Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Vân Khanh & Bá Cơ trình bày sau đây.
1) ĐÃ XÁC ĐỊNH KẺ ĐÁNH TNLT HUỲNH THỤC VY TRONG TÙ
Thông tin bà Huỳnh Thục Vy bị cai tù đánh đập,
bóp cổ hôm 9/10 là không chính xác. Như tin đã đưa, con gái 6 tuổi của
bà Vy nói với gia đình là được mẹ báo động về việc bà bị nữ quản giáo
đánh đập trong tù. Tin trên được gia đình thông báo ra công luận và một số cơ
quan nhân quyền quốc tế, trong đó có HRW đã lên tiếng. Ngày 11/11, em trai bà
Vy là ông Huỳnh Trọng Hiếu tường thuật với đài Á Châu Tự Do rằng trong cuộc gặp
bốn bên hôm thứ tư vừa qua để đối chất, ông được chị ruột đưa ra thông tin
“hoàn toàn khác”. Ông Hiếu thuật lại qua điện thoại với phóng viên RFA: “Khi mà
gặp trực tiếp rồi thì mình biết nội dung của sự việc không phải là nữ quản giáo
đánh như đứa bé nói, mà thực sự chị Vy bị ba thường phạm ở trong trại giam đánh
trước mặt cán bộ quản giáo”.
Cụ thể, bà Vy bị một tù hình sự tên là Lê Thị
Huyền Anh tắt hai cái vào mặt tại bếp ăn của phân trại. Lần khác, bà bị một
người tên là Phạm Thị Chiên xông vào bóp cổ. Lần thứ 3 bà Vy bị một thường
phạm khác đánh vào sau gáy. Những sự việc trên bà Vy đều tố cáo hoặc có
sự chứng kiến của cai tù nhưng đều bị làm ngơ.
Năm 2018, Huỳnh Thục Vy bị kết án hai năm sáu
tháng tù giam vì xịt sơn lên lá cờ đỏ sao vàng của việt cộng, nhưng được hoãn
thi hành án tù do mang thai và nuôi con nhỏ. Ngày 30/11/2021, trong khi con
trai chưa đủ 36 tháng tuổi, bà Vy bị buộc phải thi hành án. Hiện bà bị giam tại
nhà tù Gia Trung (tỉnh Gia Lai).
2/ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VN SỤT GIẢM KỶ LỤC VÀ KÉO DÀI
Thị trường chứng khoán VN vào hôm qua đã sụt
giảm mạnh chưa từng có kể từ tháng 4 vừa qua, và có xu hướng kéo dài trong bối
cảnh lãnh vực bất động sản đang lao đao.
Theo ghi nhận của thông tấn xã Bloomberg, chỉ số VN-Index
vốn đã trở thành thước đo có hoạt động kém nhất thế giới, đã sụt giảm hơn 5%
vào ngày thứ Năm 10/11 do cổ phiếu của bất động sản và ngân hàng giảm mạnh. Cổ
phiếu của tập đoàn bất động sản Novaland giảm gần 7% trong vòng một tuần qua,
riêng ngân hàng Công thương VN cũng mất đi khoảng 7%.
Làn sóng bán tháo cổ phiếu vào ngày hôm qua, với 170 tập
đoàn lớn nhất nước bán ra mà không có người mua, khiến VN-Index giảm mạnh nhất
kể từ đầu tháng 10, xuống dưới mức 800 điểm kể từ leo lên mức hơn 1200 điểm vào
mấy tháng trước.
Bloomberg cho rằng các nhà đầu tư tại Việt Nam đang lo ngại
về cuộc khủng hoảng tín dụng đang lan rộng trong lĩnh vực bất động sản, một
phần là do cuộc điều tra sâu rộng về các đợt phát hành trái phiếu và lãi suất
cho vay cao hơn.
Theo Bloomberg, tình trạng này đang gây tổn thương cho kinh
tế Việt Nam, một nền kinh tế đang phải vật lộn để kiềm giữ lạm phát trong tầm
kiểm soát cũng như phải giải quyết gánh nặng nợ nần ngày càng tăng của mình.
https://www.voatiengviet.com/a/6828755.html
3/ MỸ TỪ CHỐI CUNG CẤP VŨ KHÍ TIÊN TIẾN CHO UKRAINE VÌ
SỢ NGA NỔI GIẬN
Chính phủ Hoa Kỳ sẽ
không cung cấp máy bay không người lái (UAV) tiên tiến cho Ukraine, bất chấp lời
kêu gọi từ Ukraine và nhóm thành viên lưỡng đảng của quốc hội.
Theo các chuyên gia quân sự, hành động từ chối này phản ánh
mức giới hạn các loại vũ khí mà Washington sẵn sàng cung cấp cho quân đội
Ukraine. Trong nhiều tháng qua, Ukraine đã kêu gọi Mỹ hỗ trợ UAV Gray Eagle
MQ-1C (còn gọi là Đại bàng xám), một loại vũ khí tiên tiến có năng lực tấn công
và gây sát thương mạnh mẽ.
Nhiều nghị sĩ ở quốc hội Mỹ cũng ủng hộ Ukraine, kêu gọi
chính quyền Joe Biden sớm gửi loại vũ khí này cho Ukraine. Vào tháng 9, 17 dân
biểu và thượng nghị sĩ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã hối thúc Tổng
thống Biden cung cấp cho Ukraine các máy bay này.
Tuy nhiên, chính phủ Biden đã từ chối yêu cầu này do lo
ngại việc cung cấp có thể làm leo thang xung đột và vượt "lằn ranh
đỏ" mà Moscow đặt ra là Mỹ đang cung cấp vũ khí có thể nhắm vào các vị trí
trong lãnh thổ Nga. Các quan chức Mỹ cũng lo lắng là kỹ thuật vũ khí này có thể
bị đánh cắp trên chiến trường.
Một phát ngôn nhân của General Atomics, công ty sản xuất “Đại
bàng xám", xác nhận rằng công ty đã biết về quyết định trên nhưng từ chối
bình luận thông tin chi tiết. Trong khi đó tòa Bạch Ốc và bộ quốc phòng Mỹ cũng
chưa có tuyên bố gì về hành động này, trong lúc quân Nga tuyên bố rút quân khỏi
thành phố Kherson vào ngày 9/11.
Ukraine đã xử dụng một số loại máy bay không người lái có
tầm ngắn hơn để chống lại quân đội Nga trong suốt cuộc xung đột.
Gary Eagle được trang bị một động cơ có công suất 165 mã
lực, nhờ vậy nó có thể bay với vận tốc tối đa lên tới 309 cây số giờ. Máy bay
được lắp đặt một màn hình co khả năng phát giác mục tiêu di động ở khoảng cách
8 cây số trên cao.
4/ TỔNG THỐNG NGA SẼ KHÔNG CÓ MẶT TẠI HỘI NGHỊ G20
Tòa đại sứ Nga tại Indonesia vừa lên tiếng
xác nhận là Tổng thống Vladimir Putin sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh G20
được tổ chức tại đảo Bali.
Giới lãnh đạo của 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ tập
trung tại Bali, Indonesia, trong 2 ngày 15 và 16 tới đây để dự hội nghị thượng
đỉnh thường niên. Tổng thống Putin đã nhận được lời mời tham dự từ Tổng thống
Indonesia Joko Widodo. Hai nhà lãnh đạo cũng đã có cuộc điện đàm để thảo luận
về chương trình nghị sự của hội nghị vào hôm 2/11.
Trước đó, điện Cẩm Linh vào tháng 6 xác nhận là ông Putin
sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia. Ukraine cùng các nước phương
Tây đã liên tục gây sức ép đến nước chủ nhà Indonesia trong việc loại Nga khỏi
hội nghị G20. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, khách mời của hội nghị G20
năm nay, tuyên bố ông sẽ không tham dự hội nghị nếu ông Putin cũng có mặt tại
sự kiện này.
Vào tháng 7, trong cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao các
nước G20 tại Bali, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhiều lần bỏ ra ngoài sớm
sau khi liên tục các người đồng cấp phương Tây chỉ trích vì chiến dịch xâm lăng
Ukraine. Phương Tây cũng cáo buộc Nga là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình
trạng khủng hoảng lương thực toàn cầu.
5)BANGLADESH VÀ IMF ĐẠT THOẢ THUẬN CHO VAY
Bangladesh trở thành nước thứ 3 ở Nam Á sau Pakistan và Sri Lanka đạt được thỏa
thuận với IMF- Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Theo đó, IMF tạm thời chấp thuận một chương
trình trị giá 4,5 tỷ đô la để hỗ trợ cho kinh tế Bangladesh. Trong vài năm gần
đây, Bangladesh tăng trưởng nhanh nhưng bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát tăng
cao và nhu cầu hàng may mặc xuất khẩu giảm.
Điều kiện IMF đặt ra là tiến tới thả nổi tỷ giá hối đoái và
loại bỏ các biện pháp kiểm soát lãi suất. Khoản vay 4,5 tỷ đô la, tương đương
1% GDP, tuy là số tiền không nhiều, nhưng vô cùng cần thiết để Bangladesh cứu
vãn nền kinh tế.
No comments:
Post a Comment