Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Vân Hà và Nguyên Khải
1)Tọa kháng phản đối cộng sản ngược đãi các tù nhân lương tâm
Trưa thứ bảy 29/6, hai nhà hoạt động nhân quyền Trương Văn Dũng và Nguyễn Thuý Hạnh toạ kháng giữa trời nắng nóng tại Hà Nội để phản đối việc ngược đãi những Tù nhân lương tâm trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An, đồng thời để các tổ chức nhân quyền, xã hội dân sự trong và ngoài nước cùng quan tâm và lên án hành động này.
Đến hôm nay, 4 tù nhân gồm ông Trương Minh Đức, ông Nguyễn Văn Túc, ông Đào Quang Thực và ông Ngô Viết Dũng đã tuyệt thực được 19 ngày vì bị trại giam cắt quạt điện giữa thời tiết nắng nóng quá mức. Đây là những đòn tra tấn, hành hạ những tù nhân lương tâm của nhà cầm quyền cs Việt Nam. Những ngày qua, miền Bắc và Trung Việt Nam phải chịu đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiệt độ trung bình từ 31 đến 34 độ, có nơi trên 40 độ C.
Ngày 28/6, vợ của thầy giáo Đào Quang Thực đi thăm nuôi chồng tại trại giam trên cho biết những người tù vẫn đang tuyệt thực và yếu dần. Họ kiệt sức nghiêm trọng, nguy cơ huyết áp cao và bị nhồi máu cơ tim. Theo Ân Xá Quốc Tế, Việt Nam hiện vẫn giam giữ ít nhất 128 tù nhân lương tâm.
Trưa thứ bảy 29/6, hai nhà hoạt động nhân quyền Trương Văn Dũng và Nguyễn Thuý Hạnh toạ kháng giữa trời nắng nóng tại Hà Nội để phản đối việc ngược đãi những Tù nhân lương tâm trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An, đồng thời để các tổ chức nhân quyền, xã hội dân sự trong và ngoài nước cùng quan tâm và lên án hành động này.
Đến hôm nay, 4 tù nhân gồm ông Trương Minh Đức, ông Nguyễn Văn Túc, ông Đào Quang Thực và ông Ngô Viết Dũng đã tuyệt thực được 19 ngày vì bị trại giam cắt quạt điện giữa thời tiết nắng nóng quá mức. Đây là những đòn tra tấn, hành hạ những tù nhân lương tâm của nhà cầm quyền cs Việt Nam. Những ngày qua, miền Bắc và Trung Việt Nam phải chịu đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiệt độ trung bình từ 31 đến 34 độ, có nơi trên 40 độ C.
Ngày 28/6, vợ của thầy giáo Đào Quang Thực đi thăm nuôi chồng tại trại giam trên cho biết những người tù vẫn đang tuyệt thực và yếu dần. Họ kiệt sức nghiêm trọng, nguy cơ huyết áp cao và bị nhồi máu cơ tim. Theo Ân Xá Quốc Tế, Việt Nam hiện vẫn giam giữ ít nhất 128 tù nhân lương tâm.
2)Hà Nội cam kết phát triển quan hệ thương mại ‘‘tự do và công bằng’’ với Hoa Kỳ
Thứ bảy 28/06, tức hai ngày sau khi bị tổng thống Hoa Kỳ tố cáo là Việt Nam cho các doanh nghiệp Trung cộng mượn đường xuất khẩu hàng hóa và đe dọa tăng thuế hàng xuất khẩu và, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã ra một thông báo khẳng định Hà Nội cam kết «thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại – đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ theo hướng tự do, công bằng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi».
Đồng thời nhà nước cs Việt Nam cũng hứa hẹn sẽ nỗ lực cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước, thúc đẩy nhập khẩu các mặt hàng Hoa Kỳ. Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Năm 2018 , Việt Nam xuất siêu sang Mỹ khoảng 35 tỷ Mỹ kim.
Thứ bảy 28/06, tức hai ngày sau khi bị tổng thống Hoa Kỳ tố cáo là Việt Nam cho các doanh nghiệp Trung cộng mượn đường xuất khẩu hàng hóa và đe dọa tăng thuế hàng xuất khẩu và, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã ra một thông báo khẳng định Hà Nội cam kết «thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại – đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ theo hướng tự do, công bằng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi».
Đồng thời nhà nước cs Việt Nam cũng hứa hẹn sẽ nỗ lực cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước, thúc đẩy nhập khẩu các mặt hàng Hoa Kỳ. Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Năm 2018 , Việt Nam xuất siêu sang Mỹ khoảng 35 tỷ Mỹ kim.
3)Hưu chiến thương mại Mỹ-Trung
Hôm qua, 29/06, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka Nhật Bản, đã chấp thuận một cuộc hưu chiến mới trong cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm nay giữa hai bên. Hoa Kỳ và Trung cộng đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại. Thuế quan trên một số mặt hàng nhập khẩu của Trung cộng sẽ vẫn được duy trì, tuy nhiên mức thuế mới mà ông Trump đe dọa sẽ đánh trên 300 tỷ Mỹ kim hàng hóa khác của Trung cộng sẽ được hoãn thi hành trong “thời điểm hiện tại”.
Về công ty Huawei, ông Trump cho biết bộ thương mại Hoa Kỳ sẽ họp trong vài ngày tới về việc có nên đưa công ty này ra khỏi danh sách các công ty bị cấm mua linh kiện và công nghệ từ các công ty Mỹ mà không có sự chấp thuận của chính phủ hay không.
Hôm qua, 29/06, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka Nhật Bản, đã chấp thuận một cuộc hưu chiến mới trong cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm nay giữa hai bên. Hoa Kỳ và Trung cộng đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại. Thuế quan trên một số mặt hàng nhập khẩu của Trung cộng sẽ vẫn được duy trì, tuy nhiên mức thuế mới mà ông Trump đe dọa sẽ đánh trên 300 tỷ Mỹ kim hàng hóa khác của Trung cộng sẽ được hoãn thi hành trong “thời điểm hiện tại”.
Về công ty Huawei, ông Trump cho biết bộ thương mại Hoa Kỳ sẽ họp trong vài ngày tới về việc có nên đưa công ty này ra khỏi danh sách các công ty bị cấm mua linh kiện và công nghệ từ các công ty Mỹ mà không có sự chấp thuận của chính phủ hay không.
4)Hoa Kỳ đưa nhiều chiến đấu cơ tàng hình F-22 đến Qatar
Thứ sáu 28/06, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ loan báo rằng quân đội nước này lần đầu tiên sẽ đưa khoảng 10 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor đến căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar để tăng cường sự hiện diện trong khu vực và răn đe Iran, đồng thời bảo vệ lực lượng quân sự và quyền lợi của Hoa Kỳ. Loại chiến đấu cơ F-22 được trang bị hỏa tiển không đối không và cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công trên mặt đất.
Như tin đã loan, chính quyền Hoa Kỳ sau khi tố cáo Iran thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào 2 tàu chở dầu ở Vịnh Oman vào ngày 13/6 vừa qua, thì chỉ vài ngày sau cũng đã gửi thêm 1.000 binh sĩ tới khu vực này.
Thứ sáu 28/06, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ loan báo rằng quân đội nước này lần đầu tiên sẽ đưa khoảng 10 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor đến căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar để tăng cường sự hiện diện trong khu vực và răn đe Iran, đồng thời bảo vệ lực lượng quân sự và quyền lợi của Hoa Kỳ. Loại chiến đấu cơ F-22 được trang bị hỏa tiển không đối không và cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công trên mặt đất.
Như tin đã loan, chính quyền Hoa Kỳ sau khi tố cáo Iran thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào 2 tàu chở dầu ở Vịnh Oman vào ngày 13/6 vừa qua, thì chỉ vài ngày sau cũng đã gửi thêm 1.000 binh sĩ tới khu vực này.
5)Hội nghị khẩn về hạt nhân Iran
Thứ sáu 28/06, 5 quốc gia trong khối Âu châu tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 có cuộc họp khẩn với đại diện Teheran tại Vienna. Sau cuộc họp, ông Abbas Araqchi, thứ trưởng ngoại giao, đại diện Iran, một mặt thừa nhận đã có một số tiến bộ trong việc hỗ trợ Iran vượt qua các hậu quả của sự trừng phạt từ phía Hoa Kỳ, nhưng điều này vẫn chưa đủ.
Về phía Hoa Kỳ, cũng vào ngày thứ sáu, ông Brian Hook, đặc sứ Mỹ về Iran, trong chuyến công du Anh, nhắc lại là các doanh nghiệp châu Âu chỉ có thể lựa chọn, hoặc làm ăn với Hoa Kỳ, hoặc với Iran.
Thứ sáu 28/06, 5 quốc gia trong khối Âu châu tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 có cuộc họp khẩn với đại diện Teheran tại Vienna. Sau cuộc họp, ông Abbas Araqchi, thứ trưởng ngoại giao, đại diện Iran, một mặt thừa nhận đã có một số tiến bộ trong việc hỗ trợ Iran vượt qua các hậu quả của sự trừng phạt từ phía Hoa Kỳ, nhưng điều này vẫn chưa đủ.
Về phía Hoa Kỳ, cũng vào ngày thứ sáu, ông Brian Hook, đặc sứ Mỹ về Iran, trong chuyến công du Anh, nhắc lại là các doanh nghiệp châu Âu chỉ có thể lựa chọn, hoặc làm ăn với Hoa Kỳ, hoặc với Iran.
6)Tổng thống Trump bất ngờ mời Kim Jong Un đến gặp mặt tại Bàn Môn Điếm
Hôm qua, 29/9, trong Hội nghị G20 tại Osaka, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bất ngờ gởi tin nhắn qua Twitter để mời lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đến gặp ông tại vùng phi quân sự phân chia bán đảo Triều Tiên, lý do là “chỉ để bắt tay và chào hỏi”. Phát biểu với một số nhà báo, ông Trump nói rằng lời mời của ông mang tính tự phát, và khẳng định rằng ông thấy không có vấn đề gì khi sẽ cùng với ông Kim bước qua lãnh thổ Bắc Hàn.
Lời mời của tổng thống Hoa Kỳ trên Twitter đã khiến các nhà quan sát bất ngờ, và nếu được ông Kim Jong Un chấp nhận, thì đây sẽ là cuộc gặp thứ ba giữa ông Trump và Kim Jong-un, sau hai thượng đỉnh Singapore và Hà Nội.
Ngay sau khi lời mời được truyền thông đưa ra, Bình Nhưỡng đã nhanh chóng phản ứng, xem đấy là một đề nghi đáng chú ý. Bà Choe Son Hui, Thứ trưởng Ngoại Giao của Bắc Hàn, nói rằng đề nghị của ông Trump “rất thú vị”, nhưng Bình Nhưỡng chưa nhận được thư mời chính thức.
Tối hôm qua, 29/6, Tổng thống Trump đã đến Seoul, thủ đô Nam Hàn, và sẽ hội đàm với Tổng thống Nam Hàn Moon Jae In.
Hôm qua, 29/9, trong Hội nghị G20 tại Osaka, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bất ngờ gởi tin nhắn qua Twitter để mời lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đến gặp ông tại vùng phi quân sự phân chia bán đảo Triều Tiên, lý do là “chỉ để bắt tay và chào hỏi”. Phát biểu với một số nhà báo, ông Trump nói rằng lời mời của ông mang tính tự phát, và khẳng định rằng ông thấy không có vấn đề gì khi sẽ cùng với ông Kim bước qua lãnh thổ Bắc Hàn.
Lời mời của tổng thống Hoa Kỳ trên Twitter đã khiến các nhà quan sát bất ngờ, và nếu được ông Kim Jong Un chấp nhận, thì đây sẽ là cuộc gặp thứ ba giữa ông Trump và Kim Jong-un, sau hai thượng đỉnh Singapore và Hà Nội.
Ngay sau khi lời mời được truyền thông đưa ra, Bình Nhưỡng đã nhanh chóng phản ứng, xem đấy là một đề nghi đáng chú ý. Bà Choe Son Hui, Thứ trưởng Ngoại Giao của Bắc Hàn, nói rằng đề nghị của ông Trump “rất thú vị”, nhưng Bình Nhưỡng chưa nhận được thư mời chính thức.
Tối hôm qua, 29/6, Tổng thống Trump đã đến Seoul, thủ đô Nam Hàn, và sẽ hội đàm với Tổng thống Nam Hàn Moon Jae In.
7) 19 quốc gia cam kết thực thi Hiệp định Khí hậu Paris
Sau nhiều thương lượng cam go, khối G20 đã ra được một thỏa thuận chung về vấn đề khí hậu, tái khẳng định các cam kết thực thi Hiệp định Paris 2015, theo công thức 19+1, tức tất cả các quốc gia thành viên G20, ngoại trừ Hoa Kỳ.
Trong những ngày gần đây, giới quan sát nhiều lần nêu khả năng thượng đỉnh sẽ không ra được thỏa thuận chung do các chia rẽ trong vấn đề khí hậu. Một số cường quốc, như Brazil, Ả Rập hay Thổ Nhĩ Kỳ, có thể ngả theo Hoa Kỳ, quốc gia tuyên bố rút khỏi hiệp định Paris vốn đã nhận được sự đồng thuận của toàn bộ cộng đồng quốc tế. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phải lên tiếng cảnh báo là Paris sẽ không ký vào Tuyên bố chung, nếu G20 không đạt đồng thuận về vấn đề Khí hậu.
Thượng đỉnh của khối G20 năm tới sẽ được tổ chức tại Ả Rập , quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đứng đầu thế giới, và đối tác chiến lược chính của Hoa Kỳ.
Sau nhiều thương lượng cam go, khối G20 đã ra được một thỏa thuận chung về vấn đề khí hậu, tái khẳng định các cam kết thực thi Hiệp định Paris 2015, theo công thức 19+1, tức tất cả các quốc gia thành viên G20, ngoại trừ Hoa Kỳ.
Trong những ngày gần đây, giới quan sát nhiều lần nêu khả năng thượng đỉnh sẽ không ra được thỏa thuận chung do các chia rẽ trong vấn đề khí hậu. Một số cường quốc, như Brazil, Ả Rập hay Thổ Nhĩ Kỳ, có thể ngả theo Hoa Kỳ, quốc gia tuyên bố rút khỏi hiệp định Paris vốn đã nhận được sự đồng thuận của toàn bộ cộng đồng quốc tế. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phải lên tiếng cảnh báo là Paris sẽ không ký vào Tuyên bố chung, nếu G20 không đạt đồng thuận về vấn đề Khí hậu.
Thượng đỉnh của khối G20 năm tới sẽ được tổ chức tại Ả Rập , quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đứng đầu thế giới, và đối tác chiến lược chính của Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment