Điều kiện tiên quyết cho công cuộc phát triển đất nước phải là sự hủy diệt vĩnh viễn của độc tài ý thức hệ Mác-Lê tại Việt Nam.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trung Nguyễn với tựa đề: “Không có dân chủ chắc chắn thì không có phát triển thực chất” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trung Nguyễn với tựa đề: “Không có dân chủ chắc chắn thì không có phát triển thực chất” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Việt Nam trở thành quốc gia phát triển: Vui hay buồn?
Bộ Ngoại giao chưa nêu lên các “quan ngại” của giới cai trị cộng sản Việt Nam nhưng các chuyên gia kinh tế như bà Phạm Chi Lan đã
phát biểu ngay trên báo chí. Bà Lan cho rằng, đặt Việt Nam ngang hàng
với các nước như Hàn Quốc, Singapore, thậm chí là Malaysia là không công
bằng và áp đặt đối với Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam rất
có thể sẽ chịu thiệt hại nặng khi hàng xuất khẩu phải cạnh tranh bình
đẳng với các nước phát triển khác.
Từ góc độ chính trị mà nói, thật ra việc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh
sách các nước “đang phát triển” có lợi hơn là có hại. Đây là hồi chuông
cảnh tỉnh để người dân Việt Nam, doanh nhân Việt Nam nhìn nhận rõ lại
“tài năng” của giới cai trị cộng sản để dứt khoát từ bỏ chế độ “đảng
trị”, cùng nhau xây dựng chế độ pháp trị, trong đó người dân Việt Nam có
quyền làm chủ đất nước thực sự.
Đầu tiên, ngay trong lý luận cộng sản thì họ đã coi tư hữu là nguồn
gốc của bóc lột, chủ doanh nghiệp tư nhân là thành phần bóc lột. Lịch sử
đảng cộng sản VN từ khi thành lập đến khi “đổi mới” năm 1986 toàn là
lịch sử giết chóc địa chủ, tư sản dân tộc…
Trong nội bộ của đảng cộng sản đã tranh luận với nhau từ nhiều năm qua nhưng kết quả trên thực tế vẫn là kỳ thị với doanh nghiệp tư nhân. Dẫn chứng thực tế là giới cai trị cộng sản vẫn không dám kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào đảng, họ chỉ làm rất dè dặt hoặc cho có lệ.
Cũng do “kiên định chủ nghĩa Mác Lênin”, tức phủ định tư hữu, mà
những doanh nhân Việt Nam nếu có may mắn thành công thì cũng nhanh chóng
chuyển tài sản của mình sang các quốc gia khác, nơi mà tài sản của họ
được bảo đảm, ví dụ như qua visa EB-5 đầu tư định cư tại Hoa Kỳ. Họ sẽ
không còn động lực để làm ăn lâu dài, bền vững tại Việt Nam.
Một lý do thực tiễn về chính trị khác là, nếu một chủ doanh nghiệp tư
nhân thành công, giàu có, có đông nhân viên, có sức ảnh hưởng tới xã
hội thì dân sẽ tín nhiệm doanh nhân đó hơn là các lãnh đạo cộng sản chỉ
biết nói dối và tuyên truyền. Một doanh nghiệp tư nhân như thế chính là
một “xã hội dân sự” có tổ chức chặt chẽ, có lực lượng, và trở thành một
mối đe dọa ngược lại với chế độ cộng sản.
Doanh nghiệp nước ngoài không quan tâm đến việc tranh đoạt quyền lực
chính trị ở Việt Nam. Họ chỉ việc kiếm tiền trên đất nước này rồi chuyển
lợi nhuận về nước họ. Do đó, giới cai trị cộng sản an tâm và ưu đãi cho
doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp quốc doanh trong khi bóp nghẹt
doanh nghiệp trong nước.
Từ đó có thể nhận định là các doanh nghiệp tư nhân khổng lồ trong
nước hiện tại đa số là “sân sau” của các quan chức cộng sản, nếu không
muốn nói là toàn bộ.
Như thế, từ một đảng tự nhận là “cách mạng” với sứ mệnh “giải phóng
dân tộc”, trên thực tế là đã biến dân tộc Việt Nam trở thành “nhân công
giá rẻ” cho tư bản nước ngoài và công ty quốc doanh độc quyền, ví dụ như
họ độc quyền bán điện giá cao cho dân.
Đảng cộng sản cũng tước đoạt luôn quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập
của công nhân Việt Nam để dễ bề đàn áp công nhân, thủ tiêu quyền được
đấu tranh, đình công đòi quyền lợi của công nhân Việt Nam.
Tư duy nông cạn giáo điều như vậy nên đảng cộng sản đã dẫn dắt cả dân
tộc này đi lòng vòng, nói như nhà văn Trần Đĩnh là con đường xã hội chủ
nghĩa này giống như “đèn cù”.
Đảng cộng sản cho phép tư bản nước ngoài được đầu tư vào những ngành
dù gây ô nhiễm môi trường, lương thấp nhưng tạo ra nhiều việc làm như
may mặc, giày dép để giữ cho thanh niên Việt Nam có việc làm, tránh biến
động xã hội.
Trong giáo dục, đảng cộng sản cũng chủ trương nhồi sọ, ngu dân bằng cách dạy học áp đặt. Ví dụ như tình trạng phổ biến trong môn Tập Làm Văn là tất cả học sinh trong một lớp viết bài giống hệt nhau, miễn là đúng đáp án, văn mẫu. Kết quả là năng suất lao động Việt Nam thấp và chỉ là nơi gia công giá rẻ cho nước ngoài.
Ngay tháng 9 năm ngoái 2019, trước kỳ đại hội đảng cộng sản các cấp diễn ra, nhà cầm quyền đã cho tính lại GDP và “đột nhiên” thu nhập bình quân của Việt Nam tăng vọt lên xấp xỉ 3000 đô-la.
Dù có giải thích quanh co nhưng người dân cũng thừa hiểu việc thu nhập
của mình tăng lên trên giấy tờ chỉ để phục vụ cho mục tiêu giành ghế của
một vài quan chức. Và con số GDP đó, thật ra làm giàu cho doanh nghiệp
nước ngoài là chính.
Việc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước “phát triển” lần này
chính là dịp để người dân, trí thức, doanh nhân Việt Nam, thậm chí cả
các đảng viên cộng sản Việt Nam yêu nước thương nòi phải cùng nhau lên
tiếng, dứt khoát từ bỏ chế độ cộng sản độc đảng toàn trị đang lừa dối cả
dân tộc, kìm hãm sự phát triển của dân tộc, để cùng nhau thiết lập chế
độ dân chủ pháp quyền, đem lại lợi ích thực sự cho người dân, nhằm biến
Việt Nam thành một quốc gia phát triển thực chất, hàng hóa đủ sức cạnh
tranh với các nước công nghiệp khác, và thật sự không cần đến ưu đãi của
Mỹ nữa.
Chưa xóa bỏ được điểm nghẽn về thể chế chính trị, chắc chắn Việt Nam
sẽ không thể có phát triển kinh tế thực chất, mà chỉ phát triển dựa trên
những con số báo cáo./.
Trung Nguyễn
No comments:
Post a Comment