CÔNG AN BÌNH DƯƠNG BẮT 9 THÀNH VIÊN NAM CỦA MENNONITE TRONG ĐÊM 12/11/2014
Lúc 23 giờ ngày 12/11/2014 Công an Bến Cát đem theo côn đồ dùng búa
đập và kiềm phá cửa nhà nguyện của Hội Thánh Tin Lành Mennonite tại Bình
Dương. Khi phá xong cửa, lực lượng công an tràn vào uy hiếp các tín đồ
tại đây và bắt đi 9 người trong đêm. Trong số người bị bắt gồm có mục sư
Trần Minh Hòa và các sinh viên đang lưu trú tại đây, trong đó có con
trai của mục sư Nguyễn Hồng Quang là em Nguyễn Quang Triệu. Lý do họ nêu
ra là những người này không có giấy chứng minh nhân dân, trong khi đó
thì họ đã tịch thu chứng minh nhân dân của những thành viên này từ những
lần đàn áp trước đây. Một việc nực cười trong kỳ đàn áp này là công an
đem cả các cô gái ăn mặc hở hang và người quy phim cùng tràn vô Hội
Thánh. Cũng cần nhắc lại, kể từ tháng 6 năm nay, Hội thánh Tinh Lành
Mennonite tại Bình Dương đã liên tục bị công an tấn công nhiều lần và
nhiều thành viên của Hội Thánh đã bị đánh đập dã man.
4 ĐÀN EM CỦA DƯƠNG CHÍ DŨNG LÃNH ÁN TỔNG CỘNG 70 NĂM TÙ
Vào chiều hôm qua, tòa án tỉnh Khánh Hòa đã tuyên án 4 quan chức của
tập đoàn Vinalines tổng cộng 70 năm tù về tội đục khoét công quỹ trong
vụ mua bán một ụ nổi. Người lãnh án 30 năm tù là ông Trần Hải Sơn, cựu
tổng giám đốc công ty sửa chữa tàu biển, trong khi 3 quan chức khác lãnh
án từ 15 đến 18 năm tù.
Theo cáo trạng, vào tháng 8 năm 2008, tập đoàn Vinalines đã ký hợp
đồng mua bán ụ nổi 83M sắp phế thải của Nga với giá hàng chục triệu Mỹ
kim. 4 bị cáo nói trên sau đó đã lợi dụng việc tu sửa ụ nổi này để đục
khoét công quỹ thêm một lần nữa, với số tiền lên vài trăm ngàn Mỹ kim.
Cựu chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Vinalines là Dương
Chí Dũng cũng có mặt trong các phiên xét xử tại Khánh Hòa và tuyên bố là
mình chỉ nhận 150 triệu đồng chứ không phải 300 triệu đồng tiền biếu
xén như Trần Hải Sơn cung khai trước tòa.
Cần nói thêm là ông Dũng đã bị kết án tử hình trong các phiên tòa xét
xử đại án tham nhũng Vinalines vào đầu năm nay. Vụ án này cũng dẫn đến
một diễn biến bất ngờ khi ông Dũng cung khai là từng hối lộ cả triệu Mỹ
kim cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, một trong 6 thứ trưởng bộ công an.
Vài tuần sau đó thì ông Phạm Quý Ngọ bỗng nhiên đột tử trước khi có cuộc
điều tra về cáo buộc hối lộ này.
ĐỀ NGHỊ THI HÀNH QUÂN DỊCH NGAY SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Một đại biểu quốc hội VN vào hôm qua đưa ra đề nghị là nên ép buộc
sinh viên mới tốt nghiệp phải gia nhập quân ngũ, thay vì cưỡng ép những
người đang có công ăn việc làm.
Đề nghị này được đưa ra trong buổi thảo luận về luật "nghĩa vụ quân
sự", mà thời hạn phục vụ quân ngũ sẽ bị nâng lên thành 24 tháng, đồng
thời số tuổi bị động viên cũng nới rộng là từ 18 đến 27 tuổi, thay vì 18
đến 25.
Một đại biểu thì phản đối việc đóng tiền để được miễn thi hành quân
dịch và một đại biểu khác thì đề nghị cấm việc cha mẹ đưa con cái gia
nhập quân đội với mục đích cai nghiện. Một số đại biểu thì nêu lên thực
trạng cho thấy giới thanh niên bị ép vào quân ngũ thường là xuất thân từ
gia đình nông dân.
Trong một diễn biến khác thì con số thống kê của ủy ban an toàn giao
thông cho biết là trong vòng 10 tháng qua, cả nước đã có hơn 20 ngàn vụ
tai nạn giao thông khiến gần 7500 người chết và gần 20 ngàn người bị
thương.
TRUNG CỘNG CƯƠNG QUYẾT KHÔNG NHƯỢNG BỘ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG
Đúng như dự đoán của giới chuyên gia, vấn đề Biển Đông đã trở thành
đề tài nóng bỏng trong hội nghị ASEAN mở rộng, và Trung Cộng đã tung ra
một chiêu thức mới là kêu gọi từng nước tranh chấp hãy ký kết "hiệp ước
hữu nghị" với Trung Cộng.
Cũng tương tự như các hội nghị ASEAN lần trước, hội nghị kỳ này cũng
không đạt được bước tiến cụ thể nào nhằm hạ giảm tình hình căng thẳng ở
Biển Đông. Phía Trung Cộng tiếp tục khẳng định Biển Đông là của họ, đồng
thời tuyên bố là Trung Cộng sẵn sàng ký thêm các thỏa ước riêng lẻ với
các nước trong vùng. Theo các chuyên gia thì đây là thủ đoạn mới của
Trung Cộng nhằm mục đích chia rẽ các quốc gia đang cố liên kết lại để
đối phó với mối đe dọa đến từ Trung Cộng.
TỜ NEW YORK TIMES KHÔNG THÈM ĐỂ Ý ĐẾN LỜI CẢNH CÁO CỦA TRUNG CỘNG
Nhật báo New York Times, một trong các tờ báo lớn nhất nước Mỹ, tuyên
bố là họ sẽ không thay đổi cách thức tường thuật các tin tức liên quan
đến Trung Cộng, bất chấp việc chủ tịch Tập Cận Bình thừa nhận là Bắc
Kinh đang trừng phạt các cơ quan truyền thông ngoại quốc đã đăng những
bài viết chỉ trích Trung Cộng.
Họ Tập đã thừa nhận đều này trong buổi họp báo cùng với Tổng thống Mỹ
Barack Obama. Khi một ký giả của tờ New York Times đặt câu hỏi là tại
sao giới ký giả quốc tế bị làm khó dễ khi xin visa nhập cảnh vào Trung
Cộng thì họ Tập nói rằng đó là là lỗi của các ký giả vì đã không tuân
thủ các qui định về truyền thông của Trung Cộng.
Trong thời gian qua, rất nhiều ký giả của tờ New York Times đã bị từ
chối không cho nhập cảnh vào Trung Cộng sau khi tờ báo này loan tải về
gia sản khổng lồ của giới lãnh đạo cao cấp của Trung Cộng, trong đó có
tài sản lên đến vài trăm triệu Mỹ kim của gia đình Tập Cận Bình.
TỔNG THỐNG MỸ CHỈ TRÍCH TIẾN ĐỘ CẢI CÁCH Ở MIẾN ĐIỆN
Tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm qua đã lên tiếng chỉ trích sự chậm chạp trong tiến trình cải cách chính trị ở Miến Điện.
Ông Obama đưa ra lời chỉ trích này chỉ vài giờ trước khi gặp gỡ Tổng
thống Miến Điện Thein Sein, bên lề hội nghị ASEAN mở rộng mà Miến Điện
là nước chủ nhà. Trả lời phỏng vấn của một tờ báo địa phương, ông Obama
nói rằng Miến Điện đã có một số bước tiến tốt nhưng quá trình cải cách
đang khựng lại và có dấu hiệu đi thụt lùi.
Cần nhắc lại là vào tuần trước, thủ lãnh đối lập Miến Điện, bà Aung
San Suu Kyi, cũng cảnh báo là tiến trình cải cách đang khựng lại, mà
điển hình là các vụ bắt giam ký giả trong thời gian qua, cũng như việc
đàn áp các sắc tộc thiểu số theo đạo Hồi.
No comments:
Post a Comment