Sunday, March 8, 2020

Lực Lượng Công An và Tệ Nạn Xã Hội

Nói Với Người Cộng Sản

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục “Nói với người cộng sản”. Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. “Nói với người cộng sản” do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Tâm Anh
Tiến Văn
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Tháng trước, Bộ Công an và Sở Công an tại Sài Gòn đã phải huy động một lực lượng lớn lên tới 500 cán bộ, chiến sĩ công an cùng nhiều thiết bị, vũ khí trong đó có cả xe thiết giáp để truy kích một chiến sĩ công an khác. Phải sau hai tuần lễ, cuộc truy kích mới kết thúc bằng việc phải hạ sát chiến sĩ công an đó.
Đó là vụ Thượng úy công an 33 tuổi, Lê Quốc Tuấn, cán bộ cảnh sát hình sự của Quận 11, người đã dùng súng AK bắn chết 4 người khác trong một sới bạc vào ngày 29 tháng 01 năm 2020. Sau cuộc nổ súng giết chết bốn người tại sới bạc, Thượng úy công an Lê Quốc Tuấn, có biệt hiệu “Tuấn Khỉ”, còn bắn chết thêm một thường dân khác trên đường chạy trốn.
Vụ vây bắt hết sức khó khăn và cuối cùng phải hạ sát “Tuấn Khỉ”, một đồng đội, một chiến sĩ công an đã gây tác động tâm lí khá lớn tới nhiều anh chị em của chúng ta đang công tác trong nghành.
Bất chấp những lời kêu gọi đầu thú, bất chấp các thông điệp thuyết phục suốt hai tuần lễ, “Tuấn Khỉ” đã từ khước hợp tác với lực lượng công an trong đó có nhiều người đã từng là bạn bè, từng là lãnh đạo thân thiết. Không chỉ khước từ hợp tác, “Tuấn Khỉ” còn chống trả đến cùng lực lượng vây bắt. Hành động khước từ, chống trả các lời kêu gọi hạ vũ khí, đầu thú của Thượng úy Lê Quốc Tuấn, tức “Tuấn Khỉ”, chính là biểu hiện rõ ràng của sự coi thường tầng lớp lãnh đạo công an hiện nay.  Sự chống cự đến cùng của “Tuấn Khỉ” chống lại chính lực lượng công an – những đồng đội của mình – cũng là thể hiện của một thái độ khinh thường lực lượng công an. “Tuấn Khỉ” đã chấp nhận chết, chấp nhận bị giết chứ không chấp nhận qui phục lực lượng công an.
Việc lãnh đạo của Bộ Công an và Sở Công an đã cho quyết định tiêu diệt Thượng úy cảnh sát Lê Quốc Tuấn cũng là một thể hiện rõ ràng của sự bất lực của giới lãnh đạo công an cộng sản hiện nay đối với các chiến sĩ cấp dưới trong toàn lực lượng.
Sự mâu thuẫn, xung đột giữa lãnh đạo và chiến sĩ trong lực lượng công an hiện nay là một hiện tượng phổ biến ở mọi cấp, mọi đơn vị và mọi địa phương bởi lực lượng công an cộng sản từ lâu nay đã trở thành một lực lượng nhũng nhiễu nhân dân và làm tiền nhân dân từ cấp cao nhất cho đến cấp thấp nhất. Tâm lí tìm mọi cơ hội để kiếm tiền đã trở thành thường trực trong mỗi chiến sĩ công an kể từ khi đảng Hồ-Tàu đưa mô hình “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa” vào Việt Nam.
Mô hình kinh tế này thực chất là sự chấp nhận một nền kinh tế tự do hoang dã do đảng Hồ-Tàu thao túng bất chấp pháp luật. Nền kinh tế tự do thiếu vắng pháp luật này đã đưa tới hệ quả công an trở thành một lực lượng rất có quyền thế trong việc tác động vào các giao dịch kinh tế. Nói một cách dễ hiểu, công an từ lâu nay đã trở thành một lực lượng bảo kê cho các giao dịch kinh tế của xã hội. Thiếu sự bảo kê này mọi hoạt động kinh tế đều bị trì trệ hoặc có thể phải đối mặt với các trả thù, trù dập bằng bạo lực hay “pháp luật”
Các sới bạc, các hoạt động sát phạt, cũng là một hoạt động kinh tế ngầm vô cùng lớn của xã hội Việt Nam hiện nay. Những hoạt động bài bạc là một lĩnh vực làm ăn vô cùng béo bở cho lực lượng công an từ cấp cao cho tới cấp thấp khai thác. Các vụ làm ăn đã bị đổ bể, hất cẳng như vụ hai ông tướng công an, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra và Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Hóa xảy ra năm 2018 với số tiền thu lời lên tới vài ngàn tỷ đồng tức cỡ trăm triệu đô-la Mĩ. Đây chỉ là con số công khai liên quan tới một vài cá nhân đã bị ngã ngựa.
Dạng làm ăn, chơi bời sới bạc đầu xuân như Thượng úy Lê Quốc Tuấn tức “Tuấn Khỉ” chỉ là một dạng cò con thuộc dạng mạt hạng so với giới lãnh đạo ở Sở chứ chưa nói đến giới chóp bu ở Bộ hay ở Cục.
Vì hoạt động cờ bạc vẫn bị cấm, chính tính chất cấm này lại làm cho sự kiếm tiền của công an càng dễ dàng hơn. Đơn cử như khi đi bắt bạc, anh em công an thường chia nhau số tiền thu được tại sới bạc bởi, một phần, các con bạc không thể kiện công an và, phần khác, các con bạc cũng muốn số tiền chơi bạc được xác định càng nhỏ càng tốt để án phạt được ở mức thấp nhất.
Công an cũng là con người, cũng có máu mê đỏ đen và lại có quyền lực độc đoán trong tay nên giới công an chơi bạc, bảo kê đánh bạc, tổ chức đánh bạc là điều hiển nhiên trong xã hội Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, các hoạt động này đều diễn ra âm thầm, bí mật. Các  phi vụ ngon ăn nhất, lâu bền nhất đều thuộc về giới lãnh đạo chóp bu nằm ở Bộ hoặc Cục. Riêng ông Tô Lâm, từ ngày lên chức Bộ trưởng đã thôi không còn chơi bạc nữa nhưng vẫn đều đặn được chia lời từ các hoạt động bài bạc, quản lí bài bạc từ cấp dưới.
Đó chỉ là lĩnh vực cờ bạc. Còn vô số các hoạt động sinh lời khác trong nền kinh tế quái thai – “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà đảng Hồ-Tàu đã tạo ra để bọn cầm quyền và giới công an tha hồ lợi dụng để bóc lột, khai thác, vắt kiệt sinh lực, tài nguyên của nhân dân và đất nước.
Nhưng sự bất công, tha hóa này cũng đã làm nhiều anh chị em chúng ta cảm thấy chán chường, khinh bỉ bọn lãnh đạo giống như thái độ quyết liệt của Lê Quốc Tuấn – “Tuấn Khỉ” đã thể hiện.
Tâm Anh và Tiến Văn thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
08/03/2020

No comments:

Post a Comment