Để buộc tội người ngay, tòa án cs VN ngu dốt lại dùng ngay nhân chứng giả nên bị vạch trần âm mưu gian dối giữa tòa cho toàn dân chúng biết rõ.
Như Hồ.Phiên
tòa của ông Bùi Văn Thuận, một người bất đồng chính kiến ở Thanh Hóa đã chấm
dứt ngày xử đầu tiên với những điều mà không ai có thể tin được: Thẩm phán –
Chủ tọa của buổi xử là Phạm Văn Long đã công khai hướng dẫn cho nhân chứng giả
cách tránh né bị vạch trần chuyện làm chứng gian, khi bị đối chất và vạch mặt.
Theo
thông báo từ đầu, tòa sẽ triệu tập 12 nhân chứng về tội trạng của Bùi Văn Thuận,
nhưng hầu hết đều vắng mặt, trừ ông Lê Quốc Quyền – người làm chứng chống ông
Thuận, và bà Trịnh Thị Nhung – vợ của ông Thuận. Cả hai đều đang cư trú tại
phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra phiên tòa còn có sự
tham dự của Chủ tịch ủy ban nhân dân phường Mai Lâm, ông Lê Anh Cường.
Trong
phần chất vấn giữa ông Bùi Văn Thuận và ông Lê Quốc Quyền, ông Quyền khai rằng
vào giữa Tháng Mười Hai 2020, ông Quyền đến mua mật ong của ông Thuận, rồi phát
hiện ông Thuận có thái độ, tư tưởng phủ nhận thể chế chính trị của Việt Nam,
xúc phạm các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước. Vì vậy ông Quyền đã đến phản ảnh
với Ủy ban nhân dân phường Mai Lâm. Chủ tịch ủy ban nhân dân phường Mai Lâm,
ông Lê Anh Cường, nói sau khi ông nhận được phản ảnh, đã đề nghị ông Quyền về
làm đơn tố cáo và bổ sung bằng chứng. Tuy nhiên từ đó đến nay không thấy ông
Quyền gửi đơn tố cáo.
Ông
Bùi Văn Thuận đã đặt câu hỏi với ông Quyền rằng: “Giữa Tháng Mười Hai, như vậy
là từ ngày 10 đến 20 của Tháng Mười Hai 2020, đúng không?”
Ông
Quyền đáp: “Đúng vậy”.
Ông
Thuận tiếp lời: “Thời điểm từ ngày 10 Tháng Mười Hai 2020 đến qua khỏi Tết
Dương lịch 2021, tôi đã đi vào Nam. Khi đi xe đò, nhà xe có yêu cầu hành khách
khai báo số điện thoại, có thể kiểm tra đối chứng. Hơn nữa tôi có rất nhiều anh
em bạn bè ở khu vực phía Nam có thể làm chứng cho tôi. Như vậy là ông đã nhận
lầm người, ông gặp một ông Bùi Văn Thuận nào khác chứ đâu phải tôi. Hơn nữa, ở
Việt Nam, chính trị là một chủ đề nhạy cảm, nên việc chia sẻ quan điểm chính
trị với một người khách mua mật ong trong lần đầu gặp mặt là không hợp lý”.
Nghe phần trả lời xác quyết như vậy, ông Quyền im lặng, không nói gì thêm. Dĩ
nhiên tình huống lúc đó là ông Quyền rơi vào thế người khai gian.
Lập
tức, luật sư Lê Luân, người bào chữa cho ông Bùi Văn Thuận đã đề nghị Tòa truy
cứu trách nhiệm hình sự ông Lê Quốc Quyền vì đã cho lời khai gian. Thế là vở
kịch “tố cáo” rơi rụng ngay đó, cả toàn bộ kiểm sát viên, thẩm phán, nhân chứng
gian… đều choáng váng không biết tiếp tục thế nào cho đỡ ê ẩm. Nên trong phần
đặt câu hỏi kế tiếp với nhân chứng gian, đột nhiên chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán
Phạm Văn Long lên tiếng công khai căn dặn, nói nhân chứng Lê Quốc Quyền có thể
từ chối câu hỏi hoặc giữ quyền im lặng.
Như
người chết đuối vớ được phao, ông Quyền liền xin được giữ im lặng. Ngay sau đó,
Luật sư Đặng Đình Mạnh đứng lên phản đối, vì cách làm của Thẩm phán – được coi
là người cầm cân nảy mực của phiên tòa – lại không khác gì vẽ đường cho hươu
chạy. Tuy nhiên, như mọi sự sắp đặt của cái gọi là tòa án Việt Nam, phản đối bị
vô hiệu.
Trong
phần đối chất với Viện Kiểm Sát, đại diện là Trần Huy Dũng đã nêu việc xác định
trang Facebook Bùi Văn Thuận là của người đang đứng trước tòa, nên phải chịu
tội. Thế nhưng ông Thuận phản đối, nói việc cái tên hay hình ảnh bị lấy sử
dụng, không thể xác minh chính xác.
Điều
bẽ bàng nhất mà Kiểm sát viên Trần Huy Dũng không trả lời được là khi phiên tòa
kết tội ông Thuận, Facebook được ghi là chứng cứ bắt được trong cáo trạng lại
đang hoạt động ngoài tầm kiểm soát của công an. Vào ngày 16 Tháng Mười Một, tài
khoản Facebook có tên Thuan Van Bui được Viện Kiểm Sát tỉnh Thanh Hóa sử dụng
để truy tố ông Thuận hoạt động trở lại, tài khoản này đăng tải một bài viết
diễu cợt, tuyên bố là mình đã gài bẫy công an Việt Nam, đồng thời nhận định về
phiên tòa sắp diễn ra.
Các
luật sư và ông Bùi Văn Thuận đã hơn ba lần yêu cầu được kiểm chứng ngay tại tòa
bằng cách tìm kiếm Facebook Thuan Van Bui theo ID và trình chiếu trực tuyến lên
màn hình lớn. Tòa lẫn Viện Kiểm sát đều đuối lý, nói yêu cầu này không được
chấp thuận, mà không nói lý do.
Người
ta nhìn thấy ông Thuận đi lại rất khó khăn do bị còng cả hai chân, và sức khỏe
rất kém nhưng tinh thần rất vững vàng, ông vẫn mỉm cười và bình thản. Trong khi
đó, bộ mặt của quan tòa và Viện Kiểm Sát thì đầy vẻ bối rối, ê chề. Tuy không
kết tội được điều gì, nhưng kết thúc ngày xử đầu tiên đại diện Viện Kiểm Sát đã
trơ trẽn đề nghị mức án 7-8 năm tù giam và 5 năm quản chế.
No comments:
Post a Comment