Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Phụng Hoàng và Trường An trình bày sau đây.
1/ VN LẠI BỎ PHIẾU TRẮNG VỀ VIỆC ĐÒI NGA BỒI THƯỜNG CHIẾN TRANH
Một lần nữa, VN lại bỏ phiếu trắng tại LHQ về nghị quyết đòi Nga bồi
thường chiến tranh cho Ukraine, với 94 phiếu thuận và 14 phiếu chống.
VN là một trong 73 nước khác bỏ phiếu trắng cho nghị quyết do gần 50 quốc
gia đồng bảo trợ về việc thành lập một cơ cấu quốc tế về bồi thường các thiệt
hại và tổn thương.
Đây là lần thứ tư mà VN,
một chế độ độc tài cộng sản, bỏ phiếu trắng cho các nghị quyết của LHQ
liên quan đến Nga, cùng với một lần bỏ phiếu chống lại nghị quyết loại Nga ra
khỏi Hội đồng Nhân quyền.
Cần biết là vào ngày 2/3,
LHQ thông qua cuộc bỏ phiếu yêu cầu Nga ngưng bắn và rút quân ra khỏi Ukraine.
Nghị quyết này có 141 phiếu thuận, 5 phiếu chống và 35 phiếu trắng. Việt Nam bỏ
phiếu trắng. Đến ngày 24/3, VN lại bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết chỉ trích
Nga. Sau đó đến ngày 7/4 vừa qua, VN lại bỏ phiếu chống đối loại Nga khỏi Hội
đồng Nhân quyền LHQ.
Đại hội đồng LHQ vào hôm
12/10 bỏ phiếu thông qua nghị quyết lên án kịch liệt "âm mưu sát nhập bất
hợp pháp" của Nga đối với bốn khu vực bị chiếm đóng một phần ở Ukraine và
kêu gọi tất cả các nước không công nhận động thái này. Lần này Việt Nam lại bỏ
phiếu trắng.
2/ VN CẦN TRẢ TỰ DO VÀ BỒI THƯỜNG CHO TNLT TRẦN ĐỨC
THẠCH
Nhóm Công tác về Bắt giữ
Tùy tiện (WGAD) của LHQ sau khi tham khảo các nguồn tin và phản hồi của nhà cầm
quyền VN đã đi đến kết luận là biện pháp khắc phục thích hợp nhất là phải trả
tự do và bồi thường cho nhà thơ Trần Đức Thạch.
Trong văn thư của cơ quan nói trên
đưa ra vào hôm 4/11 cho rằng việc bắt giữ ông Trần Đức Thạch, đồng sáng lập
viên của tổ chức Hội Anh em Dân chủ, là một hành động tùy tiện, không tuân thủ
theo luật lệ nào.
Ông Thạch liên tục bị công an tỉnh
Nghệ An sách nhiễu trước khi bị bắt vào năm 2020. Ngày 23/4/2020, khoảng 20
công an thường phục, được cho là thuộc đội an ninh công an tỉnh Nghệ An, đến
nhà ông Thạch vào khoảng 9 giờ sáng với lệnh khám xét. Nhóm an ninh chỉ trao
lệnh bắt cho một thành viên gia đình ông Thạch một ngày sau khi ông bị bắt với
cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ” và sau đó bị kết án 12 năm tù.
WGAD nói rằng ông Thạch bị trừng
phạt vì thực thi quyền tự do lập hội có tên Hội Anh em Dân chủ, một tổ chức xã
hội dân sự liên tục bị nhà nước Việt Nam trấn áp. WGAD nhắc lại kết luận rằng việc
đang tải hay bình luận về các chính sách nhà nước không thể coi là hành động
chống phá chế độ.
WGAD cho rằng việc xét xử và kết
tội ông Thạch là không công bằng, và đây là án “bỏ túi” vì phiên toà xử ông sau
8 tháng biệt giam chỉ kéo dài chưa tới 3 giờ đồng hồ. Cơ quan này khẳng định
việc tước bỏ tự do của ông là tùy tiện và vi phạm luật quốc tế.
Trong tám tháng bị giam giữ, cựu sĩ
quan quân đội Bắc Việt không được gặp người thân, và chỉ được gặp luật sư một
ngày trước phiên sơ thẩm để chuẩn bị bào chữa. Luật sư Nguyễn Văn Đài, chủ tịch
hội Anh em Dân chủ, cho biết là gần 300 tù nhân lương tâm tại VN hiện nay đều
không hề vi phạm pháp luật VN.
3)PHI ĐẠN DO NGA CHẾ TẠO NỔ Ở LÃNH THỔ POLAND
Bộ ngoại giao Poland chính thức xác nhận một phi đạn do Nga chế tạo đã được
bắn vào ngôi làng Prezewodow, gần biên giới Ukraine, làm thiệt mạng 2 người. Phát
ngôn nhân của Bộ ngoại giao Poland, ông Lukasz Jasina, cho biết vào lúc 15:40
giờ địa phương, một phi đạn do Nga chế tạo đã rơi xuống khu vực Przewodow. Bộ
ngoại giao Poland lập tức triệu tập đại sứ Nga để làm sáng tỏ việc này, tuy nhiên
phía Nga phủ nhận việc bắn phi đạn vào Poland.
Trong khi đó tổng thư ký của NATO đang triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với
các nước thuộc khối NATO về vụ nổ này.
Poland là một thành viên của khối NATO, điều 5 của hiến chương khối NATO khẳng
định rằng bất cứ một sự tấn công vào một thành viên của khối đồng nghĩa với sự
tấn công vào toàn thành viên của NATO.
4/ DÂN QUẢNG CHÂU NỔI GIẬN VÌ HOA LỤC QUYẾT THEO “ZERO-COVID”
Một đám đông cư dân ở thành phố Quảng Châu,
thuộc miền nam Hoa Lục, đã trốn phong tỏa và đụng độ với công an vì sôi sục
trước các quy định nghiêm ngặt về dịch Vũ Hán.
Các hình ảnh cho
thấy một số người đã lật ngược xe công an và phá vỡ hàng rào kiểm soát. Các đội
công an chống bạo động đã hiện diện ở khu vực. Những bất mãn này xảy ra sau đợt
bộc phát dịch Vũ Hán nặng nề nhất ở Quảng Châu.
Trong lúc nền
kinh tế đang trì trệ, chính sách “zero-covid” của Trung Quốc đang bị thử thách.
Căng thẳng đang gia tăng ở hai thành phố Hải Châu và Quảng Châu, với người dân
bị cấm ra khỏi nhà. Khu vực xung đột là nơi có nhiều người nghèo, không được
trả lương nếu không đi làm, trong khi lương thực thiếu thốn và giá cả tăng vọt.
Trong nhiều đêm,
họ xung đột với lực lượng công an, và đến đêm thứ Hai 14/11, cơn giận dữ đột
ngột bùng phát trên các đường phố Quảng Châu với hàng loạt người phản kháng.
Ở phía bắc Trung
Cộng, tin đồn cũng đang tạo thêm áp lực. Các quan chức tỉnh Hà Bắc thông báo
rằng thành phố Thạch Gia Trang sẽ tạm dừng xét nghiệm hàng loạt. Nhiều người
dân địa phương hoảng sợ dự trữ các loại thuốc Trung Cộng được cho là giúp điều
trị dịch Vũ Hán.
Khoảng 20 triệu
người ở trung tâm Trùng Khánh, phía tây Hoa Lục, đã bị đẩy vào tình trạng phong
tỏa mà họ gọi mỉa mai là “quản lý tự nguyện” khi bị quan chức cấm ra đường.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c87eddrg55ro
5/ THỦ TƯỚNG CAMPUCHIA HỦY HỘI NGHỊ G20 VÌ NHIỄM DỊCH VŨ HÁN
Thủ
tướng Campuchia Hun Sen bị buộc phải hủy bỏ các chương trình ở hội nghị thượng
đỉnh G20 ở Bali sau khi được xác định là nhiễm dịch Vũ Hán.
Ông Hun Sen ngày 15/11 thông báo
trên Facebook là ông có kết quả xét nghiệm dương tính và vì lý do này ông buộc
phải hủy các chương trình tại G20. Ông nói thêm là trước khi rời Campuchia, đặc
biệt là khi lên máy bay, sức khỏe ông không có vấn đề gì. Nhưng đến khi bệnh
viện Indonesia khám nghiệm vào buổi tối thì đến sáng hôm sau xác định là mình
bị nhiễm dịch Vũ Hán, nhưng không có triệu chứng nào.
Ông nói thêm là để bảo đảm an toàn
cho các phái đoàn tham dự hội nghị, toàn bộ phái đoàn Campuchia sẽ trở về nước.
Trước khi đến Bali dự thượng đỉnh
G20, Thủ tướng Hun Sen đã chủ trì hội nghị cấp cao ASEAN, tiếp đón nhiều nguyên
thủ quốc tế tại Phnom Penh.
Hội nghị G20 diễn ra trong hai
ngày 15 và 16/11 tại Bali với chủ đề "Cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ
hơn", tập trung bàn về các giải pháp đưa nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi
nguy cơ suy thoái do tác động của đại dịch Vũ Hán và cuộc xung đột Nga và
Ukraine. Các lĩnh vực ưu tiên thảo luận bao gồm an ninh lương thực, năng lượng,
cấu trúc y tế toàn cầu và chuyển đổi số.
No comments:
Post a Comment