Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ
điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường
lời cho chị Hoàng Ân .
Trường An: TA cũng xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe tới quý vị khán thính giả của đài!
Hoàng Ân:
Theo như tôi được biết bốn nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng và cũng
là những dân oan Dương Nội đã bị công an bắt đi sáng ngày 24/6 vừa qua.
Anh có ghi nhận như thế nào trước việc này?
Trường An: Đúng như chị vừa nói!
Bốn nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng và cũng là những dân oan Dương
Nội là bà Nguyễn Thị Tâm, bà Cấn Thị Thêu, anh Trịnh Bá Phương và Trịnh
Bá Tư đã bị công an bắt đi sáng ngày 24/6 vừa qua.
Sáng sớm, hàng chục công an đã xông vào nhà bà Cấn Thị Thêu, bắt bà
và con trai bà là anh Trịnh Bá Phương, còn bà Nguyễn Thị Tâm cũng bị
công an bắt khi đang trên đường đi chợ.
Xin được nhắc lại, gia đình ông bà Trịnh Bá Khiêm, Cấn Thị Thêu và
các con Trịnh bá Phương, Trịnh Bá Tư là nạn nhân của vụ cưỡng chế đất
tại Dương Nội, Hà Đông cuối Tháng Tư năm 2014. Gia đình họ cùng hàng
trăm người đồng cảnh ngộ đã cương quyết chống đối nên bị bạo quyền VN
đưa hàng ngàn công an côn đồ tới đàn áp. Ông Khiêm và bà Thêu đã bị án
tù, sau đó bà Thêu còn bị bắt giam lần nữa khi cùng các con đấu tranh
cho nhân quyền và dân chủ.
Anh Trịnh Bá Phương rất được giới đấu tranh nhân quyền quan tâm và
ủng hộ. Trong vụ án cướp đất, giết người ở Đồng Tâm, anh đã phổ biến và
cập nhật tin tức kịp thời để chuyển đến công luận. Từ đó, anh liên tục
bị đe dọa và sách nhiễu bởi nhà cầm quyền. Khi bị bắt, vợ anh Phương mới
sinh con thứ hai được bốn ngày.
Bà Nguyễn Thị Tâm, còn có biệt danh là Tâm Dương Nội, được biết đến
bởi các video bà trực tiếp tường thuật tại những vụ kiện tụng, biểu tình
hoặc phỏng vấn dân oan. Bà từng khởi kiện chủ tịch UBND quận Hà Đông và
đã nhận được giấy triệu tập cho phiên toà vào tháng tới.
Hiện chưa có tin tức gì về lệnh khởi tố hoặc bắt giam bốn nhà hoạt
động này, nhưng rất có thể đây là một vụ bắt giữ có tính toán của bạo
quyền CSVN. Nhiều nhà hoạt động khác tại Hà Nội cho biết họ cũng bị canh
gác và bị cấm ra khỏi nhà.
Hoàng Ân:
Trong báo cáo mới nhất về nhân quyền, tổ chức phi chính phủ Project 88
đưa ra các bằng chứng cho thấy bạo quyền Hà Nội đã gia tăng mức độ đàn
áp, bắt bớ và bỏ tù những người bày tỏ ý kiến khác biệt với chế độ. Anh
có suy nghĩ gì về việc này?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN!
Theo báo cáo được công bố vào hôm thứ Ba 23/6, cho biết là chỉ trong
năm 2019, bạo quyền CSVN đã bắt giam 41 người chỉ vì bày tỏ các quan
điểm khác biệt, trong số đó có 22 người bị cáo buộc “tuyên truyền chống
phá chế độ” và 19 người khác bị bắt giữ vì tố cáo các quan chức tham
nhũng. Điều đáng chú ý là có những người chưa hề tham gia vào các tổ
chức hay đảng phái nào, mà chỉ trình bày quan điểm của mình trên mạng.
Hầu hết đều bị tuyên án từ 5 đến 14 năm tù.
Một điểm đáng lo ngại được ghi nhận trong báo cáo là tình trạng cán
bộ an ninh và mật vụ CSVN ra tay bắt cóc giới bất đồng chính kiến, với
hai trường hợp điển hình là cô Huỳnh Thị Tố Nga và nhà báo Trương Duy
Nhất. Đồng thời, điều kiện sinh sống khắc nghiệt trong trại giam ảnh
hưởng rất lớn đến các tù nhân lương tâm. Một số không được phép nhận đồ
tiếp tế hay thăm nuôi từ gia đình, cũng như không được chăm sóc sức
khỏe.
Ngoài con số người bị bỏ tù nói trên, khoảng 84 người hoạt động vì
nhân quyền cũng bị sách nhiễu trong năm 2019, thậm chí là bị hành hung
và phải đóng tiền phạt vạ với các cáo buộc mơ hồ.
Hoàng Ân:
Trong phúc trình thường niên về tệ nạn buôn người, bộ ngoại giao Hoa Kỳ
vẫn liệt kê Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia cần phải bị giám sát về tệ
nạn này. Anh vui lòng nhắc lại việc này để quý thính giả của đài đươc
tường tận hơn?
Trường An: Đúng vậy!
Việt Nam đã bị đưa vào danh sách bậc 2 từ năm ngoái, sau 10 năm bị
xóa tên khỏi danh sách này. Lý do là vì nhà cầm quyền CSVN không đáp ứng
được các tiêu chuẩn ngăn chặn tệ nạn này, ngoài những lời hứa hẹn.
Trong các lời cam kết, Việt Nam sẽ cung cấp luật sư cho những nạn
nhân, gia tăng thời hạn cư trú cho họ tại các trung tâm xã hội, gia tăng
chi phí dành cho các chiến dịch tuyên truyền trong quần chúng về tệ nạn
buôn người. Tuy nhiên trong phúc trình, bộ ngoại giao Mỹ cho biết là
trong năm nay, Việt Nam không chứng minh được là có sự cải thiện so với
báo cáo vào năm ngoái. Ngoài thủ tục hành chính cồng kềnh và chậm chạp,
một số quan chức cao cấp đã không am hiểu luật lệ chống nạn buôn người.
Hoàng Ân:
Nay chuyển qua lĩnh vực kinh tế. Theo thống kê của cục thuế VN đến thời
điểm giữa tháng năm thì đã có hang chục ngàn công ty tại VN đang phá
sản về dịch vũ hán. Anh có suy nghĩ như thế nào về việc này?
Trường An: Thưa quý thính giả của đài DLSN!
Trong 5 tháng qua, hơn 26000 công ty tại Việt Nam đã ngừng kinh doanh
hay nạp đơn khai phá sản, theo số liệu của Tổng cục Thống kê được công
bố vào hôm thứ Hai 22/6. Nguyên nhân chính yếu đều là do tác hại của
đại dịch Vũ Hán trên toàn thế giới, và đa số các công ty đều là doanh
nghiệp nhỏ, không đủ vốn để chịu đựng thời gian dài. Chỉ riêng trong
tháng 5, cả nước có hơn 3 ngàn công ty đóng cửa, tăng hơn 44% so với năm
ngoái.
Các doanh nghiệp trung bình và nhỏ chiếm đến 95% tổng số 760000 công
ty tại Việt Nam, và đóng góp hơn 45% tổng sản lượng quốc gia, đồng thời
tuyển dụng hơn 5 triệu công nhân. Trong mấy tháng qua, nhà nước Việt Nam
đã cắt giảm và lùi thời hạn nộp thuế cũng như hoãn trả nợ ngân hàng,
nhưng nhiều công ty, thậm chí là các doanh nghiệp của ngoại quốc, đã
phải sa thải hàng ngàn công nhân để bớt thua lỗ.
No comments:
Post a Comment