Liên tục chương trình, mời quý thính giả theo dõi Chân Dung Người Tù Lương Tâm Trần Anh Kim, do Thúc Lân biên soạn qua giọng đọc của Bảo Trân.
Hơn một năm sau khi được đề bạt, ông Trần Anh Kim bị cho nghỉ công
tác với lý do “để khắc phục sai phạm về kinh tế”. Tháng 9/1991, ông Kim
bị Phòng Điều tra hình sự Quân khu III ra quyết định khởi tố vụ án hình
sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam với cáo buộc “Lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản XHCN”. Ngày 6 tháng 10 năm 1994, ông bị Tòa án Quân
sự Quân khu III tuyên phạt 02 năm tù giam với tội danh “Cố ý làm trái
nguyên tắc quản lý kinh tế”.
Ông Kim khẳng định mình vô tội và liên tục làm đơn kháng cáo lên Viện
Kiểm sát và Tòa án tối cao nhưng bị các cơ quan này bác đơn. Để phản
đối bản án mà ông cho là oan sai, Trần Anh Kim đã từ chối các chế độ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm Quân đội, chế độ hưu trí và trợ cấp thương tật mà
ông đương nhiên được hưởng.
Chính vì biến cố trên mà Trần Anh Kim có nhiều điều kiện hơn để nhận
ra những yếu kém, bất công, thậm chí tội ác của chế độ ông từng phục vụ.
Trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến 2005, ông chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực liên quan đến Dân oan. Tháng 4/2006, ông là một trong
những người đầu tiên vận động và thành lập Khối 8406- từ đó khởi đầu cho
nhiều hoạt động dân chủ tại Việt Nam vào những năm sau đó. Ông tham gia
Đảng Dân Chủ của Giáo sư Hoàng Minh Chính và từng giữ các chức vụ Ủy
viên Trung ương Đảng và Phó Tổng Thư ký. Vào thời điểm đó, việc tham gia
một tổ chức chính trị đồng nghĩa với việc bước một chân vào nhà tù cộng
sản.
Ông bị bắt lần đầu tiên vào ngày 7/7/2009, sau đó bị tuyên 05 năm 06
tháng tù giam, 03 năm quản chế với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân”.
Sau khi ra tù được khoảng 01 năm, ông Kim lại bị bắt lần thứ hai vào
ngày 21/9/2015 trong thời gian vẫn đang bị quản chế bởi án tù trước. Lần
này, ông Trần Anh Kim tiếp tục bị cáo buộc vi phạm điều 79 BLHS là
“hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Bị bắt cùng ông Kim là ông
Lê Thanh Tùng, một cựu TNLT đang chịu án quản chế. Ông Tùng từng có
thời gian phục vụ trong quân đội giống ông Kim. Căn cứ để công an cộng
sản Việt Nam bắt bỏ tù hai nhà hoạt động này bởi vì cho rằng họ có ý
định lập ra một tổ chức quy tụ một số quân nhân của cả hai miền Nam- Bắc
mang tên là “Quân nhân Dựng cờ Dân chủ”. Mục đích là để trao đổi về
hiện trạng đất nước và góp phần đưa Việt Nam đi đến dân chủ, tự do. Tuy
nhiên, mọi thứ mới nằm trong suy nghĩ, ý tưởng thì hai ông đã bị bắt.
Việc bắt bớ này là một bằng chứng không thể chối cãi, lột tả bản chất
của nhà nước độc tài công an trị.
Phiên tòa sơ thẩm ngày 16/12/2016, ông Trần Anh Kim bị kết án 13 năm
tù giam, 5 năm quản chế và ông Lê Thanh Tùng nhận bản án 12 năm tù giam
và 4 năm quản chế.
Luật sư Võ An Đôn, người bào chữa cho ông Lê Thanh Tùng phát biểu trước công luận rằng “Hai
ông chỉ mới có ý tưởng thôi, chưa có hành động cụ thể nào cả. Và cũng
chỉ có hai ông là thật thôi, các người kia là ảo, không có thực. Mọi thứ
còn đang nằm trong suy nghĩ của hai ông, không có hành vi nào được thực
hiện nên không thể gọi là có tội được. Mà mọi công dân đều có quyền
được suy nghĩ, được tự do tư tưởng…”.
Luật sư Võ An Đôn khẳng định bản án này đã vi phạm điều 25 trong Hiến
pháp nước CHXHCN Việt Nam “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện
các quyền này do pháp luật quy định.
Ngày 26/5/2017, bất chấp các luận cứ bào chữa rất chặt chẽ của các
luật sư cũng như sự lên án của công luận, Tòa phúc thẩm vẫn giữ nguyên
bản án dành cho hai ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng.
Hình ảnh ông Trần Anh Kim và Lê Thành Tùng đứng trước tòa được các
luật sư mô tả lại là “rất hiên ngang, khí phách, khảng khái và mạnh mẽ”.
Một chi tiết vô cùng cảm động được bà Nguyễn Thị Thơm, vợ ông Trần Anh
Kim kể lại rằng “Đứng trước tòa, cả chồng tôi lẫn ông Lê Thanh Tùng đều
tuyên bố rằng các ông ấy sẵn sàng đón nhận cái chết vì đất nước”.
Ông Trần Anh Kim hiện đang bị giam giữ trong nhà tù Trại 5- Thanh
Hóa, một trong những nhà tù khắc nghiệt bậc nhất trong hệ thống nhà tù
cộng sản. Nhà tù này cũng nổi tiếng vì giam giữ nhiều nhà hoạt động nhân
quyền từ Bắc chí Nam. Ông Kim mang trong người nhiều chứng bệnh nặng
như cao huyết áp, nhiễm trùng tuyến tiền liệt sau cuộc phẫu thuật năm
2017. Ngoài ra, cựu quân nhân này còn bị những cơn đau đầu hành hạ, một
mắt gần như mù hẳn và răng rụng gần hết khiến việc ăn uống khó khăn. Mặc
dù ông Trần Anh Kim và gia đình thường xuyên yêu cầu nhà cầm quyền đưa
ông đến bệnh viện để điều trị, chăm sóc y tế song phía trại giam đã liên
tục từ chối. Trước tình trạng sức khỏe của ông Kim ngày càng suy sụp,
tháng 5/2018, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã ra thông cáo kêu gọi có hành động
khẩn cấp đối với trường hợp của ông. Đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền
trả tự do cho ông vô điều kiện.
Năm 2009, ông Trần Anh Kim được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao Giải thưởng Hellman/Hammett.
Có thể nói, kể từ biến cố khi còn trong quân ngũ năm 1991 khi ông mới
42 tuổi, cuộc đời Trần Anh Kim gần như gắn liền với giam cầm và tù đày.
Ba lần tù tổng cộng 20 năm 6 tháng, cộng thêm 8 năm quản chế của hai án
tù sau. Cho dù không trong thời gian quản chế thì cựu quân nhân này
cũng bị giam lỏng tại nhà riêng bằng lênh miệng của công an. Suốt nhiều
năm, ông Kim không thể ra khỏi nhà, điện thoại và Internet liên tục bị
cắt. Ông Trần Anh Kim là một trong những người bảo vệ nhân quyền là nạn
nhân nặng nề nhất của chính sách khủng bố và cô lập. Nhiều người đã công
khai lên án công an Thái Bình có hành vi ngăn cản, thậm chí đánh đập
gây thương tích chỉ vì họ tới thăm ông Trần Anh Kim tai nhà riêng.
Năm nay ông Trần Anh Kim đã bước sang tuổi 71, nếu đi hết bản án 13 năm thì khi ra tù, ông Kim đã bước sang tuổi 80.
Cuộc đời và con đường tranh đấu của ông Trần Anh Kim không chỉ đáng
khâm phục, mà còn mang lại nhiều điều đáng suy ngẫm cho mỗi chúng ta.
No comments:
Post a Comment