Ngô Quốc Sĩ
Hiếu thảo với cha mẹ là căn bản đạo làm người trong văn hóa Việt
Nam. Trong huyền sử, cha Rồng mẹ Tiên đã gắn bó với nhau tạo nên trăm
con Việt, lan tỏa khắp năm châu, nên con Việt luôn luôn hướng về cội
nguồn, dù phiêu bạt nơi đâu. Trong đời thực, công cha nghĩa mẹ cũng luôn
ghi khắc trong lòng con Việt, nên “chiều chiều ra đứng ngõ sau, trông
về quê mẹ ruột đau chín chìu”.
Tuy dân Việt không có ngày “Từ Mẫu” và “Hiền Phụ” như Tây Phương,
nhưng lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ luôn luôn đậm đà, tiêu biểu như
Hoa Hướng Dương, đã nhớ cha quay quắt, và cảm thấy có lỗi không về nói
lời từ biệt khi cha nhắm mắt giã từ cõi trần tại quê nhà.
Mở đầu bài thơ “Mùa Xuân Đã Mất”, Hoa Hướng Dương đã xin tạ lỗi với cha qua dòng nước mắt cay nồng nhớ thương vô vàn:
Dòng lệ nóng tuôn tràn trên môi mắt
Con gục đầu nức nở khóc thương ba
Phút lâm chung chắc lòng ba quặn thắt
Đứa con yêu chưa kịp trở về nhà..
Từ chốn tạm dung, không thể về quê hương để nói lời vĩnh biệt, con cảm thấy đứt ruột. Chỉ mong cha thông cảm cho hoàn cảnh đất nước tang thương, con phải xa lìa bàn tay âu yếm của cha tìm đất sống nơi đất khách quê người. Giờ đây, chỉ xin lấy nén tâm nhang thay hương khói tạ từ:
Ba ba hỡi! Bên này con đứt ruột
Như ngồi trên đống lửa đốt tim gan
Vì nghịch cảnh nên con không về được
Thỏa ước nguyền xin thắp nén tâm nhang..
Trong khói tỏa tâm nhang, con nhớ mãi thuở ấy, cha là “công tử” kết duyên với mẹ là cô gái “miệt vườn”, đem bàn tay vun trồng cuộc sống ấm no, và rồi vì lòng yêu nước thiết tha, ba đã đi kháng chiến chống giặc Tây dành độc lập xứ sở:
Rồi từ đó ba tay cày tay cuốc
Sân trước vườn sau hoa trái đơm đầy
Căn nhà nhỏ âm vang lời yêu nước
Bỏ cuốc cày ba đánh đuổi giặc Tây.
Điều đáng hãnh diện và đáng tôn vinh, là năm 54, khi những người kháng chiến đã lầm đường kéo nhau tập kết ra Bắc, phục vụ cộng sản, thì ba đã sáng suốt nhận thức được chính nghĩa quốc gia, ở lại miền Nam theo đuổi với lý tưởng tranh đấu cho tự do dân chủ:
Thời 54 từng đoàn người xuôi ngược
Tập kết, vô Nam..bỏ hết cửa nhà
Ba của con thật vô cùng sáng suốt
Chánh nghĩa muôn đời..lý tưởng quốc gia
Những năm tháng bình yên tại miền Nam đã làm tăng sức sống. Ba lại đem bàn tay công tử vun xới ruộng vườn, nuôi đàn con nhỏ, tô thắm giang sơn:
Ba ở lại dưỡng nuôi đàn con nhỏ
Giặc tan rồi ba vác cuốc lên nương
Đem mồ hôi tưới xanh màu cây cỏ
Sức cần lao tô thắm đẹp ruộng vườn
Thế rồi chẳng mấy chốc, non sông lại bừng lên lửa khói. Nền an ninh thịnh trị của miền Nam đã bị khuấy động bởi lũ giặc, không phải là giặc Tây, mà chính là kẻ nội thù, từ Bắc vô Nam, phá hoại cuộc sống an lành, gieo rắc bao tai họa oan khiên:
Chỉ vài năm yên bình nơi thôn ấp
Bỗng một hôm có giặc giã kéo về
Ba vội vã bỏ xóm làng Cửa Lấp
Súng đạn vô tình ba sợ lưỡi lê!
Sợ là phải, bởi lẽ lưởi lê dao găm mã tấu là “nghề của chàng”, những tên thảo khấu đao phủ, coi mạng người như cỏ rác. Bọn chúng không còn là người, chỉ là giun dế đúng như ghi nhận của nghệ sĩ Kim Chi “Tôi nhận thấy đảng nhà nước và lãnh đạo của XHCNVN thật rất tồi tệ, đê hèn, ghê tởm đáng khinh bỉ, đáng phỉ nhổ còn hơn rác, còn hơn mấy thứ rận, rạp, trùng giun, sán, chết sình chết toi ở bờ đê, đáy ruộng, bờ tre, bờ cỏ..Không thể tưởng tượng đuợc..”
Ba sợ. Còn con thì đành gạt nước mắt rời bỏ quê hương tìm đất sống, xa cha và ruộng vườn đã thấm bao mồ hôi cày xới vun trồng:
Theo vận nước con lìa xa tổ quốc
Lần sau cùng không kịp nói biệt ly
Hai mươi mấy năm đuợc tin ba mất
Lắng lòng đau con hoá kiếp hoa qùy..
Từ San Jose, miền Bắc Cali, tác giả đã hóa kiếp thành hoa qùy-Hoa Hướng Dương! Đó chính là hóa thân của tình con với cha và nỗi nhớ quê nhà, kết tinh của tình gia đình và lòng yêu nước thương nòi. Giờ đây, con chỉ còn biết hướng về ba trong lời kinh tiếng mõ, nguyện cầu cho ba thảnh thơi nơi bồng lai tiên cảnh:
Dương Đông hỡi! Mặt trời nơi phương đó
Con cúi đầu bái tạ tiễn phụ thân
Khúc nhàn du qua câu kinh tiếng mõ
Bước bồng lai ba trút bỏ bụi trần..
Trong nỗi mất mát lớn lao không làm sao nói hết, Hoa Hướng Dương, đã chợt rùng mình nhận ra một chân lý ngàn đời. Đó là chân lý “cha là tất cả”. Cha là mùa xuân, là lẽ sống của đời con, thế nên mất cha là mất tất cả..
Giờ vĩnh biệt gởi tình con theo gió
Chốn quê nhà cha rời bỏ người thân
Phút linh thiêng rùng mình con chợt rõ:
Mất cha hiền là mất cả mùa xuân
Hoa Hướng Dương là người con yêu của gia đình, cũng là người con yêu của quê hương đất nước. Đó chính là hình ảnh người con gái Việt trong dòng sinh mệnh nổi trôi của dân tộc. Trong nỗi nhớ người cha hiền ray rứt, hình ảnh của người trai Việt nặng tình gia đình và tình non nuớc, tác giả đã tìm lại được mùa xuân. Mùa xuân của chính mình. Đó cũng chính là mùa xuân dân tộc.
NQS, HS, MN và BC xin hẹn quí thính giả trong TCYN lần tới.
Mở đầu bài thơ “Mùa Xuân Đã Mất”, Hoa Hướng Dương đã xin tạ lỗi với cha qua dòng nước mắt cay nồng nhớ thương vô vàn:
Dòng lệ nóng tuôn tràn trên môi mắt
Con gục đầu nức nở khóc thương ba
Phút lâm chung chắc lòng ba quặn thắt
Đứa con yêu chưa kịp trở về nhà..
Từ chốn tạm dung, không thể về quê hương để nói lời vĩnh biệt, con cảm thấy đứt ruột. Chỉ mong cha thông cảm cho hoàn cảnh đất nước tang thương, con phải xa lìa bàn tay âu yếm của cha tìm đất sống nơi đất khách quê người. Giờ đây, chỉ xin lấy nén tâm nhang thay hương khói tạ từ:
Ba ba hỡi! Bên này con đứt ruột
Như ngồi trên đống lửa đốt tim gan
Vì nghịch cảnh nên con không về được
Thỏa ước nguyền xin thắp nén tâm nhang..
Trong khói tỏa tâm nhang, con nhớ mãi thuở ấy, cha là “công tử” kết duyên với mẹ là cô gái “miệt vườn”, đem bàn tay vun trồng cuộc sống ấm no, và rồi vì lòng yêu nước thiết tha, ba đã đi kháng chiến chống giặc Tây dành độc lập xứ sở:
Rồi từ đó ba tay cày tay cuốc
Sân trước vườn sau hoa trái đơm đầy
Căn nhà nhỏ âm vang lời yêu nước
Bỏ cuốc cày ba đánh đuổi giặc Tây.
Điều đáng hãnh diện và đáng tôn vinh, là năm 54, khi những người kháng chiến đã lầm đường kéo nhau tập kết ra Bắc, phục vụ cộng sản, thì ba đã sáng suốt nhận thức được chính nghĩa quốc gia, ở lại miền Nam theo đuổi với lý tưởng tranh đấu cho tự do dân chủ:
Thời 54 từng đoàn người xuôi ngược
Tập kết, vô Nam..bỏ hết cửa nhà
Ba của con thật vô cùng sáng suốt
Chánh nghĩa muôn đời..lý tưởng quốc gia
Những năm tháng bình yên tại miền Nam đã làm tăng sức sống. Ba lại đem bàn tay công tử vun xới ruộng vườn, nuôi đàn con nhỏ, tô thắm giang sơn:
Ba ở lại dưỡng nuôi đàn con nhỏ
Giặc tan rồi ba vác cuốc lên nương
Đem mồ hôi tưới xanh màu cây cỏ
Sức cần lao tô thắm đẹp ruộng vườn
Thế rồi chẳng mấy chốc, non sông lại bừng lên lửa khói. Nền an ninh thịnh trị của miền Nam đã bị khuấy động bởi lũ giặc, không phải là giặc Tây, mà chính là kẻ nội thù, từ Bắc vô Nam, phá hoại cuộc sống an lành, gieo rắc bao tai họa oan khiên:
Chỉ vài năm yên bình nơi thôn ấp
Bỗng một hôm có giặc giã kéo về
Ba vội vã bỏ xóm làng Cửa Lấp
Súng đạn vô tình ba sợ lưỡi lê!
Sợ là phải, bởi lẽ lưởi lê dao găm mã tấu là “nghề của chàng”, những tên thảo khấu đao phủ, coi mạng người như cỏ rác. Bọn chúng không còn là người, chỉ là giun dế đúng như ghi nhận của nghệ sĩ Kim Chi “Tôi nhận thấy đảng nhà nước và lãnh đạo của XHCNVN thật rất tồi tệ, đê hèn, ghê tởm đáng khinh bỉ, đáng phỉ nhổ còn hơn rác, còn hơn mấy thứ rận, rạp, trùng giun, sán, chết sình chết toi ở bờ đê, đáy ruộng, bờ tre, bờ cỏ..Không thể tưởng tượng đuợc..”
Ba sợ. Còn con thì đành gạt nước mắt rời bỏ quê hương tìm đất sống, xa cha và ruộng vườn đã thấm bao mồ hôi cày xới vun trồng:
Theo vận nước con lìa xa tổ quốc
Lần sau cùng không kịp nói biệt ly
Hai mươi mấy năm đuợc tin ba mất
Lắng lòng đau con hoá kiếp hoa qùy..
Từ San Jose, miền Bắc Cali, tác giả đã hóa kiếp thành hoa qùy-Hoa Hướng Dương! Đó chính là hóa thân của tình con với cha và nỗi nhớ quê nhà, kết tinh của tình gia đình và lòng yêu nước thương nòi. Giờ đây, con chỉ còn biết hướng về ba trong lời kinh tiếng mõ, nguyện cầu cho ba thảnh thơi nơi bồng lai tiên cảnh:
Dương Đông hỡi! Mặt trời nơi phương đó
Con cúi đầu bái tạ tiễn phụ thân
Khúc nhàn du qua câu kinh tiếng mõ
Bước bồng lai ba trút bỏ bụi trần..
Trong nỗi mất mát lớn lao không làm sao nói hết, Hoa Hướng Dương, đã chợt rùng mình nhận ra một chân lý ngàn đời. Đó là chân lý “cha là tất cả”. Cha là mùa xuân, là lẽ sống của đời con, thế nên mất cha là mất tất cả..
Giờ vĩnh biệt gởi tình con theo gió
Chốn quê nhà cha rời bỏ người thân
Phút linh thiêng rùng mình con chợt rõ:
Mất cha hiền là mất cả mùa xuân
Hoa Hướng Dương là người con yêu của gia đình, cũng là người con yêu của quê hương đất nước. Đó chính là hình ảnh người con gái Việt trong dòng sinh mệnh nổi trôi của dân tộc. Trong nỗi nhớ người cha hiền ray rứt, hình ảnh của người trai Việt nặng tình gia đình và tình non nuớc, tác giả đã tìm lại được mùa xuân. Mùa xuân của chính mình. Đó cũng chính là mùa xuân dân tộc.
NQS, HS, MN và BC xin hẹn quí thính giả trong TCYN lần tới.
No comments:
Post a Comment