Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân: Cám ơn chị Mỹ Linh
Bảo Trân: Thưa anh HD, anh
có ghi nhận gì trước việc Bộ công an VN thừa nhận về sai lầm khi không ghi nơi
sinh trong sổ thông hành?
Hướng Dương: Thưa chị cùng
quý thính giả đài DLSN
Vào hôm qua, thứ Hai 7/11, Bộ trưởng công an Tô Lâm
tuyên bố là việc bổ sung nơi sinh vào sổ thông hành mới là “cần thiết cho công
dân trong việc nhập cảnh vào các nước”.
Đây là tuyên bố mới nhất của ông Tô Lâm sau nhiều
tháng khăng khăng là sổ thông hành mới này đúng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hàng
loạt quốc gia đã từ chối công nhận sổ thông hành này, từ nước Đức, Tiệp, Tây
Ban Nha, Phần Lan sau đó đến Hoa Kỳ và Pháp.
Được biết là ông Tô Lâm khi trả lời chất vấn trước quốc
hội vào tháng 8 vừa qua khẳng định sổ thông hành mới, thiếu ghi chú nơi sinh,
là “hoàn toàn đáp ứng đúng các tiêu chuẩn quốc tế”.
Bảo Trân: Theo tôi được biết
Bảy người dân ở xã Hòa Đông, huyện Krong Pắc tỉnh Đắc Lắc, đã bị công an bắt giữ
khi ngăn chận việc công an chặt phá hàng trăm cây cà phê và sầu riêng của một
người dân. Anh vui lòng nhắc lại việc này để quý thính giả đài được tường tận
hơn?
Hướng Dương: Đúng như chị vừa
nói!
Bảy người nói trên bị đưa đến trại tạm giam của Đắc Lắc
với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” và “bắt giữ người phi pháp” vào
ngày 7/11 vừa qua. Một nhân chứng cho biết là nội vụ xảy ra tại rẫy cà phê của
ông Nguyễn Thành Giang, người nhận khoán từ công ty cà phê Thắng Lợi. Vào lúc 4
giờ rưởi sáng ngày 7/11, người dân ở gần đó nghe thấy tiếng cưa cây và báo cho
chủ nhân. Khi ông Giang đến nơi thì phát giác 5 người đang dùng cưa máy để đốn
cây cà phê và sầu riêng, một nhóm người khác thì canh gác và dùng đèn chiếu
sáng.
Ông Giang sau đó bị một người đánh, liền gọi hỗ trợ từ
những người cũng nhận khoán như ông. Khi nhiều người dân kéo đến thì nhóm người
này bỏ chạy nhưng có 3 người bị bắt lại, trong đó có một công an. Theo hình ảnh
được thu lại thì gần 2 phần 3 cây cà phê và sầu riêng của ông Giang bị cưa tận
gốc.
Nhà cầm quyền sau đó điều động 500 công an cơ động đến
giải cứu 3 người bị bắt giữ nhưng không làm biên bản về việc phá hoại cây trồng.
Đồng thời công an bắt đi 25 người.
Theo báo chí lề đảng, đây là khu vực trồng cà phê được
giao cho công ty Thắng Lợi. Năm 2011 ông Giang đã ký hai hợp đồng nhận khoán với
công ty. Vào tháng 6 năm 2019, tòa án tuyên phán ông Giang phải trả cho công ty
hơn 5 ngàn ký cà phê tươi của niên vụ 2018 và bị tịch thu ruộng vườn.
Bảo Trân: Trong một diễn
biến khác, vào hôm 7/11, bạo quyền VN đã cấm xuất cảnh và sách nhiễu một số tín
đồ tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo ở đảo Bali của Indonesia. Anh có ghi nhận gì
trước việc này?
Hướng Dương: Thưa chị cùng
quý thính giả đài DLSN!
Ông Y Sĩ Êban, một tín đồ Tin lành ở Đắc Lắc, cho biết
là mình bị an ninh phi trường Tân Sơn Nhất cấm lên máy bay sang Indonesia với
lý do “tạm hoãn xuất cảnh” vào ngày 6/11. Ông cho biết là từ ngày 12/10, công
an đã canh giữ ông cho đến ngày 6/11 thì bắt giữ ông và đưa về tỉnh Đắc Lắc.
Ông bị đánh đập, bị tịch thu bằng lái xe, căn cước và 3 chiếc điện thoại.
Ông Y Khiu Niê, một giáo viên theo đạo Tin lành ở Đắc
Lắc, cũng bị cấm xuất cảnh hôm 6/11 ở phi trường Tân Sơn Nhất. Sau đó ông Y
Khiu Niê bị công an câu lưu ở huyện Cư Jut, tỉnh Đắc Nông, cho đến 9 giờ tối
ngày 7/11 mới được về nhà.
Ông Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch Ủy ban Cứu nguy Người
vượt biển và là thành viên của ủy ban Hội nghị Tự do Tôn giáo và Niềm tin Đông
Nam Á, nhấn mạnh trong bài phát biểu chào mừng khai mạc hội nghị này cho biết
là một chức sắc Cao Đài và 4 người Tin lành ở Tây nguyên đã bị cấm bay sang
Bali. Ông A Ga, mục sư thuộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên ở Hoa Kỳ,
xác nhận là các tín đồ ở Tây nguyên không những bị cấm xuất cảnh đi dự hội nghị
mà còn bị chính quyền “tạm giữ và đánh đập”.
Bảo Trân: Thưa anh HD việc
hàng ngàn công nhân VN bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế lao đao là sao anh?
Hướng Dương: Theo tôi được biết
Hơn 11 ngàn công nhân tại Sài Gòn và An Giang đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng
thiếu đơn đặt hàng.
Theo báo chí lề đảng vào ngày 6/11, các khu công nghiệp
tại Sài Gòn cho biết là gần 6 ngàn công nhân của 51 công ty đã bị ảnh hưởng bởi
tình trạng thiếu đơn đặt hàng. Tuy nhiên, một quan chức cho biết là con số nói
trên chưa chính xác vì một số công ty che giấu tình trạng này.
Các nhóm đơn đặt hàng bị giảm nhiều nhất là thuộc lãnh
vực may mặc, giầy da nổi tiếng trên thế giới, ngoài ra còn có đồ gỗ và nữ
trang.
Tại An Giang, hơn 5 ngàn công nhân Samho từ nay đến cuối
tháng 12 sẽ bị ngưng hợp đồng lao động. Lý do được nêu ra là do 2 tập đoàn
Adidas và New Balance cắt giảm và ngưng đặt hàng. An Giang Samho là đơn vị
chuyên gia công giầy thể thao, với cơ xưởng đặt tại khu Công nghiệp Bình Hòa,
huyện Châu Thành.
Con số hơn 5 ngàn công nhân bị tạm hoãn hợp đồng lao động
chiếm hơn 50% số công nhân tại An Giang Samho. Nhiều công nhân đang phẫn nộ vì
đến lúc này công ty vẫn chưa có chính sách hỗ trợ cho họ.
No comments:
Post a Comment