Kính thưa quý thính giả,
Khi
nước Việt bị giặc Minh xâm lấn, một người ở huyện Chí Linh, tỉnh
Hải Dương,
bị bắt đi đày, phải ôm mối hận vong quốc
và bỏ xác xứ người. Trước khi bị giải qua biên giới, người đã khuyên con trai là Nguyễn Trãi trở
về và căn dặn phải tìm đường cứu nước.
Trong
tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả
bài “Cụ Nguyễn Phi Khanh” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt
chương trình phát thanh tối hôm nay.
Khi giặc Minh cướp nước, bắt cụ Nguyễn Phi Khanh đi đày ở Bắc quốc, Nguyễn Trãi cùng em đi theo cha. Đến ải Nam Quan, cụ khuyên Nguyễn Trãi trở về tìm đường cứu nước. Lời cụ dặn dò Nguyễn Trãi được nhà thơ Trần Tuấn Khải viết lại rất cảm động với tựa đề “Lời non nước” như sau:
“Cha xót
phận tuổi già sức yếu,
Lỡ sa cơ
đành chịu bó tay.
Thân lươn,
bao quản vũng lầy,
Giang sơn
gánh vác, sau này cậy con.
Con nên
nhớ Tổ tông ngày trước,
Đã bao
phen vì nước gian lao.
Bắc Nam bờ
cõi phân mao,
Ngọn cờ
độc lập, máu đào còn đây.
Kìa Trưng
nữ, giang tay buồm lái,
Phận liễu
bồ, xoay với cuồng phong.
Giết giặc
nước, trả thù chồng,
Nghìn thu,
tiếng nữ anh hùng còn ghi.
Kìa Hưng
Đạo gặp cơn quốc biến,
Vì giống
nòi, quyết chiến bao phen.
Sông Bạch
Đằng, phá quân Nguyên,
Gươm reo
chính khí, nước rền dư uy.
…Và:
Con đang
độ, đầu xanh tuổi trẻ,
Chữ cạnh
tranh, há để nhường ai.
Phải nên
thương lấy giống nòi,
Đừng ham
phú quý mà nguôi tấc lòng…
Nguyễn
Phi Khanh tên thật là Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nhị Khê, sinh năm 1355 tại làng
Chí Ngãi, huyện Chí Linh, phủ Quốc Oai, tỉnh
Hải Dương.
Thời trai trẻ, Nguyễn Phi Khanh
trú ngụ tại nhà quan Tư đồ Trần Nguyên Đán ở kinh đô Thăng Long dạy học cho con gái quan Tư đồ là Trần Thị
Thái. Về sau Trần
Thị Thái và Nguyễn Phi Khanh trở thành vợ chồng.
Năm Giáp Dần (1374), Nguyễn Phi Khanh thi đậu Tiến sĩ. Thượng hoàng
Trần Nghệ Tông cho rằng, Nguyễn Phi Khanh là con thường dân mà lấy vợ thuộc dòng hoàng tộc là phi lễ
nên không bổ dụng làm quan. Đến thời nhà Hồ, Cụ mới được bổ dụng.
Năm 1402, Cụ được cử làm Học sĩ Viện Hàn Lâm. Sau đó lần lượt
được thăng lên Thông chương Đại phu, Đại lý Tự khanh kiêm Trung thư Thị lang, Thái tử Tả tán thiện Đại phu, Tư
nghiệp trường Quốc Tử Giám.
Năm 1407, quân Minh sang xâm lược, Cụ bị giặc bắt đưa về
Kim Lăng. Các con của Cụ là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Hùng định cùng theo sang Kim Lăng phụng dưỡng
cho tròn chữ hiếu. Khi đến biên giới, Cụ khuyên hai
người trở về tìm cách rửa nhục nước, trả thù nhà, nên Nguyễn Trãi và Nguyễn Phi Hùng nghe và thực hiện lời
dặn của cha.
Theo gia phả họ Nguyễn Nhị Khê thì Cụ mất tại Trung Hoa vào
năm 1428, hưởng
thọ 73 tuổi.
Hoàng Phúc là quan Thượng thư của nhà Minh cảm ân nghĩa Nguyễn Trãi tha chết
khi quân Minh thua trận, đã giúp cho Nguyễn Phi Hùng đưa hài cốt Cụ về an táng tại núi Đá Bạc.
Cụ Nguyễn Phi Khanh để lại cho đời 2 tác phẩm Nhị Khê thi tập và Nguyễn
Phi Khanh thi văn
*****
Cụ Nguyễn Phi Khanh là thân sinh của văn thần Nguyễn Trãi, người được vua Lê Thái Tổ
giao nhiệm vụ viết “Bình Ngô đại cáo” để bố cáo với cả
nước về chiến thắng giặc Minh. Bài này được xem là “Bản
tuyên ngôn độc lập thứ 2” của nước Việt, trong đó có đoạn mô tả sự đau khổ tận
cùng của con dân Việt dưới
gót giầy xâm lược của giặc Minh như:
“Nướng
dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi
con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.
Hoặc nỗi gian khổ tột độ và cô đơn trong cuộc chiến với 2
câu thơ đầy ngậm ngùi:
“Khi
Linh sơn, lương hết mấy tuần,
Lúc
Khôi huyện, quân không một đội!”.
Khi cụ Nguyễn Phi Khanh tìm được con
đường “kinh bang tế tế”, giúp đời giúp nước, thì vận nhà Hồ không được dài lâu, đất nước lại rơi vào thảm họa ngoại bang đô hộ. Cụ phải ôm
mối hận vong quốc, bỏ xác xứ người.
Khi bị lãng quên, Cụ vẫn kiên nhẫn
chờ đợi, khi được trọng dụng thì cương trực, thẳng thắn, đó là đạo lý của kẻ sĩ
với phẩm chất trong sạch, thanh cao trong thời buổi nhiễu nhương. Người xưa
nói: “Muốn biết thế nước thịnh hay suy thì phải xem “lòng dân” và “đời sống”,
chứ không phải nhìn vào sự phô trương. Xã hội Việt Nam ngày nay, cũng không khác gì thời bị giặc Minh chiếm đóng.
Nếu có khác thì chỉ khác là những kẻ cai trị là người Việt chứ không phải lũ giặc
Minh.
Nhưng cả 2 thời đại đều có một điểm chung và cũng là một
điều may mắn cho dân tộc Việt. Đó là cho dù đất nước trong giai đoạn đen tối nhưng "hào kiệt thời nào cũng có", chứ không phải "nhân tài như lá mùa thu" hay "tuấn kiệt như sao buổi sớm".
Sau cụ, cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn đã sinh ra nhiều văn thần võ tướng được ghi vào lịch sử. Và hiện nay, cuộc
đấu tranh chống lại chế độ cộng sản độc tài cũng đã và đang xuất hiện nhiều anh
hùng và anh thư của nước Việt.
No comments:
Post a Comment