Tuesday, July 21, 2020

Dân Tộc và Dân Chủ

Bình Luận

Kính thưa quý thính giả, cộng sản có nghĩa là đối lập với “Dân Tộc và Dân chủ” vì CS chủ trương Vô Tổ Quốc và độc tài toàn trị.  Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hoàng Minh Phú với tựa đề: “Dân Tộc và Dân Chủ” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
Dân tộc là ai?
Dân tộc chính là nhân dân, là những người tạo dựng nên đất nước, tạo ra chính quyền, để chính quyền thay thế họ, kiến tạo nền dân chủ, bảo vệ an ninh, nhằm phát triển đất nước, cho toàn khối dân tộc ấy được hưởng, chứ không chỉ riêng cho một nhóm người nắm quyền lực. Điều đó có nghĩa, không có dân tộc thì sẽ không có đất nước, không có tổ quốc và không có chính quyền.
Dân chủ là gì ?
Dân chủ là một thuật ngữ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “nhân dân”, hầu hết chúng ta đều biết danh từ Dân Chủ. Nhưng vẫn bị hiểu lệch lạc,  nhất là ở những thời điểm mà các nhà lãnh đạo độc tài chuyên chế, đã diễn giải nó theo quan điểm chính trị, có lợi cho các chế độ và lợi dụng nó để đòi hỏi dân chúng ủng hộ họ, họ nhân danh người bảo vệ dân chủ. Nhưng thật sự những nhà độc tài đã chà đạp dân chủ, nhất là độc tài Cộng Sản.
Tuy thế, sức mạnh về ý tưởng dân chủ trong nhân loại, vẫn tiếp tục phát triển trong suốt chiều dài lịch sử, qua nhiều biến cố, nó đã giật sập các chế độ độc tài, trong đó có độc tài cộng sản,  để sau đó nhiều chính phủ dân chủ được thành hình, tiếp tục lan tỏa trên toàn thế giới với nhiều  tiến bộ, mỗi ngày một hoàn hảo, tốt đẹp hơn. Theo tổng thống Abraham Lincoln của Hoa Kỳ, dân chủ là chính phủ của “nhân dân, do dân và vì dân”.
Về cơ bản, dân chủ là hình thức một chính phủ, trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Vì thế nhân dân được quyền thực thi tất cả quyền của mình, mà những người đaị diện, nhân danh chính phủ phải công nhận, để cho quốc gia của dân tộc đó tiếp tục tồn tại, tiếp tục phát triển và văn minh, như là điều kiện ắc có và đủ, để một phản ứng hóa học được xãy ra.
Như vậy dân tộc và dân chủ tuy hai mà một, người dân được trực tiếp thực thi  quyền dân chủ, mà không thể bị cản trỡ, bỡi bất cứ thế lực nào.
Ở các xã hội văn minh, dân chủ đươc thực thi, bởi các quan chức, do nhân dân bầu ra trực tiếp, tự do và công bằng.  Dân chủ là sự hứa hẹn và là một thách thức, dân chủ hứa hẹn loài người được tự do, sống trong hòa bình và hợp tác với nhau, tự quản lý, theo cách hướng tới, để thực hiện những khát vọng về tự do cá nhân, tạo cơ hội, để kinh tế và công bằng xã hội luôn phát triển.
Dân chủ luôn bị thách thức, bởi vì sự thành công của nền dân chủ, luôn phụ thuộc vào chính người dân của quốc gia đó, chứ không ai khác. Sự thể hiện tự do, cho phép người dân hưởng một cuộc sống riêng tư, dân chủ và hòa bình.
Nhưng làm thế nào để một dân tộc có thể hưởng được những quyền căn bản nêu trên?
Quan trọng nhất là tự do và dân chủ. Tự do và dân chủ là hai khái niệm không đồng nghĩa, nhưng luôn hổ tương nhau, dân chủ là ý tưởng và là  nguyên tắc về tự do. Nó còn bao hàm cả những thực tiễn do các tiến trình đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, với những phức tạp luôn hiện hữu. Người dân có quyền tranh luận, để tiến trình luật pháp được thực thi đúng đắn, đó là trọng tâm của việc thực hành dân chủ một cách văn minh.
Đặc điểm căn bản  của dân chủ, nó không chỉ đơn thuần, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo nền văn hóa của mỗi dân tộc trên thế giới đang có, mà nó cần được thể hiện, dựa trên những nguyên tắc cơ bản do một chế độ quản lý cụ thể, được người dân giao phó.
Dân chủ dựa trên các nguyên tắc đa số cai trị và tôn trọng quyền cá nhân. Các nền dân chủ nhận thức rằng, một trong những chức năng chính của họ là bảo vệ các quyền công dân cơ bản, như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do thành lập đảng phái, quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, được phép tổ chức và tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của xã hội, xã hội dân chủ cần tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng cho công dân.
Công dân của quốc gia dân chủ không những chỉ được quyền, mà còn có trách nhiệm tham gia vào hệ thống chính trị. Đổi lại, hệ thống chính trị đó, phải bảo vệ các quyền lợi và sự tự do của họ một cách dân chủ.
Dân chủ là sự phát huy, nhằm luật hóa quyền tự do. Người dân sống trong một xã hội dân chủ, phải có trách nhiệm bảo vệ chính quyền tự do, của chính họ dựng lên, đồng thời hướng tới những lý tưởng cao đẹp, được đưa ra trong trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Đó là “thừa nhận phẩm giá vốn có và những quyền bình đẳng bất khả xâm phạm của mọi thành viên trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới”.
Quốc gia Việt Nam, với nhà cầm quyền hiện tại, đã chính thức ký vào bản  Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, với những hứa hẹn, để người dân Việt được thực thi quyền tự do, công lý và hòa bình một cách dân chủ như những quốc gia văn minh khác trên thế giới.
Đồng thời phải nhận thức rằng, trong một nền dân chủ, chính phủ chỉ là đầu mối trong mạng lưới xã  hội, gồm  nhiều hội đoàn công và tư, các đảng phái chính trị, các cơ quan luật pháp, các tổ chức và các hiệp hội, được thành lập một cách đa dạng. Thế nhưng, nhà cầm quyền Việt Cộng hiện nay, chưa bao giờ thực thi đúng sự cam kết, cho dù đó là cam kết quốc tế.
Vì thế, muốn cho đất nước Việt Nam, có tự do, có dân chủ, phát triển và giàu mạnh trong tương lai, toàn dân cần đứng lên, loại bỏ chế độ độc tài Việt Cộng, nhân đại hội 13 sắp đến, và đòi hỏi bỏ điều bốn hiến pháp, thực thi đa nguyên, đa đảng, cho phép bầu cử tự do, để chọn một chính quyền thật sự, của dân, do dân và vì dân, có quyết tâm thực thi dân chủ cho đồng bào, như hiến chương Liên Hiệp Quốc đã quy định.

No comments:

Post a Comment