Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức với Vân Hà và Nguyên Khải
Công an tỉnh Quảng Nam vào cuối tuần qua đã phát giác và bắt giữ 21 công dân Hoa Lục lén lút nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo tường thuật của báo chí lề đảng, vào chiều thứ Bảy 18/7, công an
xã Điện Bàn bất ngờ khám xét một khu lưu trú và phát giác một số
người Tàu đang cư ngụ tại đây. Nhóm người này hốt hoảng tháo chạy nhưng
đều bị bắt lại, trong số đó có 2 người có triệu chứng sốt và khó thở,
có thể bị nhiễm cúm Vũ Hán. Tiếp tục truy lùng, công an tìm thấy
thêm 17 công dân Hoa Lục khác ở thành phố Hội An. Hiện chưa rõ là nhóm
người Tàu nói trên đã nhập cảnh vào Việt Nam qua ngã nào? Tất cả 21
người này đều bị đưa đến khu cách ly của quân đội ở thành phố Tam Kỳ.
2) 15 CÔNG TY NHẬT SẼ DỜI CƠ XƯỞNG TỪ HOA LỤC SANG VIỆT NAM
Tổ chức Xúc Tiến mậu dịch Nhật Bản đưa tin, có 15 công ty Nhật ở
Trung Cộng đang chuẩn bị dời cơ xưởng sang Việt Nam, với phần lớn phí
tổn đuợc chính phủ Nhật hỗ trợ.
15 công ty nói trên nằm trong danh sách 30 công ty được tổ chức
JETRO giúp đỡ tài chánh để rút khỏi Hoa Lục và chuyển cơ sở sang các
nước Đông Nam Á. Đa số các công ty sẽ đến Việt Nam để kinh doanh về
các lãnh vực như: sản xuất các thiết bị y tế, phụ tùng điện thoại di
động và máy điều hòa không khí.
Lý do các công ty Nhật muốn rút lui khỏi Hoa Lục là vì chính phủ
Nhật muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng hàng hóa, nhằm giảm lệ thuộc vào
Trung Cộng sau đại dịch Vũ Hán. Quyết định này được chính phủ Nhật đưa
ra vào cuối tháng 4, với phí tổn hỗ trợ cho việc di dời lên đến 2 tỷ Mỹ
kim.
3) DÂN VIỆT ĐỨNG ĐẦU CÁC SẮC DÂN CƯ TRÚ BẤT HỢP PHÁP TẠI NHẬT
Tòa Đại sứ Nhật tại Việt Nam vừa công bố một báo cáo về tỷ lệ người Việt nhập cảnh và cư trú bất hợp pháp tại Nhật.
Theo báo cáo, hiện có khoảng 400,000 người Việt đang lao động tại
Nhật, đứng thứ nhì trong số các nước có công dân đang làm việc tại nước
này. Đại sứ quán Nhật Bản viết trên trang Facebook vào hôm 10/7 như sau:
“điều đáng buồn là người Việt lại chiếm vị trí số 1 về lượng người cư
trú bất hợp pháp tại Nhật, đa số là các thực tập sinh và du học sinh đã
tìm cách bỏ trốn để ở lại, thay vì trở về nước”.
Tòa đại sứ Nhật lên tiếng kêu gọi các thực tập sinh Việt Nam nên
tránh tình trạng rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, cư trú bất hợp pháp và
phải đi trộm cắp để mưu sinh.
4) ĐẠI DỊCH VŨ HÁN ĐỘT NGỘT BỘC PHÁT TẠI HỒNG KÔNG
Số người nhiễm dịch Vũ Hán tại Hồng Kông bất ngờ tăng cao vào cuối tuần qua, với hơn 100 người nhiễm vào hôm thứ Bảy 18/7.
Theo tuyên bố của bà Carrie Lâm, Tổng đốc Hồng Kông, đây là tỷ lệ lây
nhiễm ở mức kỷ lục kể từ khi đại dịch Vũ Hán bộc phát tại Hoa Lục.
Trong cuộc họp báo vào hôm Chủ nhật 19/7, bà Lâm tuyên bố sẽ áp dụng các
biện pháp mới để kiềm chế sự lây lan, vì tình thế đang nguy kịch và
không có dấu hiệu cho thấy dịch bệnh đang được khống chế.
Theo báo cáo của giới chức y tế, trong số 108 trường hợp nhiễm
bệnh ghi nhận vào hôm thứ Bảy thì có 83 người bị lây lan trong xã hội,
và 25 người còn lại là do từ những người nhập cảnh vào Hồng
Kông. Trong 2 tuần qua, Hồng Kông ghi nhận có thêm 500 ca nhiễm mới.
5) SỐ NGƯỜI NHIỄM CÚM VŨ HÁN TĂNG NHANH TRÊN THẾ GIỚI
Đại dịch Vũ Hán đang tiếp tục lan nhanh với tốc độ chóng mặt, hơn 1
triệu người bị nhiễm dịch trong vòng 4 ngày qua, với số tử vong vượt qua
mức 600,000 người trên toàn thế giới.
Hoa Kỳ và Brazil vẫn đứng đầu thế giới về số ca nhiễm và mức tử vong.
Trong khi Indonesia vượt qua Trung Cộng, trở thành quốc gia có tỷ lệ
nhiễm và tử vong cao nhất trong khu vực. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế
Thế giới, chỉ trong ngày thứ Bảy 18/7, Hoa Kỳ có thêm 71,000 ca nhiễm
mới; Brazil có thêm 45,000; Ấn Độ ghi nhận 35,000 và Nam Phi có hơn
13,000 ca nhiễm.
Hoa Kỳ đã vượt qua mức 140,000 người chết vì cúm Vũ Hán. Các nước
Nam Mỹ số người chết là hơn 160,000 người. Tại Indonesia, theo
thống kê ngày thứ Bảy, đã trở thành nước có số người nhiễm được xác
nhận cao nhất Đông Á với 84,882 người, và nhà chức trách cho biết tỉ
lệ lây nhiễm thực tế có thể cao hơn do các trường hợp bệnh chưa được
phát hiện.
6) TRUNG CỘNG CHO NỔ ĐẬP TRÊN SÔNG TRỪ ĐỂ XẢ LŨ
Vào rạng sáng Chủ nhật 19/7, nhà cầm quyền tỉnh An Huy đã dùng chất
nổ để phá vỡ một con đập trên sông Trừ, nhằm giảm bớt áp lực từ nước
sông.
Giới hữu trách tỉnh cho biết, sau vụ nổ thì mực nước sông Trừ đã sụt
giảm hơn 70cm. Việc phá vỡ các đoạn đê đập là một biện pháp mà giới
chức Trung Cộng đã áp dụng trong đợt lũ lịch sử vào năm 1998, khiến hơn
2,000 người chết và gần 3 triệu căn nhà bị cuốn trôi. Vào tuần trước,
đập thủy điện Tam Hiệp đã mở 3 cửa xả lũ, sau khi mực nước dâng cao hơn
mức báo động là 15m. Và dự trù vào ngày mai thì đập này sẽ xả lũ thêm
một lần nữa.
Hôm qua 19/7, nhà cầm quyền Trung Cộng nâng mức báo động trên sông
Hoài lên cấp độ cao hơn, sau khi mực nước ở 10 hồ chứa đã vượt qua mức
báo động hơn 6m. Sông Hoài có chiều dài hơn 1,000 km, chảy qua các tỉnh:
Hà Nam, An Huy và Giang Tô, trước khi đổ ra sông Trường Giang.
No comments:
Post a Comment