Kính thưa quý thính giả, một ông vua thông minh, hiếu học, năng động và quyết đoán, đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cũng chính là ông Tổ của nghành khai thác than. Đồng thời là vị vua thứ hai, người để lại nhiều giai thoại nổi tiếng trong 13 đời vua triều Nguyễn. Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Vua Minh Mạng” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, con thứ tư của vua Gia Long và
bà Nguyễn Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu). Ông sinh ngày 25/5/1791
tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định.
Triều đình nhà Nguyễn không phong chức vị tể tướng, thái tử nên khi
vua Gia Long băng hà vào năm Canh Thìn (1820) và vì hoàng tử Nguyễn Phúc
Cảnh là con trưởng bị bệnh đã mất năm 1801, nên theo di chiếu, hoàng tử
Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi lấy hiệu là Minh Mạng.
Vua Minh Mạng trị vì được 21 năm. Sau khi lên ngôi, ông đã có nhiều
cải cách quan trọng như bỏ các dinh và trấn, thành lập các tỉnh (cả nước
chia làm 31 tỉnh). Ông thay đổi quan lại, định lại quan chế, đặt mức
lương bổng của các quan tùy theo ngạch trật. Ông thống nhất việc đo
lường và phân định lãnh thổ và lãnh hải, khuyến khích dân khẩn hoang lập
ấp, sửa sang hệ thống giao thông, lập nhà dưỡng tế ở các tỉnh để giúp
đỡ những người nghèo khổ, tàn tật và già cả không nơi nương tựa…
Ông chú trọng việc đề cao Nho học và khuyến khích nhân tài ra giúp
nước. Ông cho lập Quốc Tử Giám, mở thêm kỳ thi Hội và thi Đình (trong
thời vua Gia Long chỉ có thi Hương). Ông cho tổ chức khoa thi đầu tiên
vào năm 1822. Đến khi mất, ông đã đào tạo được 54 tiến sĩ trong tổng số
293 tiến sĩ của triều Nguyễn.
Lãnh thổ Việt Nam dưới thời vua Minh Mạng được mở rộng nhất trong
lịch sử và Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh. Vì vậy vào năm
1838, vua Minh Mạng cho đổi quốc hiệu là Đại Nam. Trong các vua triều
Nguyễn, ông là vị vua có nhiều con nhất với 74 con trai và 68 con gái.
Vua Minh Mạng băng hà ngày 20/1/1841, hưởng dương 50 tuổi. Sau khi
ông mất, linh vị được đưa vào thờ ở Thái Miếu với Miếu hiệu Thánh Tổ .
Lăng vua Minh Mạng được xây trên núi Cẩm Khê, cách kinh thành Huế
khoảng 12 cây số, từ tháng 9/1840 đến tháng 1/1841. Khi vua Minh Mạng
qua đời, vua Thiệu Trị lên nối ngôi đã tiếp tục xây Lăng theo đúng thiết
kế cũ. Tháng 8/1841, thi hài vua Minh Mạng được cải táng ở Bửu Thành.
Đến năm 1843 thì việc xây Lăng hoàn tất và được đặt tên là Hiếu Lăng.
Hiếu Lăng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Huế cùng với
Lăng Khải Định và Lăng Tự Đức.
*****
Vua Minh Mạng là một vị vua có tính quyết đoán mạnh mẽ, ông thiết lập
nền quân chủ chuyên chế, tập trung quyền hành nhiều hơn thời vua Gia
Long. Bộ máy hành chánh do ông thiết lập có hệ thống chặt chẽ từ trung
ương đến địa phương. Với chủ trương mở mang bờ cõi, chú tâm vào giáo
dục, nên ông cho lập lại các khoa thi để tìm và đào tạo nhân tài. Ông
cho chiếm hết các vùng còn lại của Chân Lạp và áp đặt nhiều chức vụ quan
trọng trong triều đình Chân Lạp. Mặc dù sử sách xem Minh Mạng là một
ông vua độc tài nhưng ông là người có công với đất nước.
Ông có công phân định ranh giới hành chánh các địa phương, thực hiện
nhiều chính sách cụ thể nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải.
Điển hình như đo đạt, cắm cột mốc, dựng bia, trồng cây, xây miếu thờ
trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo ở phía Nam như Đại Kim,
Mảnh Hảo, Nội Trức, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu… tiếp giáp với hải phận
Mã Lai, Indonesia và Thái Lan.
Như vậy, đầu thế kỷ 18, chủ quyền Việt Nam đã mở rộng đến tận Hà Tiên
và mũi Cà Mau, bao gồm các hải đảo trên Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Ông
đào tạo nhiều cấp chỉ huy thủy quân để trú đóng cũng như tuần tiễu bảo
vệ Hoàng Sa, Trường Sa như Cai đội Phạm Văn Nguyên (1835), Chánh đội
trưởng Phạm Hữu Nhật (1836), Thủy sư suất đội Phạm Văn Biện (1837) .v.v.
Có thể nói rằng, trong 13 vị vua triều Nguyễn, vua Minh Mạng là người
có công lớn nhất trong việc xác định chủ quyền biển đảo và nhờ công lao
to lớn đó mà ngày nay Việt Nam có nhiều bằng chứng lịch sử khẳng định
chủ quyền đất nước tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1909, lợi dụng hoàn cảnh đất nước Việt Nam đang bị mất chủ quyền,
thực dân Pháp chiếm giữ Việt Nam, nhưng lại không quan tâm đến hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Về sau, Trung Cộng cho người ra Hoàng Sa, tự
cho là kẻ phát hiện và tùy tiện đặt tên mới cho các đảo, mở đầu giai
đoạn tranh chấp trên Biển Đông kéo dài đến nay.
Đảng CSVN luôn phê phán nặng nề các triều đại phong kiến, nhưng dù
muốn bóp méo lịch sử đến đâu chăng nữa, họ cũng không thể bôi nhọ được
một số vua triều Nguyễn có công mở rộng bờ cõi về phương Nam. Đảng CSVN
không mở mang thêm được một tấc đất nào cho đất nước mà còn ươn hèn, lén
lút dâng hiến hàng loạt đất đai và biển đảo cho Tàu Cộng.
Do sự khiếp nhược của tập đoàn cộng sản VN, đất nước Việt Nam ngày
nay không còn tự chủ, mà ngày càng lệ thuộc vào kẻ thù phương Bắc, từ
chính trị, quân sự cho đến kinh tế. Nỗi ô nhục này của đảng CSVN chắc
chắn sẽ bị dân tộc Việt nguyền rủa đến ngàn đời sau! Nhưng dân tộc Việt
đang đứng trước bờ sinh tử tồn vong, Tàu cộng đã tràn ngập khắp nơi cùng
với thực phẩm độc hại giết dần dân Việt! Chẳng lẽ người Việt chúng ta
vẫn ngồi yên, cam chịu, mong chờ “phép lạ” khiến Tàu cộng tự động rút
hết về phương Bắc?
No comments:
Post a Comment