Kính thưa quý thính giả, đầu năm 1225, với sự trợ giúp của Thái sư Trần Thủ Độ, nhà Trần được sáng lập, tiếp nối 225 năm trị vì của nhà Lý, bởi một vị hoàng đế nổi tiếng anh minh, vừa anh hùng vừa nhân hậu, có tài lãnh đạo đất nước, người đã lập nên trang sử oai hùng cho dân tộc Việt. Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Vua Trần Thái Tông” của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Trần Thái Tông tên là Trần Cảnh, sinh ngày 9/7/1218 tại phủ Thiên
Tường, là con trai thứ hai của quan Nội thị Phán thủ Trần Thừa. Từ đầu thế kỷ 13, do có công dẹp loạn Quách Bốc nên dòng họ Trần, đứng đầu là Trần Tự Khánh (anh họ của Trần Thủ Độ), nắm hết quyền hành trong triều nhà Lý.
Năm 1223, sau khi Trần Tự Khánh qua đời, Trần Thủ Độ lên thay thế cũng nắm quyền bính trong triều. Năm 1224, Trần Thủ Độ được phong làm Điện tiền Chỉ huy sứ, chức vụ thống lãnh toàn quân Đại Việt.
Chị họ của Trần Thủ Độ là Trần Thị Dung, hoàng hậu của vua Lý Huệ
Tông, chỉ hạ sinh hai công chúa, một trong hai người là công chúa Chiêu
Thánh. Trần Thủ Độ ép vua Lý Huệ Tông lên làm Thái thượng hoàng, nhường
ngôi lại cho công chúa Chiêu Thánh, lấy hiệu là Lý Chiêu Hoàng, khi đó mới vừa 7 tuổi. Sau đó Trần Thủ Độ tiến cử cháu là Trần Cảnh vào làm bạn với Lý Chiêu Hoàng và dàn xếp cho Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng.
Ngày 22/11/1225, Lý Chiêu Hoàng ra chiếu chỉ nhường ngôi và trao
hoàng bào cho Trần Cảnh ở điện Thiên An. Nhà Lý chấm sau 215 năm trị vì
nước Việt. Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Trần Thái Tông.
Cùng với cha là Thượng hoàng Trần Thừa và chú là Thái sư Trần Thủ Độ,
Trần Thái Tông tiến hành cải tổ luật pháp, hành chánh, đồng thời khuyến
khích nông, thương nghiệp và phát triển nền giáo dục Tam giáo đồng nguyên. Ông cũng xây dựng đội quân hùng mạnh để ngăn chận quân Chiêm Thành cướp phá phía Nam.
Trong thời gian này, hướng Bắc của Đại Việt, tộc dân Mông Cổ đã trỗi dậy thành một nước có quân hùng tướng mạnh.
Năm 1228, Trần Thái Tông định lại hệ thống quan lại gồm các văn võ
đại thần và còn đặt ra lệ, cứ 15 năm thì xét duyệt quan lại 1 lần, cứ 10
năm thì cho thăng lên 1 cấp. Mùa xuân năm 1250, Trần Thái Tông cho đổi
Đô vệ phủ (cơ quan lo việc kiện tụng) làm Tam ty viện (tức ba viện Phụng
tuyên, Thanh túc, Hiến chính), cử Ngự sử Lê Phụ Trần trông coi viện
này.
Năm 1240 và 1241, quân Thổ Mán từ phía Bắc kéo xuống cướp phá biên
giới Đại Việt, Trần Thái Tông thân chinh đánh vào đất Tống tiêu diệt
toàn bộ quân này.
Năm 1252, Chiêm Thành xua quân cướp phá vùng ven biển phía Nam, Trần
Thái Tông một lần nữa thân chinh đánh Chiêm Thành, Chiêm Thành bại trận
phải chịu thần phục nhà Trần.
Đầu năm 1258, Mông Cổ đem 3 vạn quân tấn công nước Đại Việt.
Trần Thái Tông trực tiếp dàn quân ngăn chận tại sông Cà Lồ ở Phù Lỗ
nhưng thất bại trước số đông, phải rút về Thăng Long. Quân Mông Cổ chiếm
được thành Thăng Long, nhưng vì thiếu lương thực phải sang các vùng phụ
cận cướp bóc bị dân quân chận đánh quyết liệt nên bị thiệt hại nặng nề.
Ngày 28/1/1258, Trần Thái Tông đích thân chỉ huy quân Đại Việt tấn
công vào bến Đông Bộ Đầu đánh tan đoàn quân Mông Cổ. Tướng chỉ huy Mông
Cổ phải trốn chạy về Vân Nam.
Ngày 30/3/1258, vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng
tức Trần Thánh Tông, lui về cung Thánh Từ làm Thái thượng hoàng nhưng
vẫn hỗ trợ và hướng dẫn Trần Thánh Tông trị quốc. Đặc biệt trong thời
gian này, ông giảng dạy về Thiền tông.
Trần Thái Tông là một thiền sư Phật giáo, ông đã truyền dạy kinh nghiệm tu hành của mình qua các tác phẩm Khóa hư lục (tập bài giảng về hư vô), Thiền tông chỉ nam, Chú giải Kim cương Tam muội (giải thích kinh Kim Cương) và Lục thì sám hối khoa nghi (nghi thức sám hối vào sáu thời khắc trong ngày) Bình đẳng lễ sám văn (bình đẳng sám hối). Ông được xem là người có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm (giáo hội thống nhất đầu tiên của đạo Phật tại Việt Nam) vào cuối thế kỷ 13.
Trần Thái Tông còn là một nhà thơ, ông đã để lại tập Trần Thái Tông ngự tập (1 quyển), được Phan Huy Chú khen là “lời thơ thanh nhã, đáng đọc”. Ngày nay tập thơ này đã thất lạc, chỉ còn lại 2 bài Kỷ Thanh Phong am tăng Đức Sơn (Gửi nhà sư Đức Sơn ở am Thanh Phong) và Tống Bắc sứ Trương Hiền Khanh (Tiễn Bắc sứ Trương Hiền Khanh) chép trong An Nam chí lược, Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục.
Ngày 5/5/1277, Thượng hoàng Trần Thái Tông băng hà tại điện Vạn Thọ,
hưởng dương 58 tuổi. Ông được tôn miếu hiệu là Thái Tông, thụy hiệu là
Văn Thánh Vũ Nguyên Hoàng Đế.
lược rằng, Trần Thái Tông là người: “khoan nhân thông tuệ, văn võ toàn tài, lấy tư cách con rể nhà Lý kế vị quốc vương.” Quyển sách này còn chép bài Đồ chí ca, có đoạn:
Lý truyền chín đời một trăm năm,
Liền có Trần Vương lên kế vị.
Thái Bình lâu ngày trọng nho phong,
Lễ nhạc, y quan có bề thế.
Trần Thái Tông được xem là một Thiền sư
thông tuệ của Phật giáo Việt Nam, người đã đặt nền móng về tư tưởng cho
việc hợp nhất 3 – 4 dòng Thiền có mặt tại Đại Việt thời bấy giờ thành
một phái thống nhất là Thiền Trúc Lâm. Vị tổ thứ nhất của Thiền phái này chính là Điều ngự Trần Nhân Tông, cháu nội của ông.
Dân chúng thương mến đúc tượng và thờ phượng vua Trần Thái Tông ở đền Trần ở Thái Bình, Nam Định và đền Thái Vi ở Ninh Bình. Ngày nay ở Hà Nội có phố Trần Thái Tông ở quận Cầu Giấy. Tại Sài Gòn, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thái Bình, Nam Định, Hạ Long… đều có đường phố mang tên Trần Thái Tông.
No comments:
Post a Comment