Chủ Nhật 30.11.2014
TN: Kính thưa quý vị thính giả của đài Đáp Lời Sông
Núi, sau đây là tiết mục Trả Lời Thư Tín do Thùy Ngân thực hiện. Ông Tây
Sơn, quản nhiệm đài Đáp Lời Sông Núi sẽ hầu chuyện với quý thính giả đã
gửi thư hay gọi vào đài trong thời gian qua.
Ông Huỳnh Tự, Bến Tre: Trong phiên họp quốc hội lần này, có đến 50 vị
được đưa ra để lấy phiếu tín nhiệm. Tôi không thấy ông Nguyễn Phú Trọng
mà thực chất là người quyền hành nhất nước. Ông cũng đi các nước khác
như Đại Hàn, Nga v.v... Ông ký một số thỏa thuận. Không biết Ông ký với
tư cách gì ?
TS: Thưa ông Huỳnh Tự, chuyện đảng CSVN là một
chuyện dài bất hạnh của dân tộc. Vào ngày 28 tháng 9, 2014, ông Trọng đã
tuyên bố trong lần cái gọi là tiếp xúc với cử tri 2 quận Tây Hồ và Hoàn
Kiếm như sau:
"Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng"
Quan niệm như vậy nên ông Trọng cũng như đảng CSVN nằm ngoài hiến
pháp và nằm trên dân tộc. Chẳng những thế, bất cứ công dân nào đặt vấn
đề với đảng CSVNa đều phạm pháp. Chúng ta nhìn thấy ông Trọng nằm ngoài
danh sách tín nhiệm chúng ta ngạc nhiên, nhưng đối với CSVN đó là lẽ
đương nhiên vì ông Trọng là một loại "thiên tử" không do quốc hội bầu dù
quyền hành là một "thiên tử" thời phong kiến. Theo luật lệ thông
thường, ông Trọng không có tư cách gì để ký các văn kiện với nước ngoài.
Nhưng là một "thiên tử" nên ông Trọng cho mình không bị ràng buộc bởi
một thứ luật nào.
TN: Ông Tạ Hải, Long An : Thưa quý đài, sống ở VN đi
đâu cũng gặp quan chức. Là người dân, tôi không hiểu bộ máy nhà nước
vận hành ra sao, nhưng dường như toàn xã hội bị bao phủ bởi cán bộ nhà
nước. Là cán bộ nhà nước được lảnh lương và các khoản phụ cấp từ tiền
thuế nhân dân. Làm sao dân sống ?
TS: Thưa ông Tạ Hải, đúng như ông ghi nhận. Bộ máy
nhà nước của nhà cầm quyền CSVN chồng chéo và đã tổ chức không theo một
quy định khoa học nào. Trước hết là hệ thống song trùng. Ở mỗi đơn vị,
một bên là bộ phận hành chánh của đơn vị, và một bên là đảng quyền. Cứ
như thế song hành với nhau tại các cơ quan chuyên môn từ hành chánh địa
phương đến trung ương. Thêm vào đó các hội hè tay chân của đảng v.v..
Một thí dụ điển hình, tại Thanh Hóa, với số dân 3,5 triệu, 673 xã, số
cán bộ là 43 ngàn. Như vậy 3,5 triệu dân phải nuôi 43 ngàn quan chức lớn
nhỏ. Với thí dụ Thanh Hóa, việc ông đi dâu cũng đụng quan chức nhà nước
có lẽ không là chuyện lạ tại VN. Vấn đề là dân phải nuôi đông đảo cán
bộ cũng như trang trải các chi phí khác.
TN: Ông Hà Mai, Đà Nẳng: Gần đây, dự án Đèo Hải Vân
lộ diện, người dân mới biết rằng, Thừa Thiên đã cho Tàu thuê 50 năm. Đây
là một vị trí chiến lược và là một vùng tranh chấp giữa Đà Nẵng và Huế
mà tại sao Huế cho thuê dài hạn? Thông tin trên mạng nói là Thủ Tướng
Dũng đã chấp thuận từ lâu. Khi dự án lộ diện, thứ trưởng bộ quốc phòng
phản đối. Bây giờ thì Thừa Thiên tuyên bố tạm ngưng dự án. Thưa quý Đài,
có điều gì bí ẩn không?
TS: Thưa Ông Hà Mai, dự án đèo Hải Vân là một câu
chuyện dài liên quan đến vận mệnh đất nước, không thể trình bày ngắn gọn
trong phần Trả Lời Thư Tín. Hãy cùng suy nghĩ: Boxit Tây Nguyên, Vũng
Án Hà Tĩnh, Đèo Hải Vân, Vịnh Cam Ranh ... liên quan gì với mật ước
Thành Đô mà đảng CSVN đã cam kết với Tàu Cộng. Việc cho thuê một diện
tích rộng lớn vùng chiến lược Hải Vân cho Tàu là một toan tính từ cấp
cao giửa hai đảng CSVN và Tàu, không là chuyện đơn lẻ của tỉnh này tỉnh
nọ. Có lẽ vấn đề khác biệt giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên là một trò giàn
cảnh đánh lạc hướng dư luận rằng dự án này không liên quan gì đến toan
tính của CS Tàu và VN mà chỉ là một tranh chấp về kinh doanh.
Vấn đề kế tiếp là Vịnh Cam Ranh. Mới đây ông Trọng sang Nga, và một
trong những thỏa thuận là dành điều kiện dễ dàng nhất cho Tàu Nga ghé
Vịnh Cam Ranh. Với vị thế của Tàu trong hệ thống đảng CSVN, CS Tàu có
nào thể ngồi yên cho Nga ra vào Vịnh Cam Ranh, hay Nga mở đường cho Tàu
cùng hưởng một quy chế như Nga trước chính sách xoay trục của Mỹ!! và
bất hạnh hơn nữa, thỏa thuận của ông Trọng dành cho Nga nằm trong đường
lối thi hành mật ước Thành Đô!!
TN: Bà Trần thị Hài, Phú Nhuận: Vụ cựu tổng thanh
tra Trần Văn Truyền gây cho tôi thắc mắc là tại sao việc làm của ông,
tài sản lớn của ông, tham nhũng về tiền bạc và quyền lực kéo dài như vậy
mà bộ máy nhà nước và đảng không biết hay làm ngơ ?
TS: Thưa bà Trần Thị Hài, VN đâu chỉ có một Trần văn
Truyền mà mỗi quan chức lớn là một Trần Văn Truyền. Vấn đề là tại sao
Trần văn Truyền bị lộ mà người khác chưa bị lộ.
Một hệ thống quyền lực tham nhũng và bao che có hệ thống, có phe
cánh. Bị tố cáo hay bị lộ có nhiều lý do nhưng phần lớn là do họ chủ
động.
Trường hợp Ông Nguyễn Tấn Dũng. Có ai biết tài sản của ông ta lớn như
thế nào. Nhưng liệu ông Dũng có dám trả lời những câu hỏi sau đây
không?
(1) Ba người con của ông đều du học. Làm sao được du học. Ai trả chi phí? Chắc chắn không phải ông Dũng trả.
(2) Hiện tại vai trò của 3 người con ông Dũng, nhất là người con gái
đang giữ bộ phận tài chánh. Quyền lực tài chánh của Ông Dũng và gia đình
đang khuynh loát quốc gia. Thưa Bà Hài, trường hợp ông Trần văn Truyền
không phải đảng CSVN không biết hay làm ngơ, mà họ là "cá mè một lứa"
TN: Mục trả lời thư tín tuần này xin tạm ngưng nơi đây, Cám ơn quý
thính giả đã gửi thư hay gọi vào đài trong thời gian qua. Thùy Ngân xin
hẹn gặp lại quý thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi vào kỳ tới. Xin kính
chào tạm biệt.
No comments:
Post a Comment