
nhằm được hỗ trợ về kinh tế và chính trị để tránh sụp đổ. Nhưng Bắc Kinh
khi đó, và ngày nay vẫn thế, không thể so với Mĩ về tiềm lực kinh tế và
mức ảnh hưởng quốc tế.
Chúng ta hãy nghe lại ký ức của ông Lê văn Triết, cựu bộ trưởng thương mại của cộng sản đã viết như thế này:
“Tôi nhớ lúc ấy căng thẳng lắm. Khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu
không còn để mà Việt Nam nhìn sang. Tiến trình Mĩ xóa bỏ cấm vận thì vẫn
chưa có kết quả… nếu Mĩ vẫn khóa chặt cửa thế giới với Việt Nam thì làm
sao…”
Nếu Mĩ không bỏ cấm vận thì ngay cả các nước phương Tây muốn cho Việt Nam vay tiền cũng không thể thực hiện được.
Những chi tiết đó cho thấy vai trò và sức nặng của Mĩ trong quan hệ quốc tế trên toàn thế giới.
Sau rất nhiều đám phán và tính toán, Mĩ cuối cùng đã đồng ý bãi bỏ
cấm vận cho Việt Nam để mở đường cho thiết lập bang giao giữa hai chính
thể: Dân chủ Hoa Kì và Cộng sản Việt Nam.
17:00 giờ ngày 03 tháng 02 năm 1994 tại Washington, Tổng thống Mĩ Bill Clinton tuyên bố:
“Hợp Chúng Quốc Hoa Kì bãi bỏ lệnh cấm vận Việt Nam”
Nhưng phải hơn một năm sau, ngày 11 tháng 07 năm 1995, hai chính thể mới chính thức tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao.
Thưa anh chị em và quí vị, qua những thông tin sơ lược đó chúng ta đã
thấy đảng Hồ-Tàu đã đưa nhân dân ta đi một đường vòng để đến được với
Mĩ. Trên đường vòng đó là mấy triệu sinh linh đã phải bỏ mạng trong cái
gọi là cuộc “kháng chiến chống Mĩ cứu nước”.
Nhưng dân tộc ta vẫn chưa thể có được mối quan hệ chân thành, đầy đủ
với Mĩ chừng nào đảng Hồ-Tàu-đồng minh, chư hầu của Bắc Kinh vẫn tồn
tại.
Tâm Anh và Tiến Văn thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
12/07/2020
No comments:
Post a Comment