Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân & Miên Dương trình bày sau đây.
1/ NHÀ BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN BÙI VĂN THUẬN RA TÒA VÀO HÔM NAY
Ông Bùi Văn Thuận sẽ bị áp giải ra hầu tòa án
tỉnh Thanh Hóa vào ngày hôm nay, thứ Năm 17/11. Ông Thuận bị bắt vào tháng 8
năm ngoái với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN” theo điều
luật mơ hồ 117 trong bộ luật hình sự. Theo điều khoản này, ông Thuận có thể
lãnh án tối đa đến 12 năm tù.
Ông Bùi Văn Thuận 41 tuổi là người dân
tộc Mường, từng là giáo viên ở Hà Nội nhưng chuyển về Thanh Hóa sau nhiều lần
bị công an sách nhiễu. Ông từng tham gia biểu tình chống Trung Cộng và tập đoàn
Formosa, đồng thời lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị hoặc các nhà bất đồng
chính kiến khác như bà Cấn Thị Thêu, ông Trịnh Bá Tư hay Mục sư Nguyễn Trung
Tôn.
Một trong những bài viết bị nhà cầm quyền
quy chụp phản động là bài “Làm toán giúp Đảng” ra ngày 21/8/2021, nội dung nói về lệnh cấm
người dân Sài Gòn tự đi chợ mà để nhà nước phân phát nhu yếu phẩm. Theo cáo
trạng thì bài viết là “theo suy đoán cá nhân, thiếu chứng cứ thực tế ảnh hưởng
đến công tác phòng chống dịch bệnh Vũ Hán của đảng và nhà nước”.
Phản bác cáo trạng trên, ông Phil
Robertson, giám đốc chi nhánh Á châu của tổ chức Giám sát Nhân quyền, cho biết
là việc truy tố ông Bùi Văn Thuận cho thấy nhà cầm quyền VN coi thường quyền tự
do ngôn luận của người dân. Những lời chỉ trích của ông Thuận trên mạng không
thể xem là cấu thành tội phạm nhưng vẫn bắt giam ông.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5168qydpr3o
2/ HAI PHỤ NỮ Ở LẠNG SƠN BỊ BẮT
VỚI CÁO BUỘC “LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO”
Bạo quyền tỉnh Lạng Sơn vừa bắt giữ hai bà Trịnh Thị Sang và Vũ Thị Nga
vào ngày 16/11 với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, theo điều luật
mơ hồ 331 của bộ luật hình sự VN.
Đây là hai trường hợp nữa trong vụ công khai hình ảnh những
cuộc khiếu nại và tố cáo của người dân đến thành phố Lạng Sơn về dự án Khu dân
cư Khối 2 ở phường Vĩnh Trại. Vào ngày 4/10 vừa qua, viện kiểm sát tỉnh này
cũng ra lệnh bắt giam và khởi tố với hai người khác trong cùng vụ việc theo tội
danh tương tự. Đó là hai bà Vũ Bích Vân và Ong Thị Thụy.
Theo bạo quyền Lạng Sơn, bốn phụ nữ này đã quay và phát
trên mạng nhiều hình ảnh người dân tập trung khiếu nại tố cáo về dự án nói
trên. Theo cáo buộc của công an, các lời lẽ được đưa ra đã xâm phạm đến lợi ích
của đảng và nhà nước.
Theo ghi nhận , từ đầu năm 2022 đến nay, công an trên cả
nước đã bắt giữ ít nhất hơn hai chục người với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự
do dân chủ” hay “Tuyên truyền, xuyên tạc, chống nhà nước”. Đây là những tội
danh đầy ấm ớ và mơ hồ trong kỷ nguyên truyền thông hiện nay.
3/ MỸ XÁC NHẬN PHI ĐẠN RƠI Ở BA LAN LÀ ĐẾN TỪ UKRAINE
Trong lúc cả thế giới đều tin rằng một phi
đạn Nga đã rơi ở biên giới Ba Lan khiến 2 người thiệt mạng, Tổng thống Mỹ Joe
Biden tuyên bố đây là phi đạn phát xuất từ hệ thống phòng không của Ukraine.
Trước đó, ông Biden cũng công khai tuyên bố là chưa chắc phi
đạn rơi xuống Ba Lan được phóng đi từ Nga nếu xem xét quỹ đạo bay của nó.
Nếu được xác nhận, điều này có thể làm giảm những lo ngại
rằng vụ việc rơi phi đạn gây chết người đầu tiên ở một quốc gia thuộc khối NATO,
kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine bùng nổ, có nguy cơ kích động cuộc đối đầu quân
sự trực tiếp giữa Nga và khối NATO.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cáo buộc vụ bắn phi
đạn vào làng Przewodow ở Ba Lan là cuộc không kích do Nga tiến hành, đồng thời
hối thúc NATO hành động để đáp trả. Tuy nhiên Nga khẳng định không có cuộc
không kích phi đạn nào được thực hiện gần biên giới Ba Lan và Ukraine, đồng
thời tố ngược là các cáo buộc nói trên nhằm "khiêu khích có chủ đích, làm
leo thang tình hình".
Bộ quốc phòng Nga cũng ra thông báo cho biết các chuyên gia
Nga xác định mảnh vỡ trong các bức ảnh chụp ở Ba Lan là các bộ phận của hệ
thống phòng không S-300 của Ukraine. Hiện Mỹ và khối NATO đang ráo riết mở cuộc
điều tra, đồng thời đã mở cuộc họp khẩn ngay trong ngày 16/11 về vụ này.
Đại diện các nước thành viên NATO đã có mặt tại trụ sở ở
thủ đô Brussels của Bỉ để tham dự cuộc họp khẩn dưới sự chủ trì của Tổng
thư ký Jens Stoltenberg.
4/ BIỂU TÌNH Ở QUẢNG ĐÔNG ĐỂ PHẢN ĐỐI BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH Ở HOA LỤC
Trong mấy ngày qua, cư dân ở huyện Hải Châu,
tỉnh Quảng Đông, đã xuống đường biểu tình phản đối chính sách chống dịch Vũ Hán
quá nghiêm khắc của Trung Cộng.
Các hình ảnh cho thấy là rào chắn bị hất văng
dưới tay các công nhân lao động ở nông thôn nhằm phản đối các lệnh hạn chế di
chuyển do dịch bộc phát. Trong video, người ta nghe thấy tiếng ầm ầm như tiếng
trống vang dội và sau đó là một cơn mưa kim loại đang rơi xuống đất.
Những hình ảnh như trên thường xuyên xuất
hiện trong những tuần qua ở Hoa Lục. Những hình ảnh lan truyền trên mạng cho
thấy cơn phẫn nộ của gần 2 triệu cư dân huyện Hải Châu bị hạn chế đi lại từ
tháng 10 vừa qua. Đây cũng là huyện có số ca nhiễm dịch nhiều nhất ở tỉnh Quảng
Đông. Đa số những người sinh sống tại đây là những lao động nghèo và không thể
chờ đợi lâu hơn nữa.
Cách đây 5 ngày, một số người đã táo bạo tấn
công cả lực lượng y tế và công an. Nhưng đến tối hôm qua, sự phẫn uất càng thêm
cao hơn nữa. Những người biểu tình giương cao khẩu hiệu “Chúng tôi không muốn
xét nghiệm nữa”. Ngoài việc không được trả lương vì không thể đi làm, tình
trạng khan hiếm nguồn cung ứng lương thực đã quá sức chịu đựng của những công
nhân nghèo này. Họ đã đến bờ vực thẳm nên không còn sợ hãi nữa, kể cả việc tấn
công công an.
No comments:
Post a Comment