Trong khi TT Phạm Minh Chính ngoa ngôn xảo ngữ tại quốc hội rằng trên bình diện đối ngoại, “Việt Nam không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải” thì tại Bắc KInh, Nguyễn Phú Trọng cam kết đầu hàng Tập Cận Bình qua thỏa thuận: “vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ không được giải quyết bằng pháp luật quốc tế, mà bằng việc “hợp tác thực thi pháp luật” giữa hai lực lượng cảnh sát biển của hai nước.” Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Nguyễn Huyền với tựa đề: “Thủ tướng ‘không chọn bên’, còn Tổng bí thư thì…” sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Nguyễn Huyền
Đại biểu Nguyễn Anh Trí, đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, đặt câu hỏi, “thời gian vừa qua, hoạt động đối ngoại của Việt Nam thành công rực rỡ nhờ sự kiên định, linh hoạt và mềm dẻo, tuy nhiên hiện thế giới đang có nhiều diễn biến hết sức khó lường, khó đoán định, xin Thủ tướng cho biết một số định hướng đối ngoại cơ bản và thái độ của chúng ta?”.
Thủ
tướng Phạm Minh Chính trả lời theo đúng khuôn mẫu văn phong nghị quyết Đảng: “Về
định hướng đối ngoại, trong cương lĩnh, Đại hội XIII cũng như trong Hiến pháp
đã xác định rõ chúng ta theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng
hoá, đa phương hoá, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới
vì mục tiêu hoà bình, hợp tác và phát triển. Việt Nam là thành viên có trách
nhiệm với cộng đồng quốc tế. Hiện nay chúng ta đang thể chế hoá, cụ thể hoá các
mục tiêu chung này.
Trên
thực tế, chúng ta thực hiện các đường lối đối ngoại này với 3 trụ cột chính là
ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hoá. Chúng ta đã thu
được nhiều kết quả quan trọng. Chúng ta cũng ứng xử với những vấn đề quốc tế phức
tạp như vấn đề Ukraine…
Thái
độ của chúng ta thể hiện ở Liên Hiệp Quốc được bạn bè quốc tế chia sẻ trong bối
cảnh khó khăn, trong bối cảnh chúng ta phải thể hiện chính kiến, theo đó đường
lối đối ngoại của Việt Nam là không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải. Các vấn
đề liên quan đến quốc tế chúng ta đều thể hiện tinh thần vì hoà bình, hợp tác,
phát triển ở khu vực và trên thế giới”.
Vậy
thì với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua “chuyến thăm” Trung Quốc vừa qua, ông
chọn gì?
Một
nhà quan sát chính trị có ý kiến như sau về bản tuyên bố chung Việt Nam – Trung
Quốc được ‘giao kết’ giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng bí thư Tập Cận
Bình: ở nội dung bản tuyên bố này cho biết vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ không
được giải quyết bằng pháp luật quốc tế, mà bằng việc “hợp tác thực thi pháp luật”
giữa hai lực lượng cảnh sát biển của hai nước.
Điều
đó có nghĩa tranh chấp trong Vịnh Bắc bộ sẽ được giải quyết trong nội bộ của bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Trung Quốc.
“Việt
Nam đứng về phe Trung Quốc, thách thức với Mỹ và thế giới tự do trong cuộc cạnh
tranh mô hình phát triển và ý thức hệ chính trị. Có thể sắp tới Mỹ sẽ bỏ Việt
Nam để “đi” với một quốc gia khác, chắc chắn không bằng Việt Nam về mọi mặt,
như Campuchia.”
Nếu
ví bàn cờ chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương với Châu Âu hiện tại, Việt Nam đối
với Trung Quốc có thể ví như là một Bạch Nga đối với Nga. Còn Campuchia có thể
là Phần Lan, hay các xứ Baltique. Nếu Bạch Nga không “phản bội” Nga thì Việt
Nam sẽ không bao giờ quay lưng lại với Trung Quốc.
Nhưng
liệu khi Mỹ “quay lưng” với Việt Nam, đóng cửa với Việt Nam về mọi mặt, liệu Việt
Nam có thể giữ nguyên mức phát triển hay không? Chỉ cần Mỹ hạn chế nhập khẩu,
hay hạn chế dòng ngoại tệ của Việt kiều, Việt Nam sẽ ra sao?” – nhà quan sát
chính trị nói trên, bình luận.
Cán
cân sẽ ngã ngũ ra sao khi cho đến nay người ta vẫn thấy “cộng sản nói vậy, mà
không phải vậy”. Theo đó, thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết nhận lời
mời của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức
Campuchia từ ngày 8 đến ngày 9-11.
Thủ
tướng Phạm Minh Chính sẽ ở lại Campuchia sau ngày 9-11 để dự Hội nghị cấp cao
ASEAN và các hội nghị liên quan do Campuchia đăng cai từ ngày 10 đến 13-11. Đây
cũng là lần đầu tiên Thủ tướng tham dự trực tiếp các hội nghị cấp cao ASEAN và
giữa ASEAN với các đối tác.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN và liên quan, Thủ tướng dự kiến tham dự hơn 20 hoạt động và có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế để trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm.
Một tin tức đáng quan tâm nhất nhưng không tìm thấy ở Bộ Ngoại giao Việt Nam, đó là Tổng thống Mỹ cũng bay đến Campuchia từ ngày 12 tới 13-11 để gặp gỡ lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN, và gặp lãnh đạo các nước EAS (East Asia Summit).
Liệu trong danh sách của ‘vận động hành lang’ sẽ có cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Việt Nam với Tổng thống Mỹ Joe Biden ngay tại xứ sở Chùa Tháp theo đúng nguyên tắc mà ông Phạm Minh Chính đã tuyên bố, là “không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải”?
No comments:
Post a Comment