Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Bảo Trân và Nguyên Khải
1/ 150.000 CÔNG NHÂN Ở BÌNH DƯƠNG MẤT VIỆC VÌ DỊCH VŨ HÁN
Trong thời gian xảy ra đại dịch Vũ Hán, toàn tỉnh Bình Dương có
150.000 công nhân bị chủ nhân chấm dứt hợp đồng. Nhà cầm quyền cũng cho
biết có 54,000 công nhân khác phải nghỉ việc không lương, và 9 công ty
xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân và viên chức của họ.
Việc các công ty đình chỉ sản xuất do không có nguyên liệu hoặc không
xuất cảng được hàng ảnh hưởng rất nhiều đến công nhân của tỉnh Bình
Dương và nhiều tỉnh thành khác, nơi có nhiều khu công nghiệp lớn với
hàng trăm ngàn công nhân.
Hiện vẫn chưa rõ khi nào thì tình trạng mất việc hoặc nghỉ không lương mới chấm dứt.
2/ VIỆT NAM GẶP KHÓ TRONG XUẤT CẢNG TRÁI CÂY VÌ CHI PHÍ VẬN CHUYỂN TĂNG
Các công ty xuất cảng trái cây Việt Nam đang phải chật vật đối phó
với chi phí vận chuyển gia tăng, do số chuyến bay quốc tế bị hạn chế do
ảnh hưởng đại dịch Vũ Hán.
Nhiều công ty cho biết dù nhu cầu của đối tác ngoại quốc cao nhưng họ
phải giảm số lượng xuất cảng vì chi phí vận chuyển cao gấp từ 2 đến 4
lần so với thời điểm cuối năm trước.
Hiện tại, chi phí vận chuyển sang Hoa Kỳ tăng từ 3,2 Mỹ kim lên 5,4 Mỹ kim/kg trái cây.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết đại dịch Vũ Hán đã gây
ra thách thức lớn đối với việc xuất cảng trái cây của Việt Nam vì số
lượng chuyến bay đến Hoa Kỳ và Úc đã giảm từ 30 chuyến xuống còn 10
chuyến mỗi tuần.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo xuất cảng trái cây của Việt Nam bị giảm xuống còn 1,1 tỷ Mỹ kim trong năm 2020.
3/ẤN ĐỘ VÀ ÚC TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC PHÒNG TRONG BỐI CẢNH TRUNG CỘNG BÀNH TRƯỚNG Ở BIỂN ĐÔNG
Ấn Độ và Úc vừa nâng tầm quan hệ song phương lên đối tác chiến lược
và ký kết 9 thỏa thuận, bao gồm Thỏa thuận hỗ tương hậu cần quân sự
trong lúc Trung Cộng gia tăng thái độ hung hăng ở khu vực Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương.
Hai quốc gia này đồng thời công bố một Tầm nhìn chung về hợp tác ở
khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, nhằm giúp tăng cường hợp tác trong
lĩnh vực hàng hải của hai nước. Thỏa thuận này sẽ khiến sự hợp tác song
phương mạnh mẽ hơn, giúp cho tàu chiến và phi cơ của Ấn Độ gia tăng sự
hiện diện ở Thái Bình Dương. Ấn Độ cũng ký các thỏa thuận tương tự với
Hoa Kỳ và Pháp, cho phép dễ dàng tiếp tế và cung ứng nhiên liệu cho quân
đội của mỗi nước tại các căn cứ trên khắp thế giới.
Hai bên có kế hoạch tổ chức tập trận hỗn hợp, huấn luyện chung và có
thể cùng phối hợp trong tương lai khi có biến cố quan trọng xảy ra.
4/ 9 CƠ QUAN LẬP PHÁP PHƯƠNG TÂY LIÊN MINH VỚI “LẬP TRƯỜNG CỨNG RẮN HƠN VỀ TRUNG CỘNG”
Vào thứ Sáu ngày 05/6, một nhóm các nhà lập pháp phương Tây tuyên bố
thành lập Liên minh Nghị viện đa quốc gia về Trung Cộng (IPAC) với lập
trường cứng rắn hơn đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua các chiến
lược chung.
Nhóm này được thành lập để đối đầu với sức mạnh chính trị ngày càng
tăng của Trung Cộng trong bối cảnh quốc tế phản đối quyết định áp đặt
luật an ninh quốc gia ở Hong Kong và chỉ trích sự thiếu minh bạch thông
tin của nước này đối với đại dịch Vũ Hán.
IPAC gồm có 18 nhà lập pháp cấp cao, đại diện cho 9 cơ quan lập pháp,
trong đó có Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio và Robert Menendez, nghị
viên Nghị viện Châu Âu ông Reinhard Bütikofer, và Iain Duncan Smith- một
thành viên của Quốc hội Anh và cựu lãnh đạo của Đảng Bảo thủ.
Đại diện cho Đức trong nhóm IPAC là ông Michael Brand, phát ngôn nhân
về nhân quyền của đảng Liên minh Dân chủ Kitô giáo của Thủ tướng Angela
Merkel. Trước đây, ông đã lên tiếng phản đối sự ‘khom lưng cúi gối’ của
Đức trước Trung Cộng.
Nhóm này cho biết sẽ tập trung vào năm lĩnh vực trong các hoạch định
chính sách liên quan đến Trung Cộng, bao gồm: bảo vệ trật tự dựa trên
các quy tắc quốc tế; thúc đẩy nhân quyền; thúc đẩy công bằng thương mại;
xây dựng chiến lược bảo mật bổ sung; và bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn
quốc gia.
Các thành viên của IPAC nói trong một tuyên bố chung rằng Trung Cộng
dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản là một thách thức toàn cầu.
5/ CỰU PHÓ TỔNG THỐNG JOE BIDEN CHÍNH THỨC ĐƯỢC ĐẢNG DÂN CHỦ ĐỀ CỬ LÀM ỨNG VIÊN TỔNG THỐNG HOA KỲ
Ông Joe Biden đã chính thức giành được sự đề cử của đảng Dân chủ, đại
diện cho đảng này tranh chức tổng thống với đương kim tổng thống Donald
Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới đây.
Ông Biden, người từng giữ chức phó tổng thống dưới thời Barack Obama,
bắt đầu chiến dịch tranh cử khá bấp bênh ở các tiểu bang Iowa và New
Hampshire, nhưng sau đó đã có đà nhờ chiến thắng ở Nam Carolina. Sau đó,
ông thống trị các cuộc thi được gọi là Siêu thứ ba, chiến thắng 10
trong số 14 tiểu bang. Hoa Kỳ đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn
dân sự lớn sau cái chết của ông George Floyd, cùng lúc với tình trạng
thất nghiệp lên đến mức chưa từng thấy kể từ khi thời Đại suy thoái,
trong bối cảnh đại dịch Vũ Hán hoành hành.
No comments:
Post a Comment