Kính thưa quý thính giả,
sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại
Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường lời cho chị Hoàng Ân .
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và
xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Theo như tôi được biết, bộ ngoại giao Hoa Kỳ lên tiếng
kêu gọi bạo quyền VN trả tự do cho nhà báo Trương Duy Nhất. Anh có ghi nhận như
thế nào về việc này?
Trường An:
Đúng như chị vừa nói, Trong một thông báo với lời lẽ cứng rắn, bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ yêu cầu bạo quyền CS Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho nhà báo
Trương Duy Nhất, người bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Thái Lan vào đầu năm ngoái
và mang về giam giữ tại Hà Nội.
Thông báo của Hoa Kỳ được
đưa ra một tuần sau khi ông Nhất bị tòa án Hà Nội tuyên án 10 năm tù với cáo buộc
tiếp tay cho trùm địa ốc Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, mua bán đất đai nhà
nước ở Đà Nẵng. Trong thông báo, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ sự thất vọng về việc
Hà Nội bỏ tù ông Trương Duy Nhất, một cộng tác viên của đài Á châu Tự do. Thông
báo cũng nhắc lại vụ bắt cóc ông Nhất chỉ một ngày sau khi ông này nộp đơn xin
tỵ nạn chính trị lên Cao ủy LHQ tại Thái Lan.
Không chỉ kêu gọi bạo quyền
CS Việt Nam trả tự do cho ông Nhất, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng yêu cầu Hà Nội
phóng thích các tù nhân lương tâm, cho phép giới bất đồng chính kiến được quyền
bày tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa theo đúng tinh thần ghi trong bản hiến
pháp Việt Nam.
Phát biểu trong phiên xử vào
ngày 9/3, nhà báo Trương Duy Nhất đã khẳng định việc bắt cóc và bỏ tù ông chỉ
là một “đòn thù chính trị đê hèn”.
Hoàng Ân: Theo như tôi được biết hơn 2 ngàn tiếp viên của Việt
nam airlines bị nghỉ việc và cách ly là sao thưa anh?
Trường An:
Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Ngoài 2 tiếp
viên bị nhiễm dịch viêm phổi Vũ Hán, gần 1000 tiếp viên khác của hãng hàng
không Vietnam Airlines đang bị cách ly, và 1800 người nghỉ làm không lương
trong 3 tháng tới.
Vietnam Airlines
có khoảng 3200 tiếp viên, nhưng sau khi hai tiếp viên được xác nhận là nhiễm dịch,
thì cả ngàn người bị cách ly vì có tiếp xúc với hai bệnh nhân nói trên. Trong mấy
tuần qua, giới tiếp viên hàng không tại Việt Nam đang bị nhiều người dân xa
lánh vì sợ lây nhiễm dịch. Vào cuối tuần qua, một tiếp viên hàng không Nhật Bản
đã bị chủ nhà ở Sài Gòn yêu cầu dời đi, không cho thuê phòng.
Một nhân viên
cao cấp của Vietnam Airlines cho biết là hãng này đưa ra 3 hình thức nghỉ việc.
Một là chấm dứt hợp đồng làm việc, hai là tạm nghỉ không có lương trong 3 tháng
và cuối cùng là nghỉ luân phiên.
Hoàng Ân: Trong một hành động vô cùng nguy hiểm khi dịch Vũ
Hán đang phát triển mạnh, nhà cầm quyền CSVN đã kêu gọi Trung Cộng bỏ lệnh
phong tỏa một số quan ải để hàng hóa hai nước có thể qua lại. Anh có thể nói rõ
hơn về việc này?
Trường An:
Theo tôi được biết trong một hành động vô cùng bất nhất và nguy hiểm, nhà cầm
quyền CSVN đã kêu gọi Trung Cộng bỏ lệnh phong tỏa một số quan ải để hàng hóa
hai nước có thể qua lại trong khi dịch viêm phổi Vũ Hán đang lan tràn khắp thế
giới, khiến hơn 200
ngàn người bị nhiễm bệnh và hơn 7 ngàn người chết.
Như chúng ta đã biết, nhà cầm
quyền Hà Nội đã ra lệnh tạm cấm mọi du khách ngoại quốc nhập cảnh vào Việt Nam
trong vòng một tháng. Tuy nhiên, hai ngày trước đó, trong cuộc điện đàm với nhà
cầm quyền tỉnh Quảng Tây của Trung Cộng, ông Trần Tuấn Anh, bộ trưởng bộ Công
Thương, kêu gọi phía Trung Cộng mở thêm cửa biên giới để thông quan hàng hóa,
đáp ứng nhu cầu của các công ty hai nước.
Bí thư tỉnh ủy Quảng Tây đã đồng ý với đề nghị của ông Tuấn Anh.
Ngay sau khi tin này được tiết
lộ, các chuyên gia Việt Nam đã ào ạt chỉ trích ông Tuấn Anh là vô trách nhiệm
và vô ý thức trước tầm nguy hiểm của đại dịch Vũ Hán. Theo các chuyên gia,
trong khi nhiều nước đang áp dụng biện pháp phong tỏa biên giới một cách chặt
chẽ để giảm lây lan, thì chỉ có Việt Nam lại tính mở cửa biên giới, tạo cơ hội
cho dịch Vũ Hán lan nhanh sang Việt Nam.
Hoàng Ân: Thế còn việc cựu bí thư thành ủy thành hồ, ông lê
thanh hải bị kỷ luật là sao thưa anh?
Trường An:
Bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định thi hành kỷ luật ông Lê
Thanh Hải bằng hình thức “cách chức bí thư thành ủy thành Hồ nhiệm kỳ 2010-
2015.”
Quyết định kỷ luật này được
đưa ra dựa trên những sai phạm của ông Hải trong việc thực hiện Dự án đầu tư
Khu đô thị mới Thủ Thiêm, mà kết quả là hàng nghìn hộ dân đã bị cướp đất đai và
bị đẩy ra đường trong nhiều năm qua.
Ông Hải bị cho là đã “trực
tiếp ký một số văn bản không đúng với chủ trương của Hội đồng nhân dân Thành phố
và quy định của Luật Ngân sách năm 2002, Luật Xây dựng năm 2003.”
Từng là một trong những nhân
vật quyền thế nhất Việt Nam, uỷ viên bộ chính trị, ông Lê Thanh Hải đã nghỉ hưu
năm 2016, sau Đại hội Đảng 12.
Nhiều người dân bất bình với
việc cách chức vụ trong quá khứ của ông Hải, coi đây là sự lừa mị của đảng đối
với người dân. Theo họ, ông Hải và nhiều quan chức nữa phải bị truy tố vì sai
phạm ở Thủ Thiêm.
No comments:
Post a Comment