Ngay sau khi Tập Cận Bình chính
thức nắm trọn quyền hành tại Hoa Lục thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa, thì lập tức họ Tập gọi Nguyễn Phú
Trọng qua Bắc Kinh. Vậy Nguyễn Phú Trọng đi với tư cách gì? Mời quí thinh giả
theo dõi bài Quan Điểm của Lực Lượng Cứu Quốc, sẽ được Hải Nguyên trình bày sau đây.
Thưa quí thinh giả,
Trong hệ
thống chính trị độc đảng như Trung Quốc, Bắc Hàn, hay Cu Ba, nhân vật đầu đảng
cũng được bầu làm chủ tịch nhà nước, cũng còn gọi là quốc trưởng hoặc tổng
thống. Dưới quốc trưởng thường là thủ tướng chính phủ. Trên nguyên
tắc bang giao quốc tế, người đồng cấp có nghĩa là quốc trưởng hay chủ tịch nước
nói chuyện với nhau, hoặc thủ tướng hai nước ngang vai nhau. Dưới nữa là hàng
bộ trưởng hoặc cấp đại sứ.
Trường hợp Việt Nam thì lại khác,
chức chủ tịch nhà nước do Nguyễn Xuân Phúc nắm giữ hiện nay chỉ là hư danh. Sự
kiện này rõ nét nhất khi Tập Cận Bình đón Nguyễn Phú Trọng ở Bắc Kinh hôm
30/10/2022, khi họ Tập vừa được đảng CS Tàu tôn lên hàng lãnh tụ tuyệt đối, vừa
là lãnh tụ đảng, vừa là chủ tịch
nhà nước. Với tư cách ấy, họ Tập đã xem Trọng là người đồng cấp, hành động này
cho thấy Tập coi VN là chư hầu, muốn nói chuyện với ai thì người ấy là đại diện
chính thức cho VN.
Nhưng đối với người VN, Nguyễn
Phú Trọng chỉ là đảng trưởng của đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng chỉ có thể đại
diện cho 5 triệu đảng viên của ông ta, chứ không thể đại diện cho 95 triệu
người VN được. Trên thực tế, từ nguyên thủy, kể từ năm 1945 đến nay, chưa bao giờ người dân VN bầu chọn một
người CS nào làm quốc trưởng cả. Mà tất cả chỉ là những cuộc cướp đoạt chính
quyền bằng mưu gian và vũ lực mà thôi.
Như vậy, với tư cách ấy, tất cả
những thỏa thuận, những cam kết giữa Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình chỉ là
thỏa thuận giữa đảng Việt
Cộng với Tàu Cộng, không thể được xem là phản ảnh ý chí và nguyện vọng của
người dân Việt Nam được, nên những thỏa thuận hay hiệp ước do Nguyễn Phú Trọng
ký kết không có giá trị gì.
Sự kiện Nguyễn Phú Trọng là người
đầu tiên được gặp Tập Cận Bình, không phải vì Nguyễn Phú Trọng là nhân vật quan
trọng gì, mà là một sự dàn xếp có tính toán, có xắp đặt trước, có các điều kiện
đổi chác sao
cho có lợi về phía Tập thì mới được Tập chấp nhận tiếp đón như vậy. Chắc chắn
Nguyễn Phú Trọng phải van xin Tập tiếp tục cho đảng CSVN có chỗ dựa. Đổi lại
những vấn đề Biển Đông, vấn đề khai thác tài nguyên, vấn đề thương mại, đặc
biệt là VN vẫn phải duy trì chính sách 4 không. Những điều ấy đều có lợi cho
Tàu Cộng cả.
Đây là một vấn đề rất quan trọng
của đất nước chúng ta hôm nay, người dân VN không có tiếng nói, không có quyền
hạn gì để quyết định cho vận mệnh tương lai của chính mình, mọi quyền lực nằm
trong tay đảng CS, đảng này đang đưa đất nước ta vào vòng nô lệ Tàu Cộng.
Về mặt đối nội, đảng CSVN càng
ngày càng lộ rõ, đây chỉ là một tập đoàn tham nhũng thối nát, kết bè kết đảng
để trục lợi, bòn rút tài sản quốc gia, làm giàu cá nhân. Cứ xem những vụ án
liên tiếp diễn ra từ hơn 10 năm
qua thì đủ biết thực chất đảng CSVN thế nào.
Chắc chắn trong số 5 triệu đảng
viên CS hiện nay cũng có những người nhìn ra cái xấu, cái dở của đảng này. Cũng
có thể nhận ra nguy cơ mất nước vào tay TQ, nhưng vì quyền lợi, hoặc sợ hãi bị trừng phạt,
bị trả thù mà không dám có động thái nào.
Khi Tập Cận Bình đã thâu tóm
quyền hành trong tay, chắc chắn chính sách ngoại giao của VN sẽ có những thay
đổi đáng
kể để phù hợp với tham vọng của Bắc Kinh. Một trong những thay đổi có thể xẩy
ra là hệ thống chính trị của VN sẽ đi theo sát những gì Tập Cận Bình muốn, có
nghĩa là mọi quyền tự do sẽ bị xiết chặt hơn, sự đàn áp thanh trừng nội bộ sẽ
sắt máu hơn, những người lãnh đạo trong đảng CSVN sẽ phải trung thành và thần
phục Bắc Kinh hơn nữa.
Đứng trước những nguy cơ mới này,
chúng ta - những
người quan tâm tới tương lai của dân tộc
- cần phài quyết tâm hơn, mạnh mẽ hơn và đoàn kết lại thì mới mong diệt được
nội thù và ngăn được ngoại xâm.
Cảm ơn quí thinh giả đã nghe bài
QD của chúng tôi.
LLCQ
No comments:
Post a Comment