Tiếp theo lời tuyên bố cứng rắn của Hoa Kỳ về Biển Đông ngày
13/7/2020, HK đã có thêm những hành động để chứng tỏ lời nói đi đôi với
việc làm. Ngược lại VN là nước sẽ được hưởng lợi trước lập trường cứng
rắn của HK, thì lại phản ứng một cách tiêu cực. Mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài Quan Điểm của LLCQ về cách hành xử của nhà cầm quyền CSVN, bỏ lỡ một cơ hội hiếm hoi nhằm đòi lại chủ quyền ở Biển Đông với tựa đề: “Hà Nội Lại Bỏ Lỡ Chuyến Tàu?” sẽ được Hải Nguyên trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Trong bản tuyên bố về chính sách của Hoa Kỳ ở Biển Đông ngày
13/7/2020 có nhiều điểm quan trọng, nhưng chúng ta hãy chú ý đến mấy
điểm sau đây:
Hoa Kỳ nhắc lại Phán Quyết của Tòa Trọng tài La Haye ngày 12/7/2016
trong vụ kiện do Philippines khởi xướng, đó là phán quyết chung cuộc và
ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên. Nên Trung Cộng không có căn
bản pháp lý nào để áp đặt lên khu vực “đường chín đoạn” của họ trên Biển
Đông. Do đó Hoa Kỳ bác bỏ mọi đòi hỏi chủ quyền của TC đối với vùng
biển ngoài lãnh hải 12 hải lý, từ các thực thể mà họ tuyên bố chủ quyền
ở quần đảo Trường Sa.
Hoa Kỳ cũng bác bỏ mọi yêu sách hàng hải của TC ở vùng biển xung
quanh bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tề của Việt Nam, vùng
Luconia Shoals thuộc Malaysia, vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế
của Brunei và Natuna Besar thuộc Indonesia. TC không có chủ quyền lãnh
thổ hoặc hàng hải hợp pháp nào tại bãi James Shoal, cách Malaysia 50 hải
lý và cách bờ biển Trung Quốc đến 1,000 hải lý. Bắc Kinh cũng không thể
khẳng định bất kỳ quyền hàng hải nào từ đó.
Vì vậy bất kỳ hành động nào của TC nhằm ngăn cản đánh bắt cá hay khai
thác dầu khí của các quốc gia khác ở những vùng biển này đều là bất hợp
pháp.
Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải
của mình. Mỹ đứng về phía các đồng minh và các đối tác Đông Nam Á trong
việc bảo vệ quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ở nước ngoài,
phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế.
HK sát cánh với cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do trên biển và tôn
trọng chủ quyền và từ chối bất kỳ nỗ lực nào nhằm dùng “sức mạnh để định
lẽ phải” trên Biển Đông hoặc khu vực rộng lớn khác.
Để nhấn mạnh và làm rõ thêm về chính sách của HK, hôm 20/7/2020 Đại
Sứ Mỹ tại VN, ông Kritenbrink đã có một bài viết được đăng trên tờ Tuổi
Trẻ, trong ấy ông cho biết Washington cam kết duy trì thượng tôn pháp
luật ở Biển Đông, và sát cánh với Hà Nội để bảo vệ quyền chủ quyền và
lợi ích của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như để bác bỏ
tư duy “chân lý thuộc về kẻ mạnh” tại Biển Đông của TC.
Chưa dừng lại ở đó, liên tiếp từ hơn một tháng nay, HK đã đưa hàng
không mẫu hạm vào hoạt động tại vùng Biển Đông, và cùng với các quốc gia
đồng minh và các quốc gia đối tác chiến lược khác trong khu vực diễn
tập quân sự, để làm gia tăng sự gắn bó trong chính sách Ấn Độ Thái Bình
Dương của Hoa Kỳ.
Những sự kiện trên đây đã được đa số người dân Việt Nam hân hoan đón
nhận như một cơ hội hiếm hoi, để có thể dành lại chủ quyền biển đảo của
tổ tiên, và từ đó cũng hy vọng tránh được mối nguy thôn tính từ bá quyền
Hán Tộc Bắc Phương. Phản ứng tích cực của người dân về lập trường mới
của HK ở Biển Đông được thể hiện qua hàng triệu cuộc trao đổi, cổ võ,
khích lệ đầy hy vong trên các mạng xã hội.
Nhiều người mong muốn nhà cầm quyền Hà Nội hãy nắm bắt lấy cơ hội
thuận tiện hiện nay để tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ và cộng
đồng quốc tế trong việc thực thi luật pháp và bảo vệ chủ quyền biển đảo
của nước nhà.
Nhưng nhà cầm quyền CSVN lại làm ngược lại ý nguyện của người dân,
thay vì lên tiếng tán đồng chính sách tích cực của HK, thì VN qua người
phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã nói nguyên văn như sau: “Hoà bình, ổn
định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu
chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế.
Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ,
thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó.”
Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông
phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong
tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên
biển và đại dương.”
Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì
hoà bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp
thông qua đối thoại cùng các biện pháp hoà bình khác theo luật pháp quốc
tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực
và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm
vào quá trình này”.
Lời tuyên bố hoàn toàn vô nghĩa, chẳng ăn nhập gì đến sự thay đổi
chính sách và lập trường về Biển Đông của HK. Chẳng những vậy, Hà Nội
còn cho tướng Võ Tiến Trung lên án HK tập trận ở Biên Đông để làm hài
lòng đàn anh TC nữa.
Dĩ nhiên HK quan tâm tới Biển Đông, vì đó cũng là quyển lợi của nước
Mỹ, dù sao hiện nay HK vẫn là một cường quốc có đủ khả năng can thiệp
những xung đột trên thế giới, nhưng HK không thể làm gì được cho VN, nếu
nước này vẫn duy trì nguyên tắc “4 không” và không muốn trở thành người
bạn thân thiết hơn với HK. Khi chưa là đồng minh thì VN cũng không thể
đòi hỏi HK phải cảm kết bảo vệ VN hay phải phê chuẩn công ước về Luật
Biển UNCLOS 1982…Mà lại muốn được chia sẻ những quyền lợi hỗ tương; thì
đó là cách tính toán không thức thời, nếu không muốn nói đó là ý muốn
của TC?
Đứng trước tham vọng và quyết tâm của TC, nếu VN bỏ lỡ cơ hội thoát
hiểm hiện nay, ngoài việc vĩnh viễn mất Biển Đông, rồi sớm muộn gì đất
nước cũng sẽ rơi vào vòng kiểm tỏa của kẻ thù Phương Bắc mà thôi.
Cảm ơn quí thình giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
LLCQ
No comments:
Post a Comment