Kính thưa quý thính giả, một người khẳng khái, cương trực
hiếm có đã chỉ rõ tên tội đồ của dân tộc và cũng đã thắp
lên một ngọn nến giữa lòng quần chúng còn u mê. Trong tiết mục
Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài
viết có tựa đề: “Chuyện một người bất đồng chính kiến” của
Nguyễn Thúy Hạnh sẽ được Bảo Trân trình bày để tiếp nối chương trình
tối hôm nay.
Nguyễn Thúy Hạnh.
Bác tên là Nguyễn Thế Đàm, người từng hai lần bị tống vào hoả lò cũ và hoả lò mới, rồi hai lần bị đẩy vào trại tâm thần, Trâu Quỳ và Thường tín.
“Tôi khẳng định ông ấy bị điên. Cả thế giới người ta thấy mà lặng im ko nói, chỉ một mình ông ấy nói ra, thế chả là điên thì là gì?”
Giám đốc bệnh viện tâm thần thời đó đã nói vậy khi vợ bác khăng khăng chồng mình không bị điên.
Vậy bác Đàm “nói” cái gì? Đó là những truyền đơn nhằm vào ông Hồ, mục đích để ông Hồ không còn là thánh, trong đó thường gọi ông Hồ là “ngu Hồ”, và rằng chủ nghĩa Mác là phản động…
Thời những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước mà đi rải truyền đơn hạ bệ lãnh tụ, lại còn viết đủ cả tên tuổi, địa chỉ và số điện thoại của mình vào truyền đơn rồi đi phát tận tay từng người thì quả đúng là vuốt râu hùm. Bởi vậy bác “lên đồn xuống phủ không biết bao nhiêu lần” (theo lời kể của bác gái).
Vậy bác Đàm là ai?
Mười ba tuổi bác đã làm liên lạc viên cho thành uỷ Hà Nội. 19/12/1946 chính cậu giao liên ấy đã chuyển công lệnh Toàn quốc kháng chiến cho ông Văn Tân, tư lệnh quân khu thủ đô.
Bác tốt nghiệp trường Bưởi, sau vào khoa Cầu đường Đại học Bách khoa. Trong một buổi học thấy giảng viên giải bài sai, cậu sinh viên ấy đã lên bảng chỉ ra chỗ sai của thầy rồi cầm luôn phấn và thước giảng tiếp theo cách của mình. Bởi vậy dẫu học giỏi, người sinh viên ấy không bao giờ được cấp bằng tốt nghiệp.
Tuy vậy, bác vẫn được điều về Cục Kiến thiết cơ bản. Tại cơ quan đó bác được gợi ý đi làm luận án ở Liên Xô, nhưng bác từ chối và bảo rằng “điều chuyển vào Nam thì tôi đi, chứ đi Liên Xô thì không”. Vì vậy bác được điều vào đoàn 559. Chiến tranh kết thúc, bác là người tư vấn thiết kế nối liền đường sắt Bắc Nam. Khi công việc hoàn thành bác được cục trưởng Hà Đăng Ấn thưởng cho thùng thịt hộp và mì chính nhưng bác đưa cả vào cơ quan để liên hoan chứ không mang về nhà.
Trong thời gian làm việc bác kiên quyết không nhận tăng lương thậm chí từ chối tiêu chuẩn tem phiếu C là mức ưu tiên của lãnh đạo, chỉ nhận lương và tem phiếu của dân thường. Bác từng nghiên cứu ra điện gió từ cánh quạt và bởi là người bất đồng chính kiến nên phải 5 năm sau bác mới được cấp bằng sáng chế.
Nghỉ hưu, bác dành toàn bộ thời gian và sức lực cho dân oan. Có lần dân oan Xuân La biểu tình, bác đi đầu, tay cầm cái thân cây như cái gậy (ý chừng để bảo vệ đoàn biểu tình? ). Thế là mình bác bị bắt vì có mang “hung khí”.
Bác tên là Nguyễn Thế Đàm, người từng hai lần bị tống vào hoả lò cũ và hoả lò mới, rồi hai lần bị đẩy vào trại tâm thần, Trâu Quỳ và Thường tín.
“Tôi khẳng định ông ấy bị điên. Cả thế giới người ta thấy mà lặng im ko nói, chỉ một mình ông ấy nói ra, thế chả là điên thì là gì?”
Giám đốc bệnh viện tâm thần thời đó đã nói vậy khi vợ bác khăng khăng chồng mình không bị điên.
Vậy bác Đàm “nói” cái gì? Đó là những truyền đơn nhằm vào ông Hồ, mục đích để ông Hồ không còn là thánh, trong đó thường gọi ông Hồ là “ngu Hồ”, và rằng chủ nghĩa Mác là phản động…
Thời những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước mà đi rải truyền đơn hạ bệ lãnh tụ, lại còn viết đủ cả tên tuổi, địa chỉ và số điện thoại của mình vào truyền đơn rồi đi phát tận tay từng người thì quả đúng là vuốt râu hùm. Bởi vậy bác “lên đồn xuống phủ không biết bao nhiêu lần” (theo lời kể của bác gái).
Vậy bác Đàm là ai?
Mười ba tuổi bác đã làm liên lạc viên cho thành uỷ Hà Nội. 19/12/1946 chính cậu giao liên ấy đã chuyển công lệnh Toàn quốc kháng chiến cho ông Văn Tân, tư lệnh quân khu thủ đô.
Bác tốt nghiệp trường Bưởi, sau vào khoa Cầu đường Đại học Bách khoa. Trong một buổi học thấy giảng viên giải bài sai, cậu sinh viên ấy đã lên bảng chỉ ra chỗ sai của thầy rồi cầm luôn phấn và thước giảng tiếp theo cách của mình. Bởi vậy dẫu học giỏi, người sinh viên ấy không bao giờ được cấp bằng tốt nghiệp.
Tuy vậy, bác vẫn được điều về Cục Kiến thiết cơ bản. Tại cơ quan đó bác được gợi ý đi làm luận án ở Liên Xô, nhưng bác từ chối và bảo rằng “điều chuyển vào Nam thì tôi đi, chứ đi Liên Xô thì không”. Vì vậy bác được điều vào đoàn 559. Chiến tranh kết thúc, bác là người tư vấn thiết kế nối liền đường sắt Bắc Nam. Khi công việc hoàn thành bác được cục trưởng Hà Đăng Ấn thưởng cho thùng thịt hộp và mì chính nhưng bác đưa cả vào cơ quan để liên hoan chứ không mang về nhà.
Trong thời gian làm việc bác kiên quyết không nhận tăng lương thậm chí từ chối tiêu chuẩn tem phiếu C là mức ưu tiên của lãnh đạo, chỉ nhận lương và tem phiếu của dân thường. Bác từng nghiên cứu ra điện gió từ cánh quạt và bởi là người bất đồng chính kiến nên phải 5 năm sau bác mới được cấp bằng sáng chế.
Nghỉ hưu, bác dành toàn bộ thời gian và sức lực cho dân oan. Có lần dân oan Xuân La biểu tình, bác đi đầu, tay cầm cái thân cây như cái gậy (ý chừng để bảo vệ đoàn biểu tình? ). Thế là mình bác bị bắt vì có mang “hung khí”.
Bác Đàm thương dân oan đến nỗi thường xuyên “xúc trộm” gạo của nhà
đem cho dân oan. Có dịp tết, cả nhà có 8 cái bánh chưng, bỗng thấy mất 4
chiếc, truy mãi mới ra “thủ phạm” chính là bác, lấy cho dân oan. Ngày
đó dân còn rất nghèo, có nhà bán con gà lấy tiền mua vé xe đi lên Hà Nội
vào nhà bác nhờ viết đơn và hướng dẫn cách thức kiện.
Khi tướng Trần Độ mất, bác đã đến viếng với một bức trướng khổ lớn: “TRÍ DŨNG VÌ DÂN”.
Bác và ông Hoàng Minh Chính không đồng nhất phương pháp đấu tranh. Ông Hoàng Minh Chính chủ trương không động chạm đến lãnh tụ, còn bác thì ngược lại, hạ bệ thần tượng. Nhưng khi ông Chính lâm bệnh nặng, bác đến thăm, ông Chính đã cầm tay bác mà rằng: “Có lẽ anh đúng!”.
Chúng tôi miên man nghe những giai thoại về “gã khùng” mà bác gái kể. Trên giường, bác Đàm bỗng cựa mình, nói rõ ràng:
– Lão Hồ làm hại dân!
Mọi người cười xoà, gần đất xa trời vẫn quyết không tha.
Bác Đàm mắc bệnh hiểm nghèo, có lẽ sắp đến lúc đi gặp người bạn đồng chí hướng Hoàng Minh Chính. Nằm trên giường, bác lúc tỉnh táo lúc mê, ngôi nhà như cái chòi đơn sơ ở một ngách nhỏ phố Ngọc Khánh.
Lựa lúc bác tỉnh táo, tôi nói thật chậm:
”Bác ạ, những hạt giống mà ngày ấy bác Thanh Giang, Hoàng Minh Chính, tướng Trần Độ và bác cùng những người đi trước gieo đã mọc thành cây và nay đã ra hoa kết trái. Giờ đây có hàng ngàn người xuống đường biểu tình. Những người “điên” như bác ngày một đông lên, làm những việc ít ai dám làm, nói những điều ít ai dám nói. Số ít bảo họ điên nhưng ngày càng nhiều người vinh danh họ, họ đã ko còn đơn độc. Que diêm ngày đó các bác đốt lên đã trở thành những ngọn nến…”.
Gương mặt bác giãn ra như nở nụ cười, bác cố giơ hai tay lên chắp vào nhau ra ý vui mừng.
Thật cảm phục lớp người đi trước, giữa đêm đen đặc quánh thời bấy giờ, cả một xã hội mê ngủ, những que diêm được thắp lên thật vô cùng quý giá.
Tái bút: Hôm nay chúng tôi đến thăm bác gặp cả dân oan trong số những người được bác giúp những năm trước.
Khi tướng Trần Độ mất, bác đã đến viếng với một bức trướng khổ lớn: “TRÍ DŨNG VÌ DÂN”.
Bác và ông Hoàng Minh Chính không đồng nhất phương pháp đấu tranh. Ông Hoàng Minh Chính chủ trương không động chạm đến lãnh tụ, còn bác thì ngược lại, hạ bệ thần tượng. Nhưng khi ông Chính lâm bệnh nặng, bác đến thăm, ông Chính đã cầm tay bác mà rằng: “Có lẽ anh đúng!”.
Chúng tôi miên man nghe những giai thoại về “gã khùng” mà bác gái kể. Trên giường, bác Đàm bỗng cựa mình, nói rõ ràng:
– Lão Hồ làm hại dân!
Mọi người cười xoà, gần đất xa trời vẫn quyết không tha.
Bác Đàm mắc bệnh hiểm nghèo, có lẽ sắp đến lúc đi gặp người bạn đồng chí hướng Hoàng Minh Chính. Nằm trên giường, bác lúc tỉnh táo lúc mê, ngôi nhà như cái chòi đơn sơ ở một ngách nhỏ phố Ngọc Khánh.
Lựa lúc bác tỉnh táo, tôi nói thật chậm:
”Bác ạ, những hạt giống mà ngày ấy bác Thanh Giang, Hoàng Minh Chính, tướng Trần Độ và bác cùng những người đi trước gieo đã mọc thành cây và nay đã ra hoa kết trái. Giờ đây có hàng ngàn người xuống đường biểu tình. Những người “điên” như bác ngày một đông lên, làm những việc ít ai dám làm, nói những điều ít ai dám nói. Số ít bảo họ điên nhưng ngày càng nhiều người vinh danh họ, họ đã ko còn đơn độc. Que diêm ngày đó các bác đốt lên đã trở thành những ngọn nến…”.
Gương mặt bác giãn ra như nở nụ cười, bác cố giơ hai tay lên chắp vào nhau ra ý vui mừng.
Thật cảm phục lớp người đi trước, giữa đêm đen đặc quánh thời bấy giờ, cả một xã hội mê ngủ, những que diêm được thắp lên thật vô cùng quý giá.
Tái bút: Hôm nay chúng tôi đến thăm bác gặp cả dân oan trong số những người được bác giúp những năm trước.
Một người khẳng khái, cương trực hiếm có đã chỉ rõ tên tội
đồ của dân tộc và cũng đã thắp lên một ngọn nến giữa lòng
quần chúng còn u mê.
No comments:
Post a Comment