Mở đầu chương trình, mời quý vị cùng theo dõi phần Tin Tức với Mỹ Linh và Bá Cơ.
Ngay sau khi nhận được tin về phán quyết của tòa án, các tổ chức bảo
vệ ký giả thế giới đã lên tiếng chỉ trích bản án 10 năm tù mà bạo quyền
Hà Nội tuyên phán đối với nhà báo Trương Duy Nhất, kiêm blogger, chủ
nhân trang mạng “Một góc nhìn khác”.
Ngay cả hai luật sư bào chữa cho ông Nhất trong phiên tòa vào hôm thứ
Hai 9/3 cũng cho rằng bản án này là quá nặng và vô bằng chứng. Theo
cáo trạng, khi giữ chức trưởng văn phòng tờ báo Đại Đoàn Kết ở Đà Nẵng
vào 10 năm trước, ông Nhất đã lợi dụng quyền hạn này để tiếp tay cho
trùm địa ốc Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, mua bán nhiều bất động sản
nhà nước với giá rẻ mạt, gây thất thu lớn cho công quỹ.
Trong thông cáo báo chí đưa ra vào chiều hôm qua, hai tổ chức Phóng
viên Không biên giới và Ủy ban Bảo vệ Ký giả nhấn mạnh đến việc ông
Nhất đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc tại Thái Lan vào đầu năm 2019, sau
đó đưa về giam giữ tại Hà Nội suốt cả năm qua. Thông cáo khẳng định đây
chỉ là một sự trả thù của bạo quyền Hà Nội về các bài phê bình chế độ
của nhà báo Trương Duy Nhất, với mục đích bịt miệng giới bất đồng chính
kiến tại Việt Nam. Phát biểu tại phiên tòa hôm qua, ông Nhất cũng tuyên
bố đây là một “đòn thù chính trị vô cùng hèn hạ”.
2) THÊM MỘT CA NHIỄM DỊCH COVID-19 TỪ BỆNH NHÂN THỨ 17
Vào chiều hôm qua, thứ Hai 9/3, Bộ Y tế Việt Nam xác nhận có thêm
một du khách người Anh bị nhiễm dịch vì đi cùng chuyến bay với cô Nguyễn
Hồng Nhung từ Luân Đôn đến Hà Nội.
Bệnh nhân thứ 31 này là một người đàn ông 49 tuổi, được viện Pasteur
Nha Trang xác nhận là nhiễm dịch sau khi nhận mẫu máu từ bệnh viện Đà
Nẵng. Tính đến hôm qua, đã có 11 hành khách đáp cùng chuyến bay với cô
Nhung đã bị nhiễm dịch, trong đó có ông Nguyễn Quang Thuấn, phó chủ
tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đảng CS Việt Nam kiêm thành viên ban
cố vấn cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Trước đó, một nữ du khách người Anh 66 tuổi đi cùng chuyến bay nói
trên cũng bị xác nhận là nhiễm dịch. bà này đã trú ngụ tại khách sạn
Moonlight trước khi phát bệnh. Khi tin này loan truyền, cả thành phố
Huế lên cơn hốt hoảng, nhiều cửa tiệm đóng cửa vì sợ nhiễm dịch.
3) CHUYỆN DỊ KỲ Ở VIỆT NAM: NHÂN VIÊN VÀO TRẠI CÁCH LY THAY THẾ CHO THƯỢNG CẤP.
Trong một diễn biến chưa từng có trên thế giới từ khi dịch Covid-19
bùng phát, một nhân viên tại Việt Nam đã vào trại cách ly thay cho
lãnh đạo của mình .
Theo tin trong nước, bệnh nhân là chủ tịch hội đồng quản trị một
công ty điện gió ở tỉnh Quảng Trị, là một trong 4 người ngồi cùng
khoang máy bay với cô Nguyễn Hồng Nhung, bệnh nhân thứ 17. Bốn thành
viên thuộc công ty điện gió này đi trên máy bay bị liệt vào danh sách
phải cách ly để kiểm tra. Nhưng sau khi nhận lệnh đến trại cách ly, ông
chủ tịch HDQT này lại đưa một nhân viên cấp dưới đi thay thế.
Ngày 9/3, sở Y tế Quảng Trị đã phát giác là ông chủ tịch công ty không trình diện, thay vào đó là một nhân viên của ông ta.
4) NẠN HẠN HÁN VÀ NHIỄM MẶN SẼ LAN RỘNG Ở MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN
Giới khí tượng Việt Nam dự đoán là tình trạng hạn hán nặng nề và
nhiễm mặn ở các con sông không chỉ xảy ra ở miền nam, mà sẽ lan rộng ở
miền trung và trên tây nguyên trong mùa khô năm nay.
Theo dự đoán của Trung Tâm Khí tượng VN, kể từ tháng 3 đến tháng 5,
tình trạng hạn hán sẽ diễn ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, trên Tây nguyên và miền đông nam bộ. Từ tháng 6 đến tháng 8, tình
trạng hạn hán và nhiễm mặn sẽ lan rộng ở các tỉnh còn lại, với mức độ
nghiêm trọng hơn năm ngoái.
Theo ghi nhận của trung tâm nói trên, lượng nước đổ về từ các con
sông ở miền trung và tây nguyên đang ở mức thấp hơn trung bình so với
các năm trước, với tỷ lệ thiếu hụt từ 40 đến 80%, dẫn đến nguy cơ các
đập nước sẽ khô cạn trong vài tháng tới nếu trời không mưa.
Như tin đã loan, trong hai tháng qua, hạn hán và nhiễm mặn đang diễn
ra nghiêm trọng tại một số tỉnh ở miền nam như Bến Tre, Tiền Giang,
Long An, Kiên Giang và Cà Mau. Tình trạng khan hiếm nước sạch ngày
càng trầm trọng hơn tại tỉnh Bến Tre trong hai tuần qua.
5) DỊCH COVID-19 LAN ĐẾN 34 TIỂU BANG CỦA MỸ
Dịch Covid-19 đang lan rộng tại nước Mỹ, với 34 tiểu bang đều có
người nhiễm bệnh, và 8 tiểu bang đã ban hành tình trạng khẩn cấp.
Tính đến sáng hôm nay, con số trường hợp nhiễm tại Hoa Kỳ là gần
600 người, với 22 người chết. Số người nhiễm nhiều nhất là trên chiếc
du thuyền Grand Princess đang neo đậu ở cảng Oakland, thuộc miền bắc
tiểu bang California. Trong tổng số 3500 người có mặt trên tàu, đã có 19
thủy thủ và 2 hành khách nhiễm dịch. Giới chức trách California đang nỗ
lực di tản toàn bộ hành khách đến một số căn cứ quân sự để cách ly.
Trong tổng số các trường hợp nhiễm tại Mỹ, có 49 người là được di
tản từ hải ngoại về nước, gồm 3 người từ Vũ Hán và 46 người từ chiếc du
thuyền Diamond Princess bị cách ly ở ngoài khơi nước Nhật.
Vào hôm qua, một thượng nghị sĩ của tiểu bang Texas và một thượng
nghị sĩ tiểu bang Arizona đã tuyên bố tự cách ly sau khi tiếp xúc với
một người nhiễm dịch.
6) TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG QUÂN ĐỘI Ý BỊ NHIỄM BỆNH COVID-19
Tổng tham mưu trưởng quân đội Ý, đại tướng Salvatore Farina, đã bị
xác nhận là nhiễm dịch Covid-19 và đang được cách ly tại tư gia kể từ
hôm Chủ nhật 8/3.
Tướng Farina cho biết là sau khi cảm thấy không khỏe, ông đã đi kiểm
tra và được xác nhận là nhiễm dịch vào hôm Chủ nhật 8/3. Trước đó một
ngày, thượng nghị sĩ Alberto Cirio, người đại diện cho cử tri miền bắc
nước Ý kiêm thành viên của quốc hội Âu châu, cũng bị nhiễm bệnh.
Hiện nay, nước Ý đang qua mặt Nam Hàn, trở thành ổ dịch lớn thứ nhì
trên thế giới sau khi số người nhiễm tăng vọt một cách chóng mặt, với
hơn 7500 người vào sáng thứ Ba 9/3, và hơn 370 người chết.
Iran cũng sắp đuổi kịp Nam Hàn và Ý về tốc độ lan nhiễm, với tổng
cộng 7200 ca bệnh và 240 người chết, trong đó có nhiều quan chức cao
cấp. Vào hôm qua, chính phủ Iran đã phóng thích hơn 70000 tù nhân để
ngăn chặn sự lây nhiễm trong tù.
No comments:
Post a Comment