Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Bảo
Trân và Nguyên Khải
Liên minh Các Tổ chức Xã
hội Dân sự Toàn cầu ( gọi tắt là CIVICUS) có trụ sở tại Nam Phi, gồm 9.000
thành viên trên toàn thế giới, đã yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt
Nam phóng thích các tù nhân
chính trị, các nhà hoạt động nhân quyền hiện đang bị giam giữ ” nhằm ngăn
chặn sự lây lan của đại dịch Vũ Hán trong nhà tù”.
Trong
thông cáo báo chí đưa ra ngày 24/3, CIVICUS nói rằng Việt Nam “cần đặt nhân quyền làm trọng tâm trong phòng chống dịch
bệnh Vũ Hán.”
Civicus
cũng lo ngại nhiều
quốc gia trên thế giới lạm
dụng dịch Vũ Hán để đàn áp nhân quyền,
nên đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ “Ban bố về tình trạng khẩn cấp vì lý do sức khỏe và an ninh phải
được thực hiện phù hợp với luật pháp: các quốc gia không nên áp dụng luật khẩn
cấp như một cái cớ để hạn chế quyền công dân của các nhóm, dân tộc thiểu
số và cá nhân cụ thể. Không nên áp dụng luật khẩn cấp để bịt miệng những người
bảo vệ nhân quyền.”
Ngày 25/3, Văn phòng Cao
ủy Nhân quyền Liên Hiệpp Quốc cũng ra lời kêu gọi các chính phủ hành động khẩn
cấp nhằm bảo vệ các tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trước sự lây nhiễm bệnh dịch
đang lan tràn trong các nhà tù. Cao ủy Nhân quyền , Bà Michelle Bachelet cho biết,
dịch Vũ Hán đã bắt đầu tấn công các nhà tù bởi các cơ sở giam giữ quá đông
đúc, điều kiện mất vệ sinh và các dịch vụ y tế không đầy đủ hoặc thậm chí không
được cung cấp.
Bà Bachelet nói “Ngay lúc này, hơn bao giờ hết, các chính phủ
nên phóng thích những người bị giam giữ mà không có đủ cơ sở
pháp lý, bao gồm các tù nhân chính trị và những người bị giam giữ chỉ vì bày tỏ
quan điểm phê phán hoặc bất đồng.”
2/
CÁC KHU CÁCH LY Ở VIỆT NAM QUÁ TẢI, NGƯỜI VIỆT ĐƯỢC KHUYẾN CÁO TẠM THỜI KHÔNG
VỀ NƯỚC
Bộ
Ngoại giao CS Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam ở nước ngoài tạm thời không
về nước để tránh đại dịch Vũ
Hán
vì các khu cách ly ở trong nước đang bị quá tải.
Báo
chí nhà nước cộng sản đưa tin nhiều người Việt đã bị kẹt tại các phi trường
ngoại quốc trên đường hồi hương, khi các hãng hàng không quốc tế dừng các
chuyến bay tới Việt Nam. Trong nước, các khu cách ly tập trung tại Hà Nội, Sài
Gòn và nhiều nơi khác đã quá tải sau khi đã tiếp nhận hàng trăm nghìn người.
Tại
Việt Nam, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, mặc dù chưa có tử
vong nhưng các ca nhiễm tiếp tục tăng lên gần 200 người và dự báo sẽ tăng mạnh
trong những ngày tới.
Từ
ngày 28/3/2020, các hoạt động tập trung đông người bao gồm cả các hoạt động tôn
giáo, văn hóa, thể thao và giải trí đều bị cấm; các cơ sở kinh doanh dịch
vụ bị tạm dừng, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu;
việc di chuyển của người dân bị hạn chế, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch
đến các địa phương khác; và nhập cảnh bị kiểm soát chặt chẽ.
3/
BỆNH VIỆN BẠCH MAI Ở HÀ NỘI BỊ CÁCH LY
Bệnh
viện Bạch Mai, một bệnh viện lớn nhất ở miền Bắc, đã bị cách ly vì trở thành ổ
dịch với nhiều nhân viên y tế và người bệnh và người nhà bệnh nhân bị phát
hiện dương tính với dịch Vũ Hán.
Đến
nay đã có 12 người nhiễm dịch Vũ Hán liên quan đến bệnh viện này, và theo nhận định của các
chuyên gia, con số này sẽ tăng trong những ngày tới. Ngoài nguồn lây nhiễm từ
nhân viên y tế, còn có dấu hiệu của đường lây nhiễm thứ hai từ bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân và nhân viên của các công ty cung cấp dịch vụ hậu cần.
Từ
sáng 28/3, bệnh viện không tiếp nhận bệnh nhân mới. Các bác sỹ, nhân viên đang
làm việc tại Bạch Mai cũng đồng thời thực hiện chế độ cách ly tập
trung trong bệnh viện. Ngày 28/3, Binh chủng Hoá học – Bộ Quốc phòng đưa 10 xe
đặc chủng và trang thiết bị chuyên dùng để phun tiêu độc toàn bộ không gian của
Bệnh viện Bạch Mai.
4/
NỘI BỘ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM BẤT ĐỒNG VỀ XUẤT CẢNG GẠO
Nội
bộ chính phủ cộng sản Việt Nam có bất đồng về việc dừng xuất cảng gạo trong
lúc dịch bệnh Vũ Hán
lan nhanh trên toàn cầu và lo ngại về an ninh lương thực.
Vào
ngày 28/3, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thông báo kế hoạch tích trữ gạo và
tạm ngưng xuất cảng gạo để bảo đảm đủ lương thực cho 97 triệu dân trong khủng
hoảng dịch Vũ Hán.
Trong
khi đó, Bộ Công Thương đã kêu gọi chính phủ xét lại quyết định này trong khi
một số chuyên gia cũng không tán đồng với quyết định tạm ngưng xuất cảng
gạo.
Chuyên
gia kinh tế nông nghiệp Phùng Đức Tùng, giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển
Mekong, cho rằng việc dừng xuất cảng gạo sẽ ảnh hưởng nặng nề đến những người
sống nhờ vào việc buôn báo gạo ở Việt Nam, nhất là người nông dân ở đồng bằng
sông Cửu Long. Ông cho rằng chính phủ chỉ nên can thiệp vào thị trường
khi lệnh ” tình trạng khẩn cấp quốc gia” đã ban hành
Theo
Reuters, việc Việt Nam tạm ngưng xuất cảng gạo sẽ có tác động đáng kể về ngắn
hạn đối với nguồn cung cấp gạo trên thế giới. Theo bà Shirley Mustafa- một
chuyên gia phân tích tích thị trường gạo thế giới của Tổ chức Nông Lương Liên
Hiệp Quốc FAO thì việc tạm ngưng xuất cảng gạo sẽ tác hại đến uy tín của Việt
Nam với tư cách của một nhà cung cấp gạo đáng tin cậy trên thị trường thế giới.
5/
QUÂN ĐỘI VENEZUELA ỦNG HỘ TỔNG THỐNG MADURO
Báo
Sài Gòn Giải phóng đưa tin Lực lượng Vũ trang Quốc gia Venezuela (FANB) khẳng
định sự “trung thành tuyệt đối”, và bày tỏ sự ủng hộ đối với tổng thống Nicolas
Maduro sau khi Chính phủ Mỹ cáo buộc ông này cùng nhiều quan chức của chế độ
tội danh buôn lậu ma túy và treo thưởng 15 triệu Mỹ kim cho người cung cấp
thông tin để bắt được ông.
Trong một thông điệp do Tư
lệnh đơn vị tác chiến chiến lược, ông Remigio Ceballos công bố, LLVTQG
bác bỏ mạnh mẽ những cáo buộc “ngông cuồng và cực đoan” của Mỹ nhằm vào ông
Maduro, đồng thời cho rằng động thái này của Washington xuất hiện ngay sau khi
Venezuela vạch trần một âm mưu bạo lực được thực hiện từ lãnh thổ Colombia nhằm
ám sát Maduro và một số lãnh đạo cao cấp thân cận.
No comments:
Post a Comment