Sau đây mời quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Khánh Ngọc & Nguyên Khải
1) NGUYỄN PHÚ TRỌNG CẢNH BÁO VỀ ĐỢT ĐỐT LÒ SẮP TỚI
Trong buổi tiếp xúc cử tri các quận Đống Đa, Ba Đình và Hai Bà Trưng hôm 19/11,
TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã cảnh báo về đợt “đốt lò” sắp tới, vốn được gọi bằng
mỹ từ là “chống tham nhũng”.
Phát ngôn gây chú ý nhất của ông Trọng là “Sắp tới sẽ
làm vụ nào đều đã được kể tên rồi, khối anh sợ!".
Ông này nhấn mạnh, đối với những đối tượng tham nhũng
trốn ra nước ngoài, sẽ bị bắt về xét xử hoặc xét xử vắng mặt.
Người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam còn tuyên bố tự
mình sẽ “xử lý trước” đối với những người trong Ban Chỉ đạo tham nhũng mà phạm
tội tham nhũng. Phát biểu này của ông Trọng khiến dư luận đặt câu hỏi , liệu có
nhân vật nào trong Ban Chỉ Đạo sắp tới sẽ bị thanh trừng?
Buổi tiếp xúc cử tri của Nguyễn Phú Trọng được diễn ra
sau kỳ họp quốc hội và trong bối cảnh nhiều quan chức và một số chủ tập đoàn
kinh tế vướng vòng lao lý, cho thấy cuộc thanh trừng nội bộ đảng CS ngày càng
khốc liệt.
(Nguồn:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/tong-bi-thu-sap-toi-se-lam-vu-nao-deu-da-duoc-ke-ten-roi-khoi-anh-so-c46a1416253.html)
2) UỶ BAN NHÂN QUYỀN LHQ ĐÁNH GIÁ VN ĐỨNG
CHÓT BẢNG VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN
Sau Nhận xét và Kết luận đã thông qua vào tháng
3/2022, Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc (CCPR)
hôm 11/11 vừa công bố phúc trình về vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
Bản Phúc trình ngày 11/11 của CCPR đánh giá Việt Nam
thuộc nhóm E, thấp nhất trong thang từ A xuống, về việc thực thi khuyến nghị của
cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực tự do ngôn luận và án tử hình.
Việt Nam bị lên án không tôn trọng qui trình xét xử
công bằng đối với những trường hợp bị tuyên án tử hình; không cung cấp thông
tin về việc giảm án cho tử tù; không công khai dữ liệu về án tử…
Hai tổ chức Liên đoàn Nhân quyền (FIDH) và Ủy ban bảo
vệ Quyền Làm người Việt Nam tại Paris đã lên tiếng hoan nghênh bản Phúc trình
11/11 của CCPR vì đã đánh giá đúng mức về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam.
3) VIỆT NAM SẼ MẤT 2 TRIỆU VIỆC LÀM ĐẾN
NĂM 2045
Ngân hàng thế giới vừa đưa ra lời cảnh báo rằng Việt
Nam có thể sẽ mất đến 2 triệu việc làm từ đây đến năm 2045. Lý do đưa ra vì nguồn
công nhân với chuyên nghiệp cao của Việt Nam quá thấp và không đủ để đáp ứng với
mức độ phát triển hiện nay.
Theo lời thừa nhận của Nguyễn Bá Hoan, thứ trưởng Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội thì hiện tỷ lệ công nhân có kỹ năng cao chỉ đạt
được 11,6% số người ở tuổi lao động. Con số này không đủ để cạnh tranh với các
nước trong khu vực như Thái Lan, Mã Lai và Phi Luật Tân.
4) MỸ , CANADA ĐIỀU TRA
VỂ CÁC ĐỒN CẢNH SÁT BÍ MẬT CỦA TRUNG CỘNG TRÊN LÃNH THỔ CỦA MÌNH
Giám đốc FBI,
Christopher Wray, nói rằng cơ quan này “biết về sự tồn tại” của đồn cảnh sát bí
mật của Trung cộng được thiết lập trên đất Mỹ và “đang theo dõi những tin tức”
liên quan cáo buộc trên. Một báo cáo tháng 9 do tổ chức phi chính phủ Safeguard
Defenders (có trụ sở ở Tây Ban Nha) công bố đã tiết lộ sự hiện diện của các địa
chỉ này trên khắp thế giới, bao gồm cả ở New York. Tổ chức này nói rằng công an
Trung cộng đã thành lập "các trạm dịch vụ cảnh sát nước ngoài" ở một
số châu lục, trong đó có hai trạm ở London và một ở Glasgow, một số trạm ở
Toronto và New York.
Người đứng đầu FBI khẳng
định, điều này “vi phạm chủ quyền và phá vỡ các quy trình hợp tác tư pháp và thực
thi pháp luật tiêu chuẩn."
Các đơn vị này được
thành lập để giải quyết tội phạm xuyên quốc gia và cung cấp các dịch vụ hành
chính cho công dân Trung Quốc ở nước ngoài.
Tuy nhiên, Safeguard cho
rằng Trung cộng có mục đích khác “thâm
độc hơn nhiều” khi thành lập các trạm này.
Thực tế, Hoa Kỳ đã mở
một số điều tra liên quan đến việc chính phủ Trung Quốc quấy rối, theo dõi, và
tống tiền những người ở Mỹ từng chỉ trích Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Canada
cũng cho biết đang điều tra các cáo buộc rằng Trung Quốc đã mở các đồn
"cảnh sát" không chính thức trên đất Canada.
5) BIỂU TÌNH TẠI HỘI
NGHỊ THƯỢNG ĐỊNH APEC Ở THÁI LAN
Khoảng 300 người thuộc
phong trào dân chủ và nông dân đã xuống đường biểu tình tại quảng trường tự do
để chống lại việc Thái Lan đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC. Cuộc
biểu tình diễn ra vào sáng thứ Sáu, giờ địa phương. Cảnh sát đã bắn đạn cao su
và hơi cay vào đoàn người biểu tình.
Người biểu tình giương
nhiều biểu ngữ chống lại hội nghị APEC, thủ tướng Pryauth của Thái và ngay cả
Tập Cận Bình. Ông Prayuth, cựu chỉ huy quân đội Thái, đã lên nắm quyền sau một
cuộc đảo chánh vào năm 2014. Sau đó ông Pryuth trở thành thủ tướng Thái trong
một cuộc bỏ phiếu mà nhiều người chống đối cho rằng gian lận.
No comments:
Post a Comment