Thursday, July 30, 2020

Thơ và Phú của Nguyễn Lê (tiếp theo 6)

Thi Ca Yêu Nước

Vong Quốc Phú 3

Lời dẫn: Nguyễn Lê cũng như bao nhiêu người Việt Nam yêu quê hương khác, đều mang nỗi niềm buồn tủi của kẻ lưu vong, khi phải rời xa tổ quốc. Hôm nay mời quí thính giả một lần nữa cùng với Nguyễn Lê trở về cội nguồn lịch sử, để nhìn lại những tấm gương anh dũng của cha ông, mà quyết nưôi chí dựng lại cơ đồ Nhà Việt Nam, qua bài Vong Quốc Phú 3 sau đây

Vong Quốc phú 3

Viết  ngày 30 tháng 4, 1986.

Việt Nam, giang sơn hình chữ S tựa lưng vào vách đá vững vàng sừng sững một dẫy Trường Sơn nhìn xuống Biển Đông bên bờ Thái Bình Dương  bao la bát ngát. Trên mảnh đất thân yêu ấy đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử với những thăng trầm của bao thời đại phế hưng thay đổi, nhưng dòng dõi Việt Tộc vẫn trường tồn uy dũng, nối tiếp nhau trong chu kỳ lịch sử giống nòi.

Vạn thuở Trường-Sơn vời vợi

   Ngàn thu Đông-Hải mênh mông

Ngược dòng lịch sử theo bước cha ông, con dân Việt hãnh diễn biết chùng nào khi nhận ra uy đức của tổ tiên xưa sáng chói hơn sao Bắc Đẩu. Lòng nhân ái bao dung rộng mở che phủ cả đất trời. Thật đáng hãnh diện vì Cha Rồng Mẹ Tiên kết tụ nên một dòng dõi Thánh Vương Anh Kiệt.

Nhớ Người xưa:

Uy đức soi mờ Ngưu Đẩu (1)

Chính tâm chiếu rợp Càn Khôn (2)

RỒNG là Cha hoa gấm điểm trang Thần-Phả

TIÊN là Mẹ tinh anh kết tụ Thánh-Vương

Truyến thuyết kể rằng dòng dõi  Bách Việt đã từng làm chủ một vùng giang sơn rộng lớn từ Động Đình Hồ, Sông Dương Tử chạy xuống tận phương Nam.  Bảo vệ giang sơn rộng lớn ấy là công lao của bao anh hùng hào kiệt, từ Bà Trưng Bà Triệu đến các thời đại huy hoàng Đinh, Ngô,  Lê,  Lý,  Trần, Nguyễn … mà sử sách còn ghi rõ rành rành.

Với những trận thư hùng làm cho giặc phương Bắc phải bay hồn bạt vía. Một Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm, đánh thẳng qua vùng Lưỡng Quảng. Một Trần Hưng Đạo đuổi quân Nguyên chạy tan tác như đàn vịt. Một Quang Trung Nguyễn Huệ diệt quân Thanh như cào cỏ dại trên đồng hoang.

Sang đến thời thực dân Pháp, khí phách anh hùng yêu nước chống giặc ngoại xâm vẫn y nguyên. Các thế hệ sau làm sao quên được huyền thoại, đây Tiếng Bom Sa Điện làm khiếp đảm bọn thực dân, kìa Hùm Xám Yên Thế, này Đông Du Nghĩa Sĩ, nọ Tây Tả Cần Vương, tất cả đã làm nên lịch sử chống ngoại xâm:

Bỏ Bắc Ngũ-Lĩnh (3) dẫu to khó kiềm tỏa đôi chân hào kiệt

Xuôi Nam Hồng-Hà dù nhỏ vẫn khởi nguyên một dãy giang sơn

Trai Anh-Hùng LÊ-LÝ

Gái Kiệt-Nữ TRIỆU TRƯNG

Thuở thái bình đi đứng nói cười phong tư minh triết

Thời ly loan chống ngăn tiến thoái đởm lược kiêu hùng

Tấn công Lưỡng-Quảng Thường-Kiệt tài ba ức triệu Tàu-phù vỡ mật

Tái chiếm Thăng-Long Quang-Trung vũ dung trăm nghìn Thanh-tặc bay hồn

Vây hùm Yên-Thế tiêu hao xâm lược

Mảnh bom Sa-Điện rung chuyển Tây-phương

Gương năm cũ dẫu bất thành còn nức tiếng Đông-Du Nghĩa-Sĩ (4)

Chuyện ngày xưa dù thoái khước vẫn lừng danh Tây-Tả Cần-Vương (5)

Ngờ đâu vận nước đổi thay do một tên ma đầu Hồ Tặc đem cái chủ nghĩa quái thai cộng sản khoác lên đầu dân tộc, cấu kết với ngoại bang tạo ra một bè lũ độc ác tham lam, mượn thế giặc Phương Bắc, nắm quyền sinh sát trong tay, để hôm nay đất nước thì tan hoang, lòng dân thì ly tán, tài sản của cha ông chúng đem dâng cho kẻ địch, để đổi lấy chỗ dựa lưng nhằm kéo dài ách cai trị đất nước này, sẽ dẫn đến tai học diệt vong vĩnh viễn!

Ngờ đâu:

Một tên vong bản

Một đứa mất nguồn

Những tưởng bôn ba “kiếm đường cứu nước”

 Nào ngờ lau lách tìm miếng đỉnh chung (6)

Ngủ ngày cùng Tàu đồng loã qua phân Đất Nước

 Đi đêm với Pháp chủ mưu chia cắt Non Sông 

 Cõng rắn dữ cắn người ruột thịt

Rước voi to dày mả cha ông

“Cóp lý luận” sặc mùi giả ngụy

“Nhại sử quan” đầy vẻ mông lung

Tuyên truyền láo lếu Đồn đại viễn vông

Hợm hĩnh luận công lao tại Đền Thiêng_

loài hạ tiện kiêu căng lộng ngữ (7)

Đua đòi khoe sự nghiệp nơi Miếu Thánh_

kẻ gian manh xấc xược khoa ngôn (8)

“Con đường kách mệnh” nói khơi ngoài miệng

“Sự nghiệp Bác Hồ sống mãi trong quần…” (9)

 Tà tâm cao phủ núi

Ác nghiệp ngập tràn sông

“Cải cách thị trường”đảng đoàn lãnh đạo đoạt của

“Sửa sai kinh tế”nhà nước quản lý cướp công

Thị dân đen như cỏ dại nặng nề đày đọa

Thờ giặc đỏ quá cha hiền tận tụy cúc cung

“Giải phóng”cả nước xuống hàng chó ngựa (10)

“Tiếp thu” toàn dân lâm cảnh tang thương

 Đồ thán ví thời “mò Châu Ngọc” (11)

Điêu linh như thuở “dựng Trụ Đồng” (12)

Đứng trước cảnh quốc phá gia phong, hàng triêu người phải bỏ nước ra đi tìm đường lánh nạn. Kẻ ở lại phải chịu đựng trăm cay ngàn đắng.

Hàng triệu đồng bào ta:

Điên đầu trong cơn nộ vũ

Gục mặt giữa cảnh cuồng phong

Như gà mất mẹ tìm nơi lủi bậy

Như thú lạc bầy cuống quít chạy dông

Chẳng lẽ đứng yên cúi đầu chịu nhục, nhìn non sông mất dần vào tay địch, nhìn đồng bào chết đuối giữa dòng nước lũ của bọn ngoại xâm. Nguyễn Lê cũng như bao người vong quốc khác, tự bảo với lòng mình rằng:

Ôi! Ngại gì mà chẳng:

Cổ động bạn bè đây đó

không nản không kiêu làm men dậy bột

Vun trồng thế hệ mai sau

dù thành dù bại hóa sỏi lót đường

Để từ đó đốt lên ngọn lửa yêu nước thương dân, với truyền thống bất khuất của tổ tiên, Nguyễn Lê cùng mọi người có chung chí hướng, mà cung nhau thế rằng:

Quyết:

Quét sạch lũ vong nô_cứu nguy Tổ-Quốc

Tiêu trừ bầy ngạ quỉ quang phục Quê Hương! 

MN, HS, BC và KA xin hẹn gặp lại quí thinh giả trong TCYN lần tới. 

Chú thích:

(1): Tên những vì sao sáng.

(2): Tên 2 quẻ trong Bát-quái ám chỉ Trời và Đất.

(3): Ngũ Lĩnh là năm ngọn núi ở phía Nam Động-Đình-Hồ gồm: Đại Dữu Lĩnh, Quế-Dương-Lĩnh, Đô-Lung-Lĩnh, Minh-Chữ-Lĩnh và Việt-Thành-Lĩnh. Đây là ranh giới phân chia lãnh thổ giữa Văn-Lang và Trung-Quốc.(TĐS)

(4): Phong trào Đông-Du do Cụ Phan-Bội-Châu khởi xướng

(1905).

(5): Đại thần nhà Nguyễn Tôn-Thất-Thuyết phò Vua Hàm-Nghi chống thực dân Pháp qua phong trào Cần-Vương (1885).

(6): Vạc và chuông.  Nghĩa bóng: sang giàu.

(7),(8): Xem (6) trang 203.

(9): Trích lời đảng CSVN tuyên truyền: “Sự nghiệp Bác Hồ sống mãi trong quần chúng”.

(10): Cách diễn đạt xã hội chủ nghĩa của người dân (XHCN).

(11): Con dân Việt bị Tàu-phù đày đọa, bóc lột trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.

(12): Tục truyền:Mã-Viện, vào năm 43 sau Tây-lịch, khi đánh bại Hai Bà Trưng rồi, đã cho dựng cột đồng tại đất Giao-Châu, trên đó khắc chữ: “Đồng trụ chiết, Giao-Chỉ triệt”.

Khôi Anh biên soạn

No comments:

Post a Comment