Khi sự điều hành đất nước nằm trong tay những kẻ ngu dốt mà tham lam, ăn cắp, vô trách nhiệm thì các thảm họa thiếu tiền, thiếu người xảy ra trong môi trường Giáo Dục là điều hiển nhiên rõ ràng nhất. Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gởi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “ Kỳ quặc giáo dục Việt Nam” của Thái Hạo sẽ được Minh Nguyệt trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Thái Hạo.Giáo viên tiếng Anh đáng lẽ là ba người thì chỉ còn có một, thế
là dạy hai tiết dồn một. Giờ muốn học đủ thì phụ huynh phải đóng tiền để thuê
thêm người.
Giáo viên Thể dục, Mỹ thuật, Tin học không có, trong khi vẫn tiến
hành cái gọi là học tăng cường!
Tôi hỏi Ban giám hiệu rằng, vậy nếu không đi “học tăng cường” và
không đi học bù số tiết tiếng Anh còn thiếu kia thì phẩm chất có được bảo đảm
không, Ban giám hiệu trả lời rằng “có”. Tôi không biết “có” bằng cách nào.
Thiếu hoặc không có giáo viên nhưng vẫn không tuyển dụng; vậy là
xà xẻo, vá víu, làm méo mó chương trình một cách nghiêm trọng. Trách nhiệm ấy
thuộc về ai? Nhà trường thì không có quyền tuyển dụng nhưng lại vẫn phải bảo đảm
phẩm chất dạy và học theo chỉ đạo của chính quyền và cấp trên. Nhà trường là
thánh chăng? Vậy là họ phải làm một cái việc khốn khổ là chủ trương thuê giáo
viên (do phụ huynh trả tiền) để có thành tích mà báo cáo cho Phòng, cho Sở.
Phòng, Sở sướng ghê!
Các cấp chính quyền không cấp kinh phí cho những hoạt động điều
hành cơ sở giáo dục nhưng lại sẵn sàng ban ra các văn bản cho phép nhà trường
thu các khoản trái với quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo: từ thu tiền trông giữ
phương tiện giao thông của học sinh đến vệ sinh công cộng nhà trường và các khoản
liên quan đến xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, v.v.. Chính quyền ngồi rung
đùi?
Tiền đáng ra thuộc trách nhiệm nhà nước phải chi cho giáo dục
nhưng nhà nước đẩy cho trường. Trường phải nọc cổ phụ huynh ra mà thu.
Đội ngũ giáo viên phục vụ dạy học thuộc trách nhiệm tuyển dụng của
nhà nước nhưng nhà nước cũng không làm, trường tự mà xoay đi. Và trường cũng lại
đẩy cho phụ huynh.
Trong khi đó, chính quyền vẫn đòi trường phải đẹp, Phòng – Sở vẫn
bắt trường phải có bản báo cáo thành tích cho hay. Thế là học sinh cùng phụ
huynh gánh hết: phải học một chương trình què quặt, méo mó; phải nộp đủ thứ tiền
mà đáng ra nó đương nhiên thuộc về trách nhiệm của chính quyền. Từ đó, nạn lạm
thu, gian thu cứ thế mà nảy nở, gây bất bình và phẫn nộ, làm nhem nhuốc môi trường
giáo dục vốn luôn cần sự bình đẳng, trong sáng và thiêng liêng.
Đó là tình hình ở một trường Tiểu học trên địa bàn Thị xã Nghi
Sơn (Thanh Hóa) mà sáng nay tôi vừa làm việc với Ban giám hiệu.
Đổi mới giáo dục ư? Đổi mới bằng cách nào khi mà chương trình đã
thay đổi nhưng tiền không cấp, giáo viên không tuyển? Tay không bắt giặc ư? Tài
quá!
Trách nhiệm rót kinh phí, trách nhiệm tuyển dụng giáo viên đều
được phủi tay, nhẹ tênh. Và cứ thế, học sinh cùng phụ huynh lãnh đủ. Mà không
phải chỉ Nghi Sơn đâu, hôm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục mới than khóc trên diễn
đàn Quốc hội đó thôi, rằng Bộ có tất cả, trừ tiền và người.
Tôi không thể nào hình dung được cái gì đang diễn ra và làm sao
nó có thể an nhiên tồn tại như thế từ năm này qua năm nọ mà không ai thấy cần
phải hét lớn lên một tiếng.
Sáng nay tôi đã gửi bản yêu cầu cho Ban giám hiệu, đề nghị họ
đòi về cho bằng được những điều kiện tối thiểu vốn luôn thuộc về trách nhiệm của
“các cấp có thẩm quyền” từ Phòng, Sở, UBND các cấp… Họ không thể tiếp tục phủi
tay và đá quả bóng vào chân học sinh cùng phụ huynh nữa.
No comments:
Post a Comment