Kính thưa quý thính giả,
sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại
Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường lời cho chị Hoàng Ân .
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và
xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào trước việc
bệnh dịch Vũ Hán bùng phát tại VN?
Trường An:
Đúng như chị vừa nói, không đầy một tuần sau khi công bố hết dịch, Bộ Y tế
Việt Nam xác nhận có 47 ca nhiễm dịch Vũ Hán tại một số
địa phương, trong đó có một quan chức cấp cao thuộc ban cố vấn của Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc.
Đa số các người nhiễm bệnh
là do lây lan từ một nữ hành khách đi trên chuyến bay từ Luân Đôn về Việt
Nam vào ngày 2/3 vừa qua. Người này được cho là bệnh nhân thứ 17 đã lây nhiễm
cho thân nhân và người tài xế đón cô về nhà ở Hà Nội. Nhân viên y tế xác nhận
là 8 du khách ngoại quốc đi cùng chuyến bay với cô này đã nhiễm dịch Vũ Hán,
trong đó 4 người đang ở Quảng Ninh, 2 người ở Lào Cai và 2 người khác ở Đà Nẵng.
Cùng chuyến bay và ở cùng
toa với bệnh nhân thứ 17 có ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch & Đầu
tư. Kết quả xét nghiệm vào hôm thứ Bảy 7/3 cho thấy ông Dũng không bị nhiễm dịch,
nhưng vẫn bị cách ly 14 ngày để theo dõi.
Trong khi đó, khu phố Trúc Bạch
ở Hà Nội, nơi mà bệnh nhân thứ 17 sinh sống, đang bị phong tỏa vào cuối tuần
qua, hàng trăm người từng tiếp xúc với bệnh nhân này hiện cũng đang bị cách ly.
Hoàng Ân: Cũng liên quan đến dịch Vũ Hán này thì trong tuần
qua, có tin một cố vấn của thủ tướng CSVN cũng bị nhiễm. Anh có thể nói rõ hơn
về việc này?
Trường An:
Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN!
Một người nhiễm
dịch Vũ Hán đang được dư luận tại Việt Nam chú ý nhiều nhất, đây là bệnh nhân
thứ 21 vì có nguy cơ lan nhiễm cho nhiều người nhất.
Ông này là
Nguyễn Quang Thuấn 61 tuổi, cựu Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, hiện giữ
Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đảng CSVN/ kiêm thành viên tổ tư vấn
kinh tế của Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Thuấn bị lây nhiễm từ bệnh nhân thứ 17, vì ngồi cùng chuyến bay từ
Luân Đôn về Hà Nội vào ngày 2/3 vừa qua.
Người nhiễm
thứ 17 về đến nhà đã bộc phát các triệu chứng bệnh, nên gần như không ra khỏi
nhà ở phố Trúc Bạch – Hà Nội. Ngược lại, ông Thuấn đã tham dự một số buổi họp
và tiếp xúc với hàng trăm người. Giới chức Hà Nội cho biết trong 5 ngày trước
khi phát bệnh, ông Thuấn đã dự các phiên họp của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
và Hội đồng Lý luận Trung ương, và đã tiếp xúc với ít nhất 400 người.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến khác, trong bảng xếp hạng thường
niên được công bố vào hôm thứ Tư 11/3, tổ chức Phóng viên Không biên giới vẫn xếp
Việt Nam vào danh sách 20 nước thù địch trong lãnh vực tự do báo chí. Anh vui
lòng nhắc lại việc này để quý thính giả của đài được tường tận hơn?
Trường An:
Được biết Việt Nam đứng thứ 176 trong tổng số 180 quốc gia về lãnh vực tự do
báo chí vì có những hành vi sách nhiễu, kiểm duyệt và bóp méo thông tin một
cách nghiêm trọng. Trong báo cáo, tổ chức Phóng viên Không biên giới tố cáo bạo
quyền Việt Nam đã sử dụng một lực lượng lên đến 10 ngàn mật vụ internet để
truy lùng và trấn áp những tiếng nói đối lập trên mạng.
Vụ thảm sát cụ Lê Đình
Kình tại xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1 vừa qua cũng được tổ chức ký giả
nói trên nêu lên như là bằng chứng cho thấy lực lượng nói trên đã trắng trợn
bóp méo sự thật sau biến cố nói trên.
Trong khi đó, tổ chức nhân
quyền Safeguard Defenders cũng công bố một báo cáo lên án bạo quyền Việt Nam
đã cưỡng bức người dân phải nhận tội trên truyền hình, điển hình là con cháu cụ
Lê Đình Kình bị bắt giữ sau vụ tấn công vào xã Đồng Tâm. Theo báo cáo thì tình
trạng công an hình sự ép cung và buộc nhận tội rất phổ biến tại Việt Nam, dẫn
đến việc nhiều người dân thiệt mạng vì bị tra tấn tàn bạo trong các đồn công
an.
Hoàng Ân: Cũng liên quan đến vấn đề nhân quyền. Hôm 11/3, Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ công bố một báo cáo nhân quyền năm 2019, có nội dung tố cáo bạo
quyền Việt Nam đã vi phạm trầm trọng về nhân quyền trong năm.
Anh vui lòng
nhắc lại việc này để quý thính giả đài hiểu hơn?
Trường An:
Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Báo cáo khẳng
định chế độ Việt Nam là một chế độ độc tài đảng trị, đã vi phạm nhân quyền trầm
trọng trong nhiều vụ việc như bắt bớ hàng loạt người bất đồng chính kiến,
tra tấn người dân trong đồn công an, đối xử khắc nghiệt với các tù nhân lương
tâm và chính trị tại các trại giam, đàn áp tôn giáo, bóp nghẹt quyền tự do báo
chí và quyền xử dụng internet.
Báo cáo đã
nêu lên vụ bắt cóc và bỏ tù nhà báo Trương Duy Nhất như là trường hợp điển hình
về chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận và báo chí tại Việt Nam. Ngoài ra,
báo cáo cũng nêu đích danh hàng chục tù
nhân lương tâm và chính trị bị đối xử thô bạo trong các trại tù trong năm 2019,
với các tù nhân bị biệt giam, không được đưa đi chữa trị khi bệnh, thậm chí
là bị đánh đập đến ngất xỉu trong tù.
Tóm lại, báo
cáo năm nay của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy tình hình nhân quyền tại Việt
Nam có mức độ tồi tệ hơn mấy năm trước, đặc biệt là kể từ khi Tổng bí thư CS
Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nắm luôn chức chủ tịch nước.
No comments:
Post a Comment