CSTàu chưa bao giờ là một công dân tốt trong cộng đồng quốc tế
và lập trường mới của Hoa Kỳ tại Biển Đông sẽ dạy cho CSTàu một bài học
để đời.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phương Vũ với tựa đề: “Đòn bẩy pháp lý Mỹ tạo ra trên Biển Đông” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phương Vũ với tựa đề: “Đòn bẩy pháp lý Mỹ tạo ra trên Biển Đông” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Căng thẳng Biển Đông leo thang vào ngày 13/7, khi Ngoại trưởng Mỹ
Mike Pompeo ra tuyên bố về lập trường của Mỹ, bác bỏ yêu sách “đường
chín đoạn” mà Trung Quốc đơn phương vạch ra, bao trùm gần như toàn bộ
Biển Đông. Động thái của Mỹ phù hợp với phán quyết năm 2016 của Tòa
Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague.
Một ngày sau, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái
Bình Dương David Stilwell có bài phát biểu khẳng định Mỹ có thể trừng
phạt quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc liên quan đến hành vi chèn ép ở
Biển Đông. Stilwell cho rằng Trung Quốc đang tìm cách “thay thế luật
pháp quốc tế bằng đe dọa và cưỡng ép”.
Theo Robert D. Williams, chuyên gia tại Trung tâm John L. Thornton
Trung Quốc thuộc Viện Brookings, tuyên bố của cả Pompeo lẫn Stilwell đều
không thay đổi về căn bản lập trường từ trước tới nay của Mỹ đối với
các yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông và sự trái ngược của các
yêu sách đó với luật pháp quốc tế, trong đó có “đường chín đoạn” bao
trùm gần như toàn bộ Biển Đông.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ công khai ủng hộ phán
quyết của PCA về vị thế của một số thực thể nhất định tại quần đảo
Trường Sa và các quyền hàng hải liên quan.
Elizabeth Economy, giám đốc nghiên cứu châu Á tại Hội đồng Quan hệ
đối ngoại ở Mỹ, cho rằng tuyên bố của Pompeo báo hiệu Washington sẽ tăng
cường ủng hộ phán quyết của PCA và “có thể sẽ khuyến khích các nước
khác ủng hộ tích cực hơn cho phán quyết này”.
Bằng cách bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc, Mỹ “hỗ trợ cho
những bên muốn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là cơ
sở để xác định các quyền hàng hải ở Biển Đông”, theo chuẩn đô đốc hải
quân Mỹ về hưu Michael McDevitt.
Phản ứng trước tuyên bố của Mỹ, Việt Nam hoan nghênh lập trường của
các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ
quan điểm rằng UNCLOS là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên
biển và đại dương.
Trung Quốc thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông như điều
tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, sau đó bám theo tàu khoan của Malaysia. Tàu hải cảnh Trung Quốc
cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh còn đơn phương tuyên
bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực
thể và cấm đánh bắt cá.
Richard Heydarian, học giả tại Manila, cho rằng tuyên bố của Mỹ có “ý
nghĩa thực tế lớn”, đặc biệt là đối với các đồng minh của Mỹ như
Philippines, vì nó làm rõ cam kết của Mỹ ở Biển Đông. “Trong trường hợp
Trung Quốc có hành động đơn phương khiêu khích hoặc hung hăng với tàu
hay quân đội Philippines trong khu vực thì chúng ta có thể đưa ra lập
luận pháp lý rằng Ngũ Giác Đài phải can thiệp để bảo vệ đồng minh”, ông
nói.
Jay Batongbacal, giám đốc Viện Hàng hải và Luật Biển tại Đại học
Philippines, cho biết lập trường cứng rắn hơn của Mỹ sẽ trao cho các
quốc gia ASEAN đòn bẩy trong đàm phán, vì giờ đây họ biết rằng lập
trường của họ nhận được sự ủng hộ quốc tế rộng rãi hơn so với Trung
Quốc.
Lập trường của Mỹ “sẽ là cơ sở để Mỹ và các nước Đông Nam Á hợp tác
và phối hợp chính sách để chống lại các hành động của Trung Quốc”,
Batongbacal nói.
Ông nhấn mạnh đây “không phải là cơ sở cho hành động quân sự chống
lại Trung Quốc”. Batongbacal nói rằng nếu có một thỏa thuận giữa Mỹ và
các nước Đông Nam Á về khi nào và ở đâu hành động của Trung Quốc có thể
bị coi là phi pháp thì việc đó sẽ tạo tiền đề cho các cuộc đàm phán hoặc
các hành động pháp lý chống lại yêu sách của Bắc Kinh.
Trong khi đó, McDevitt cho rằng các nước ASEAN sẽ tiếp tục cân bằng
mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ vì họ không muốn bị buộc phải chọn phe
và bị cuốn vào căng thẳng giữa hai cường quốc. Thomas Daniel, nhà phân
tích cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Malaysia, cho
rằng trong tình hình hiện nay, các quốc gia tuyên bố chủ quyền chồng lấn
ít có khả năng thực hiện hành động pháp lý với Trung Quốc.
“ASEAN và các nước thành viên sẽ rất thận trọng trong cách cư xử với
Trung Quốc và cách phản ứng với tuyên bố của Mỹ”, ông nói. “Trung Quốc
có tầm ảnh hưởng rất lớn với hầu hết quốc gia trong khối. Đó là một đối
tác thương mại kinh tế rất quan trọng, là cường quốc có sự hiện diện lớn
trong khu vực”.
Trong quý đầu của năm nay, ASEAN đã vượt qua Liên minh châu Âu và Mỹ
để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong bối cảnh
cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung kéo dài và Covid-19. Daniel cho rằng
ASEAN nên thực hiện cách tiếp cận “tiểu đa phương” (ngoại giao trong một
nhóm nhỏ), phối hợp với nhau để xây dựng lập trường chung khi đàm phán
với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Theo chuyên gia Williams tại Viện Brookings, những tuyên bố pháp lý
như của Ngoại trưởng Pompeo còn gửi thông điệp ngầm đến Trung Quốc về
lợi ích của việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Bắc Kinh trong nhiều năm
qua đã bỏ nhiều công sức để tự quảng bá hình ảnh của mình là một “bên
bảo vệ và xây dựng trật tự dựa trên luật pháp quốc tế”.
“Những thông điệp như vậy của Mỹ sẽ thách thức tính chính danh của
lập trường Trung Quốc và khiến Bắc Kinh phải cân nhắc về nguy cơ tổn hại
danh tiếng trong các tính toán của mình”, Williams nói. “Tuy nhiên, tác
động của nó như thế nào đến toan tính của Trung Quốc vẫn còn là câu hỏi
mở”./.
Phương Vũ
No comments:
Post a Comment