Kính thưa quý thính giả,
sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại
Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường lời cho chị Hoàng Ân .
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và
xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào trước việc
Việt nam hiện có hơn 8 ngàn người đang nằm trong ổ dịch Covid 19 của Nam Hàn?
Trường An:
Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN!
Bộ Ngoại giao Việt Nam vào
hôm Chủ nhật 23/2 xác nhận là có hơn 8 ngàn người Việt đang sinh sống trong
thành phố Daegu, thuộc tỉnh Gyeongsangbuk- Do của Nam Hàn, nơi bộc phát một ổ
dịch viêm phổi Covid-19 lớn thứ hai trên thế giới.
Trong số 8.285 người Việt ở
Daegu, hơn 300 người đang cư trú tại quận Cheongdo, tỉnh Gyeongsangbuk-Do, nơi
có ngôi nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa, trong đó hàng trăm tín đồ bị nhiễm
dịch từ một phụ nữ 61 tuổi. Đã có 6 người chết và 602 ca bệnh, chính phủ Nam
Hàn phải nâng mức báo động lên cấp cao nhất, nhưng không áp dụng biện pháp
phong tỏa thành phố Daegu.
Nhà cầm quyền thành phố Hà Nội
cũng họp khẩn để bàn đến biện pháp cách ly và kiểm tra sức khỏe của hàng ngàn
người Việt sắp trở về từ Nam Hàn. Không chỉ có người Việt, mà tất cả du khách
Nam Hàn đến Hà Nội cũng sẽ bị cách ly 14 ngày để theo dõi sức khỏe.
Cần nói thêm, theo con số thống
kê của nhà nước Việt Nam, hiện có hơn 300 ngàn người Việt, đa số là du học
sinh và công nhân lao động, đang sinh sống tại Nam Hàn. Trước đây, mỗi ngày có
14 chuyến bay từ Daegu đến Đà Nẵng và 7 chuyến đến Cam Ranh, nhưng 2 tuần qua
thì chỉ còn 4 chuyến bay đến Cam Ranh.
Hoàng Ân: Trong khi cả thế giới đang lo ngại về bệnh dịch
Ccovid 19 thì bạo quyền VN lại ra tuyên bố là đã khống chế được bệnh dịch. Anh
có suy nghĩ như thế nào về lời tuyên bố này?
Trường An:
Theo tôi lời tuyên bố này hoàn toàn không thể tin tưởng được bởi vi CSVN luôn
nói một đằng và làm một nẻo.
Như chị đã biết, trong khi dịch
Covid-19 lan nhanh trên thế giới, Phó thủ tướng cs Việt Nam Vũ Đức Đam vào hôm
qua tuyên bố: Việt Nam đã khống chế được dịch này, với toàn bộ 16 bệnh nhân đã
được chữa trị mà không có ca tử vong nào.
Ông Đam đưa ra lời tuyên bố
này trong cuộc họp trên mạng của Bộ Y tế về tiến trình ngăn chận dịch Covid-19.
Ông Đam nói rằng: “với sự khiêm tốn của người Việt, chúng tôi ít nói đến điều
này nhưng đến nay có thể đánh giá Việt Nam đã kiểm soát được dịch”.
Điều đáng nói là, gần như đồng
thời với lời tuyên bố của ông Vũ Đức Đam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
đưa ra lời cảnh cáo là nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa đại dịch
Covid-19, mà trong đó, một số nước Âu châu và Trung Đông hằng ngày đang
ghi
nhận thêm các trường hợp nhiễm dịch. Trong khi đó tại Nam Hàn, đã có gần
một
ngàn người nhiễm bệnh và 11 trường hợp tử vong.
Hoàng Ân: Nay chuyển qua lĩnh vực kinh tế. Theo tôi được biết
dịch Covid-19 đã khiến đội tàu vận chuyển bằng đường biển của tập đoàn
Vinalines mất nhiều hợp đồng, có nguy cơ ngừng hoạt động vì mức lỗ lã lên đến
vài trăm triệu Mỹ kim trong năm nay. Anh có ghi nhận như thế nào về việc này?
Trường An:
Đúng như chị vừa nói. Dịch Covid-19 đã khiến đội tàu vận chuyển bằng đường biển
của tập đoàn Vinalines mất nhiều hợp đồng, có nguy cơ ngừng hoạt động .
Theo số liệu của Tổng cục
Quan Thuế Việt Nam, trong tháng Giêng vừa qua, tổng kim ngạch xuất cảng của
Việt Nam sang Hoa Lục chỉ vào khoảng 2 tỷ rưởi Mỹ kim, giảm hơn 35% so với
năm trước. Lượng hàng nhập cảng từ Hoa Lục cũng giảm hơn 20%. Theo ước tính của
những người đứng đầu Vinalines, nếu dịch Covid-19 kéo dài thêm 3 tháng nữa
thì mức lỗ lã có thể tăng lên thêm.
Trong khi đó, theo loan báo
của Bộ Nông nghiệp Việt Nam vào hôm qua, hơn 460 công ty Hoa Kỳ đã được Việt
Nam cấp giấy phép để xuất cảng các loại thịt vào Việt Nam. Ngoài ra 6 loại
trái cây của Hoa Kỳ như đào, lê, nho, táo, quất và cam cũng được xuất sang Việt
Nam kể từ năm nay.
Hoàng Ân: Thế còn việc nghành điện tử và dệt may của VN sắp
ngừng hoạt động vì dịch Covid 19 là sao anh?
Trường An:
Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Nhiều công ty điện tử và dệt
may tại Việt Nam có nguy cơ ngừng sản xuất vì cạn kiệt nguyên vật liệu nhập cảng
từ Trung Cộng và Nam Hàn. Theo loan báo của Bộ Công Thương Việt Nam, các công
ty điện tử chỉ còn đủ phụ tùng để sản xuất cho đến cuối tháng 3.
Ngành may mặc cũng chỉ còn đủ
nguyên liệu sản xuất đến đầu tháng 3 hoặc đến đầu tháng 4.
Nếu tình hình dịch bệnh vẫn
tiếp tục hoành hành tại Hoa Lục và Nam Hàn, nhiều công ty sẽ phải ngừng hoạt động,
hàng trăm ngàn công nhân sẽ lâm vào cảnh thất nghiệp.
Giải thích tình trạng trên,
Bộ Công Thương Việt Nam cho biết Hoa Lục là nơi cung cấp nguyên liệu lớn nhất
cho các nước. Không chỉ phụ thuộc vào việc nhập cảng nguyên vật liệu từ Trung Cộng,
Việt Nam còn sống dựa vào nguồn cung cấp từ Nam Hàn và Nhật Bản, hai quốc gia
đang trở thành ổ dịch Covid-19 lớn thứ nhì sau Hoa Lục.
No comments:
Post a Comment