Thưa quý thính giả, những hình ảnh nhan nhản trong xã hội VN về
sự tương phản quá lớn giữa giàu và nghèo đã khiến cho người dân bình
thường nhất cũng phải đặt câu hỏi: “ công lý, công bằng ở đâu?”.
Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “Công lý cho người nghèo” của Phạm Thanh Nghiên sẽ được chính tác giả trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “Công lý cho người nghèo” của Phạm Thanh Nghiên sẽ được chính tác giả trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Các hình ảnh hiếm hoi từ Vũ Hán không chỉ truyền đi tiếng gào thét
thảm thương, cái giãy dụa quằn quại đầy bất lực của những người nhiễm
bệnh hoặc bị cho là nhiễm bệnh, đâu đó thấp thoáng bộ mặt của tội ác
mang tên chế độ. Và rồi chỉ vài ngày sau cơn rúng động, Vũ Hán rơi vào
tình trạng thinh lặng đến đáng sợ. Người ta hỏi nhau về tình hình Vũ Hán
nhưng không ai có thông tin khả dĩ, chỉ biết rằng thành phố 11 triệu
dân này đã hoàn toàn bị cách ly không chỉ về mặt ranh giới mà còn trên
không gian mạng.
Sau nhiều ngày im bặt, Vũ Hán lại được nhắc tên khi ông Tập Cận Bình
(được cho là) đã đến thăm thành phố này hôm 10/3. Nếu có cái nhìn toàn
cảnh, người ta sẽ nhận ra mối tương quan Việt- Trung trong vấn đề chống
dịch, biểu hiện rõ ở một số sự kiện dưới đây:
-Tháng 12/2019 Virus Vũ Hán xuất hiện. Nhưng phải đến ngày 20/1/2020 mới được nhà cầm quyền Trung cộng công khai.
-Ngày 23/1, Việt Nam phát hiện ca nhiễm virus corona đầu tiên. Vài
ngày sau, con số được công bố là 16 nhưng trong nhiều ngày không phát
hiện thêm ca nhiễm mới nào. Việt Nam cũng tuyên bố cả 16 ca đều được
chữa khỏi.
-Ngày 4/3, phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định “một tuần nữa không có ca nhiễm mới, Việt Nam sẽ tuyên bố hết dịch”.
-Ngày 5/3: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố sẽ chi 50 tỉ USD để
giúp các nước có thu nhập thấp và thị trường mới nổi để ứng phó với dịch
cúm Vũ Hán.
-Ngày 6/3: Hà Nội họp khẩn trong đêm vì phát hiện ca nhiễm thứ 17-
ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì. Tính đến ngày 14/3 Việt Nam đã có
53 ca nhiễm.
-Ngày 10/3, Tập Cận Bình đi thăm Vũ Hán.
Trước khi Tập đi thăm Vũ Hán, truyền thông Trung cộng ra sức tuyên
truyền rằng con virus giết người đến từ Mỹ, Phương Tây và Nhật Bản. Và
rằng Hoa Lục là “người hùng” khi gánh chịu hậu quả nặng nề từ con virus
này nhưng sẵn sàng giúp thế giới đối phó với dịch bệnh. Nghĩa là Trung
cộng không ngần ngại bày tỏ dã tâm muốn nhồi sọ toàn thể nhân dân thế
giới chứ không bó hẹp ở con số hơn 1 tỉ dân Tàu. Trong khi đó, Việt Nam
cũng đẩy mạnh truyền thông, tạo dư luận rằng virus đến từ Hàn Quốc, Anh
quốc hay một xứ xa xôi nào đó chứ không liên quan đến “bạn vàng”. Thông
tin và hành trình của ca nhiễm thứ 17 và hành khách trên chuyến bay
VN0054 được khai thác triệt để (do vậy) không phải không có chủ đích.
Khoan hãy bàn đến các yếu tố chính trị hay đấu đá nội bộ trước thềm
Đại hội đảng lần thứ 13. Các chi tiết về bệnh nhân số 17 (Nguyễn Hồng
Nhung) và ca số 21- ông Nguyễn Quang Thuấn- (nguyên Chủ tịch Viện Hàn
lâm Khoa học-Xã hội, Hội đồng Lý luận TƯ và là 1 trong 16 thành viên Tổ
Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ) một lần nữa phán ảnh rõ ràng về
cách biệt quá lớn giữa người giàu với người nghèo trong xã hội ngày nay.
Những chuyến bay thượng hạng, những chuyến du lịch nước ngoài, những
cuộc mua sắm, du hí, ăn chơi trị giá hàng triệu đô-la. Chỉ riêng thẻ
chơi golf của ông Nguyễn Quang Thuấn đã trị giá 3 tỉ đồng, hơn tiền
lương lao động cả đời của một người công nhân. Khốn nạn thay, ông Thuấn
không phải là trường hợp cá biệt trong hàng ngũ các “quan phụ mẫu” thuộc
guồng máy cai trị đương thời. Bên cạnh cuộc sống xa hoa, phung phí của
giới lãnh đạo, của bọn nhà giàu là những đau khổ quằn quại, nghèo đói
của những con người bị bóc lột. Đó là hình ảnh của những đứa trẻ đói ăn
thiếu mặc, rách rưới và ghẻ lở. Là hình ảnh xác chết bó chiếu buộc trên
xe gắn máy chở về nhà vì không đủ tiền thuê ô tô cho đàng hoàng. Là câu
chuyện của người mẹ phải tự vẫn để hy vọng sau khi chết đi, có chút tiền
phúng điếu để lại cho con mình ăn học.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn muốn người dân tin rằng đây là
một chế độ công bằng, dân chủ, văn minh, nhưng hơn ai hết chính họ biết
sự thật nằm ở đâu. Chính họ đã tước đi sự công bằng của dân chúng, nhất
là của người nghèo.
Vậy ai sẽ đòi lại công bình cho người nghèo khó, cho những người bị bách hại và bị bỏ rơi?
Sự kiện một loạt các ca mới nhiễm virus Vũ Hán khởi phát từ cô Nguyễn
Hồng Nhung trên chuyến bay VN0054 hạng Thương gia, lan ra một số người
tiếp xúc với cô đều thuộc hạng “siêu giàu” khiến tôi nhớ đến bài Tin
Mừng thứ năm tuần 2 Mùa Chay có kể về Dụ ngôn giữa người giàu và kẻ
nghèo rằng: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày
yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Lazarô, nằm bên
cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn
rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến
liếm ghẻ chốc của người ấy”.
Tấn bi kịch từ câu chuyện Dụ ngôn chỉ ra là người giàu đã không đoái
hoài gì đến kẻ nghèo hèn kia dù hàng ngày ông ta vẫn thấy, thậm chí còn
biết tên của người ăn xin là Lazaro. Rồi cả hai đều chết theo quy luật
làm người. Tin Mừng nói rằng người ăn xin Lazaro được đưa lên Thiên
đàng, ở trong lòng Tổ phụ Áp-ra-ham. Không ai biết tên của người giàu
kia, chỉ gọi ông là phú hộ và khi chết đi, ông “được chôn cất”.
Những người như ông Thuấn, như cô Nhung, hay như bao nhiêu người
“siêu giàu bất chính” trên đất nước này hẳn là biết rất rõ những phận
đời cơ cực, những cái chết oan uổng tức tưởi mang tên nghèo khó trên
khắp đất nước Việt Nam đau thương này, nhưng họ đã không ngó tới. Theo
quy luật của tạo hoá, người giàu rồi cũng phải chết, người nghèo cũng
chết, nhưng sự sống đời đời trên Thiên đàng chỉ dành cho kẻ nghèo khó và
công chính.
Tiếng kêu của những người nghèo khổ đã thấu tai Thiên Chúa. Và chính
Thiên Chúa sẽ là Đấng phán xét mọi sự, là Đấng trả lại công bằng cho
những người khốn khó.
Từ câu chuyện Dụ ngôn trong bài Tin Mừng liên tưởng đến những sự kiện
đang xảy ra chung quanh chúng ta, phải chăng con virus Vũ Hán bé nhỏ đã
lặng lẽ làm nhiệm vụ cảnh báo con người? Cảnh báo về sự thờ ơ, vô cảm
đến tàn nhẫn của những kẻ có tiền, có quyền mà quên đi những thân phận
khốn khổ, cùng cực.
Teresa Phạm Thanh Nghiên.
No comments:
Post a Comment