Sau đây, mời quý thính giả theo dõi
chuyên mục “Nói với người cộng sản”. Đây là diễn dàn để trình bày với
các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công
an và bộ đội của chế độ hiện hành. “Nói với người cộng sản” do Tiến
Văn biên soạn, qua sự trình bày của Tâm Anh
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng
các bạn công an, bộ đội thân mến,
Năm ngoái, 2019, công an tỉnh Lai Châu đã
đuổi khỏi ngành một Thượng tá công an đang nắm chức vụ Trưởng phòng cảnh sát
kinh tế tỉnh. Nhân vật bị đuổi là Thượng tá công an Thái Đình Hoài, quê quán
Nghệ An, sinh năm 1976. Không chỉ đeo lon Thượng tá, ông Hoài còn giữ chức Bí
thư Chi bộ Phòng Cảnh sát Kinh tế và là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Công an
tỉnh. Lý do công khai khiến ông Hoài bị đuổi khỏi ngành công an là ông Hoài đã
dùng bằng giả phổ thông trung học để vào ngành công an và leo lên đến vị trí
sắp sửa trở thành lãnh đạo công an tỉnh Lai Châu và đang thuộc thành phần đảng
viên cộng sản cao cấp của tỉnh Lai Châu.
Thưa anh chị em và quí vị, hẳn tất cả
mọi người ở trong ngành đều không cảm thấy ngạc nhiên hay sửng sốt về trường
hợp của thượng tá Thái Đình Hoài vừa nói. Bởi thực trạng ngành công chức Việt Nam
từ lâu nay đã đầy rẫy các trường hợp tương tự như ông Hoài. Mọi ngành nghề công
chức hiện nay đều đã bị nhiễm nặng căn bệnh gian dối về bằng cấp. Vấn đề là ai
kém may mắn hơn ai, có bị tố giác, lật tẩy hay không mà thôi.
Nói riêng trong ngành công an, những
người thân cận ai cũng biết luận văn tiến sĩ luật của Tô Lâm là do Nguyễn Xuân
Thao, hiện là Thượng tá, Phó giám đốc công
an Đồng Nai, chịu trách nhiệm hoàn thiện, còn việc Thao hoàn thiện bằng cách
nào là chuyện riêng của Thao. Thực ra, không chỉ Tô Lâm, gần như tất cả các cấp
lãnh đạo hiện nay trong hệ thống chính trị đều dùng bằng giả hoặc đều thuê
người làm luận văn để hợp pháp hóa cho đủ các chứng chỉ, văn bằng cho các chức
lãnh đạo từ trưởng, phó phòng trở lên.
Ở Việt Nam từ lâu
đã xuất hiện một dịch vụ – một ngành kinh tế – đó là viết luận văn cho mọi loại
thí sinh, đặc biệt khi thí sinh là các công chức cần chứng chỉ, bằng cấp để lên
lương, lên chức.
Mỗi luận văn có
giá từ vài chục triệu tới vài trăm triệu tùy mức độ là thạc sĩ, tiến sĩ và tùy
vào từng lĩnh vực như luật, chính trị Mác-Lê hay quản lí, giáo dục.
Nhu cầu về bằng
giả hiện nay vẫn có như ông Thượng tá Thái Đình Hoài trước đây, nhưng nhu cầu
này ngày càng giảm bởi dịch vụ kiếm bằng thật không cần đi học, không cần phải
khổ công làm luận văn đã phát triển rộng khắp. Việc bảo vệ luận văn cũng không
phải là việc khó vì trong giá thành có thể đã bao hàm cả việc đảm bảo cho cuộc
bảo vệ luận văn với bất kì ban giám khảo nào cũng có kết quả: xuất sắc.
Lí giải hiện tượng
này ngày nay không còn là việc khó nữa. Việc mua ban giám khảo cũng không phải
là việc khó vì các thành viên của ban giám khảo cũng đã là những người đã trải
qua chu trình gian dối để có được các học hàm, học vị như tiến sĩ, giáo sư; và
mục đích của bản thân họ không phải là gìn giữ, nâng cao đạo đức, chất lượng
cho học thuật; mục đích của họ chỉ là làm sao kiếm được nhiều tiền và kiếm được
càng nhiều, càng dễ thì họ càng hài lòng.
Trong công việc
thực tế của ngạch công chức như công an, viện kiểm sát, đoàn luật sư hay các
cấp lãnh đạo cục, vụ, bộ, rất ít khi cần đến kiến thức sâu về khoa học và càng
ít cần đến những chuẩn mực về tư cách, đạo đức. Quan trọng hơn, cả hệ thống đã
được xây dựng trên sự dối trá và tất cả các lãnh đạo cao cấp nhất ở mọi ngành,
mọi mức độ cũng đều dùng bằng giả hoặc bằng thật-học giả. Vì vậy, trong hệ
thống hầu như không còn ai coi chuyện gian trá là bất bình thường nữa ;
ngược lại, dư luận xung quanh sẽ đánh giá là « hâm », thậm chí là
« điên » nếu có người tỏ ra mong muốn hoặc chú ý đến sự trung thực,
danh dự. Yếu tố quan trọng nhất để cho công việc trôi chảy trong ngạch công
chức tại Việt Nam ngày nay chính là phải biết quan hệ, ứng xử trên dưới phù hợp
sao cho không tạo ra kình địch thái quá. Còn một khi có chỗ dựa chắc chắn và uy
lực lớn như Trần Đại Quang lúc sinh thời thì dù có bằng giả rõ ràng hay có bằng
chứng tẩy xóa, sửa chữa hẳn năm sinh cũng vẫn không ai có thể động chạm được.
Ngay như ông bộ
trưởng bộ giáo dục – người đứng đầu bộ phận quản lí, chăm sóc cao nhất của đất
nước về chuyện học hành, về chuẩn mực tối thiểu cho phẩm chất con người – mà
ông ta lại mắc tật nói ngọng, thế nhưng ông này vẫn thản nhiên tại vị như không
có chuyện gì xảy ra. Điều này đủ cho thấy hệ thống chính trị, công chức dưới sự
thống trị của đảng Hồ-Tàu đã tha hóa, suy đồi tới mức nào.
Tuy nhiên, những
kẻ thiếu may mắn như ông Thượng tá Thái Đình Hoài vẫn xảy ra là do ông đã không
đủ lực, hoặc không đủ tiền bạc và hoặc không đủ chỗ dựa để bịt kín mọi nghi kị,
tấn công ông.
Thưa anh chị em và quí vị, sự suy đồi này không có nghĩa nó sẽ tiếp
tục và tồn tại mãi mãi. Đây chỉ là những dấu hiệu trung thực của một chế
độ chính trị đang lún sâu vào giai đoạn tiêu vong. Bởi những suy đồi,
tha hóa này không chỉ làm cho lòng người khinh bỉ, oán giận, chúng còn
là những mầm thúc đẩy cho các mục ruỗng, vô tri, bất đồng, xung đột, vỡ
lở từ bên trong nội bộ của chúng.
Ví dụ như bệnh
nhân Covid thứ 21 tại Việt Nam đã cho toàn dân thấy rõ một tên đảng viên cấp
dưới rất xa của Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc sống xa hoa, đàng điếm, đồi bại và
quyền lực lớn như thế nào. Nhưng vì thuộc vây cánh của Trọng nên tên bệnh nhân
này vẫn được bảo vệ.
Đó là một nguyên
nhân khiến các hận thù, uất ức trong nội bộ ngày càng tăng. Và sẽ tới một thời
điểm, sớm, muộn chưa ai biết chắc, các áp lực trong ngoài đảng Hồ-Tàu phối hợp
cùng nhau và nổ tung.
Nhiều anh chị em
chúng ta, bản thân cũng mang nhiều uất hận, oan khiên, tức giận chưa được giải
tỏa. Sự nổ tung đó cũng là mong muốn, mơ ước thầm kín của nhiều người. Trong đó
chắc chắn có cả ông cựu Thượng tá công an Thái Đình Hoài.
Tâm Anh và Tiến Văn
thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
No comments:
Post a Comment