Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân và Hướng Dương trình bày sau đây
Bạo quyền tỉnh Lâm Đồng vào hôm qua đã tuyên án 8 năm tù đối với anh
Nguyễn Quốc Đức Vượng 29 tuổi với cáo buộc “chống phá chế độ”.
Theo cáo trạng, trong hai năm 2018 và 2019, anh Vượng đã mở nhiều
chương trình trực tuyến trên mạng (livestream), tổng cộng hơn 110 tiếng
đồng hồ, cũng như đăng tải hơn 300 bài viết trên Facebook có nội dung
“bôi nhọ đảng và nhà nước”. Cáo trạng nói thêm là anh Vượng từng đi từ
Lâm Đồng đến Sài Gòn để tham gia cuộc tổng biểu tình phản đối hai dự
luật đặc khu và an ninh mạng vào đầu tháng 6 năm 2018. Anh Vượng bị công
an Lâm Đồng bắt giam vào ngày 23/9 năm ngoái với cáo buộc “tuyên truyền
chống phá chế độ”.
Ngay sau khi phiên tòa kết thúc, Tổ chức Giám sát Nhân quyền đã mạnh
mẽ lên tiếng chỉ trích việc kết án tù anh Vượng. Trong thông cáo, tổ
chức này một lần nữa cho rằng anh Vượng hoàn toàn vô tội, vì anh chỉ
trình bày các quan điểm khác biệt với chế độ.
Thời gian gần đây, người dân trong nước cho biết làn sóng bắt giam
những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam ngày càng tăng cao,
với mục đích là để chuẩn bị cho đại hội đảng CSVN lần thứ 13.
2) MA TÚY NHẬP VÀO VIỆT NAM NGÀY CÀNG NHIỀU.
Vào hôm thứ Ba ngày 7/7, tòa án tỉnh Nghệ An đã mở phiên xét xử chớp
nhoáng một đường dây nhập lậu ma túy từ Lào sang Việt Nam, trong đó 3
người bị tuyên án tử hình và hai người lãnh án chung thân.
Đa số thành viên trong đường dây này là công dân Lào, bị bắt giữ khi
đang giao dịch với một số người Việt để buôn bán hơn 200 ngàn viên ma
túy.
Đồng thời, công an tỉnh Sơn La cũng phá vỡ được một đường dây ma
túy tại huyện Mộc Châu, tịch thu hơn 2 ký bạch phiến và 30 ngàn viên ma
túy. Người cầm đầu đường dây là một cư dân ở xã Tân Lập. Người này thừa
nhận đã vận chuyển ma túy từ Lào đến Mộc Châu để giao cho một đường dây
khác.
Theo báo cáo của sở công an thành Hồ, trong vòng 6 tháng qua, sở
này đã phát giác hơn 720 vụ mua bán ma túy, bắt giữ hơn 1 ngàn 700
người và tịch thu khoảng 15 tấn bạch phiến cùng với hàng trăm ký ma túy
tổng hợp, trong đó có 8 ký cần sa.
3) TỔNG THU NGÂN SÁCH VN Ở MỨC THẤP NHẤT KỂ TỪ 7 NĂM QUA.
Bộ Tài chính VN cho biết là tổng thu ngân sách nhà nước trong 6
tháng đầu năm nay đã sụt giảm hơn 50% so với mức dự toán và giảm hơn 10%
so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân chính yếu, theo giải thích của bộ là do hậu quả của đại
dịch cúm Tàu. Chỉ riêng ngành dầu thô cũng thất thu hơn 40%. Các tập
đoàn quốc doanh bị thất thu hơn 60%, trong khi các công ty tư nhân cũng
chỉ đóng thuế không đến 37%. Nếu tính theo từng địa phương, chỉ có 34
trong tổng số 63 tỉnh thành có mức thu hơn 50% so với dự toán năm nay.
Bộ Tài chính cho biết đây là mức thu thấp kỷ lục kể từ 7 năm qua,
khiến cán cân thu chi trong ngân sách càng thêm thâm thủng nặng nề, đặc
biệt là khi nhà nước cs VN phải liên tục chi ra những ngân khoản khổng
lồ để đối phó với dịch tả heo Phi châu, tình trạng hạn hán và dịch cúm
Tàu.
4) TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI BỊ CÁO BUỘC GÂY Ô NHIỄM Ở CAMPUCHIA.
Nhà cầm quyền tỉnh Ratanakiri của Campuchia đang mở cuộc điều tra
về cáo buộc là tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của Việt Nam đã thải rác nhựa
và lá chuối xuống một hồ nước, gây ô nhiễm môi trường.
Nhật báo Phnom Penh Post vào hôm thứ Hai 6/7 loan tin giám đốc Sở Môi
trường tỉnh Ratanakiri đã đích thân đến cơ xưởng của Hoàng Anh Gia Lai
để chỉ dẫn và ký kết hợp đồng giải quyết rác thải.
Theo cáo buộc của cư dân, cơ xưởng này đã thải rác nhựa và lá chuối
xuống hồ nước rộng hơn 2 mẫu ở làng Pram thuộc huyện Kon Mom. Một nhân
viên huyện Kon Mom cho biết là sau khi bị kiểm tra vào ngày 26/6, công
ty Hoàng Anh Gia Lai đã phải dọn dẹp và tìm chỗ chôn rác thay vì
trút xuống hồ.
5) XE BUÝT SÀI GÒN CÓ NGUY CƠ NGỪNG HOẠT ĐỘNG VÌ CẠN TIỀN.
Nhiều chủ công ty xe buýt ở Sài Gòn gửi thư yêu cầu và cảnh cáo
nhà cầm quyền thành phố phải thanh toán các khoản nợ, nếu không muốn hệ
thống vận chuyển công cộng này bị ngưng hoạt động vào ngày 15/8.
Tổng giám đốc công ty Vận tải ở Sài Gòn cho biết là đã cùng với 11
công ty khác gửi thư yêu cầu nhà cầm quyền thành Hồ thanh toán các
khoản nợ bị tồn đọng suốt nhiều tháng qua. Đây là các khoản tiền trợ giá
cho các công ty để giảm gánh nặng cho người sử dụng xe buýt. Tuy nhiên
gần một năm qua, khoản tiền trợ giá chỉ được xuất chi nhỏ giọt, chưa
đến 50% so với năm trước.
Do đó, các công ty xe buýt không thể trang trải phí tổn, trả lương
cho nhân viên, trả góp ngân hàng và mua nhiên liệu. Trong lá thư nói
trên, các công ty ra tối hậu thư là nếu không được thanh toán khoản nợ
này họ sẽ đồng loạt ngưng hoạt động vào ngày 15/8 tới đây.
6) TỔNG THỐNG BRAZIL BỊ NHIỄM DỊCH VIÊM PHỔI VŨ HÁN.
Đại dịch Vũ Hán không chỉ lan rộng tại nhiều tỉnh thành ở Brazil, mà
còn lan đến phủ tổng thống, mà bệnh nhân mới nhất là Tổng thống Jair
Bolsonaro, người đã tỏ ra khinh thường đại dịch này ngay từ khi nó bộc
phát tại xứ này.
Vào hôm thứ Ba 7/7, xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia, ông
Bolsonaro 65 tuổi thừa nhận là ông đã nhiễm dịch trong lúc Brazil trở
thành ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau nước Mỹ, với hơn 1 triệu
600 ngàn người nhiễm và gần 70 ngàn người thiệt mạng.
Điều tệ hại hơn nữa là Brazil vẫn chưa có bộ trưởng Y tế mới, sau
khi hai quan chức được chỉ định đã lần lượt từ nhiệm vì các mâu thuẫn
trong nội bộ.
7) HOA KỲ CHÍNH THỨC RÚT KHỎI TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI.
Trong thông báo gửi cho vị tổng thư ký LHQ, Hoa Kỳ cho biết sẽ bắt
đầu tiến trình rút lui khỏi Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, vì
không thể chấp nhận đường lối hoạt động của cơ quan này.
Trong lá thư gửi đến ông Antonio Guterres, vào hôm thứ Ba ngày 7/7, Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump cho biết tiến trình mà Hoa kỳ rút lui khỏi WHO sẽ hoàn tất vào ngày 6/7 năm tới.
Theo quy định thành lập cơ quan vào năm 1948, các thành viên gia nhập
cơ quan này nếu muốn rút lui phải chờ thời gian 1 năm và phải hoàn tất
nghĩa vụ tài chánh. Hoa Kỳ là quốc gia đóng góp tài chính lớn nhất cho
WHO, lên đến gần 500 triệu Mỹ kim mỗi năm.
No comments:
Post a Comment