Kính thưa quý thính giả, công bộc của nhân dân trong các chế độ
tư bản là làm công bộc thật, còn công bộc nhân dân trong các chế độ
cộng sản thực tế là được đảng cho “ngồi trên đầu cha” của nhân dân.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trân Văn với tựa đề: “Công bộc ở xứ CHXHCN Việt Nam” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trân Văn với tựa đề: “Công bộc ở xứ CHXHCN Việt Nam” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Tuy khoảng cách từ chân thang dành cho chiếc phi cơ thực hiện chuyến
bay vừa kể đến sảnh tiếp đón hành khách chỉ chừng 100 mét nhưng ông Sơn
khẳng định, ông có quyền không phải… đi bộ vì chính phủ từng ban hành
một nghị định… dành riêng cho việc đưa đón những người như ông. Ngoài
nghị định vừa đề cập, Bộ GTVT còn ban hành một thông tư cho phép công xa
vào khu vực hạn chế của các phi trường trên toàn quốc để đưa và đón
những người như ông Sơn tận chân thang.
Đó là chưa kể ông Sơn không đi chơi, ông có… công vụ! Theo qui định
của đảng, những cá nhân mà mọi thứ liên quan đến họ chỉ Bộ Chính trị và
Ban Bí thư của BCH TƯ đảng mới có quyền định đoạt, phải khám sức khỏe
theo định kỳ. Hệ thống y tế ở Phú Yên không đủ khả năng để kiểm tra sức
khỏe của những người như ông Sơn nên Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cán bộ
của tỉnh Phú Yên phải gửi văn bản, mời ông quá bộ vào thành Hồ, khám sức
khỏe định kỳ ở Bệnh viện Thống Nhất, nhằm bảo đảm… đủ sức khỏe phục vụ đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Thông qua báo giới, ông Sơn vừa nhắn với những thường dân dám bình
phẩm về chuyện ông điều động công xa đón mình tại chân thang lên xuống
phi cơ hôm 6 tháng 7, rằng ông sẽ yêu cầu công an điều tra về… ý đồ, mục
đích đưa thông tin liên quan đến chuyện đi lại của ông lên mạng xã hội
và sẽ khởi kiện!
Từ trước đến nay, khó mà tính được các viên chức lãnh đạo hệ thống
chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam đã khẳng định bao nhiêu lần,
tại bao nhiêu loại diễn đàn và trong bao nhiêu văn bản, rằng họ là…
“công bộc” của công dân. Có thể do “công bộc” không nhiều trong khi công
dân lại quá đông nên cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền luôn
phải dụng rất nhiều thời gian, công sức để đặt định đủ thứ… qui phạm
pháp luật nhằm bảo đảm “công bộc” có đủ các điều kiện cần thiết, từ sức
khỏe đến an toàn cá nhân để… phục vụ công dân.
Tháng 10 năm 2018, ông Nguyễn Phú Trọng thay mặt BCH TƯ đảng CSVN cam
kết, tất cả cán bộ, đảng viên và trước hết là các thành viên Bộ Chính
trị, Ban Bí thư, BCH TƯ đảng CSVN sẽ thực thi nghĩa vụ “nêu gương” như Quy định 08/QĐ-TW.
Bốn tháng sau (tháng 1 năm 2019), chính phủ ban hành Nghị định 04/2019/NĐ-CP, “luật
hóa” tiêu chuẩn, định mức sử dụng công xa của “công bộc”. Hai tháng sau
nữa, Bộ GTVT ban hành thêm một thông tư chỉ để hướng dẫn thực hiện nghị
định vừa kể, xác định những người như ông Sơn có quyền được đưa – đón
tại chân các thang lên xuống phi cơ!
Nhìn một cách tổng quát, trên tinh thần “nêu gương”, Nghị định 04/2019 NĐ-CP xác
định tất cả “công bộc” lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền
từ cấp tỉnh, thành phố trở lên, đương nhiên được hưởng chính sách đãi
ngộ trong đi lại bằng… công xa. Giá trị công xa sẽ phụ thuộc vào vai
trò, vị trí của “công bộc” và tối thiểu cũng cỡ… cả tỉ đồng. Không những
không khống chế giá trị và phạm vi sử dụng công xa của “công bộc”, nghị
định vừa đề cập còn xác định: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng được đãi ngộ trong đi lại bằng công xa đến… hết đời!
Cuối năm 2015, Bộ Tài chính Việt Nam từng công bố một thống kê, theo
đó, mỗi năm, dân chúng Việt Nam phải chia nhau gánh 13.000 tỉ đồng để
duy trì hoạt động của 40.000 công xa chuyên đưa đón… “công bộc”. Cho dù
13.000 tỉ đồng/năm làm người ta sửng sốt nhưng vào thời điểm ấy, nhiều
chuyên gia vẫn cho rằng con số đó chưa… sát thực tế. Ngoài lương trả cho
các tài xế, nếu tính đúng, tính đủ chi phí bảo dưỡng, chi phí liên quan
đến vận hành, rồi tiền xăng chi cho mỗi công xa hoạt động suốt năm,
tổng số tiền để duy trì hoạt động của 40.000 công xa này chắc chắn là
lớn hơn rất nhiều.
Tháng 8 năm ngoái, tại một cuộc họp định kỳ do Ủy ban Thường vụ của
Quốc hội Việt Nam tổ chức, bà Nguyễn Thanh Thủy (Phó Đoàn đại biểu của
tỉnh Hậu Giang tại Quốc hội), yêu cầu ông Nguyễn Văn Thể (Bộ trưởng
GTVT) xem xét đề nghị của công dân, yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, lãnh đạo
các bộ trong chính phủ đi làm bằng xe hai bánh, xe buýt để “thực hành tiết kiệm, thực hiện nêu gương”. Ông Thể cười khẩy, thách lãnh đạo tỉnh Hậu Giang “xung phong làm thí điểm”, nếu thí điểm thành công thì Bộ GTVT sẽ “nghiên cứu” để “nhân rộng” chứ không “áp dụng đại trà ngay lập tức”.
Những “công bộc” như ông Sơn đang hăm hở, hối hả lựa chọn – sắp đặt những cá nhân giống họ: Tiếp tục thề hứa “nghiêm khắc với bản thân” và “kiên
quyết chống: Lãng phí công quỹ, tài sản, phương tiện, nhân lực, thời
gian làm việc, chống sinh hoạt, tiêu dùng, giải trí xa hoa, lãng phí”
để… phục vụ nhân dân trong giai đoạn từ 2021 đến 2026. Tuy nhiên, từ
trường hợp ông Sơn nên ngẫm nghĩ kỹ hơn về hai từ… “công bộc”. Tưởng…
“công bộc” như… “đầy tớ nhân dân” là tưởng… bở! Dưới sự lãnh đạo tài
tình, sáng suốt và toàn diện của đảng, “công bộc” còn hơn… “ông nội”
công dân./.
Trân Văn
No comments:
Post a Comment