Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Hương Thu và Nguyên Khải
Vào thứ Bảy ngày 13/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu
Bắc Kinh điều tra và xác minh thông tin một tàu Trung Cộng đâm tàu cá
Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa hôm 10/6 vừa qua.
Bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Cục
Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã trao đổi
với phía Trung Cộng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo
Hoàng Sa, yêu cầu Bắc Kinh điều tra, xác minh thông tin vụ việc và thông
báo kết quả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để tiếp tục phối hợp
giải quyết.
Hôm 12/6, thuyền trưởng kiêm chủ tàu cá QNg 96416 thuộc tỉnh Quảng
Ngãi là ông Nguyễn Lộc, 42 tuổi, đã đến Trạm kiểm soát biên phòng Sa Kỳ,
tỉnh Quảng Ngãi, trình báo vụ việc tàu cá của ông với 15 ngư dân đã bị
tàu Trung Quốc rượt đuổi, đâm tàu, đánh đập và cướp tài sản của họ.
Đây là lần đầu tiên Trung Cộng tấn công tàu đánh cá Việt Nam kể từ
sau khi Bắc Kinh ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong năm 2020 ở Biển
Đông từ ngày 1/5 vừa qua, và là vụ thứ 2 tàu đánh cá Việt Nam bị Trung
Cộng đâm ở Biển Đông kể từ tháng 4 vừa qua. Vụ trước, tàu hải cảnh Trung
Cộng đâm tàu đánh cá Việt Nam đầu tháng 4 khiến tàu bị chìm.
2/ CÔNG TY POUYUEN SẼ SA THẢI HÀNG KHOẢNG 6,000 NGƯỜI
Do ảnh hưởng của đại dịch virus Vũ Hán, Công ty PouYuen tại khu công
nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, Sài Gòn, cho biết họ đang chuẩn bị cho
hàng ngàn công nhân nghỉ việc vì không có đơn đặt hàng mới. Số lượng cắt
giảm như thế nào sẽ được công ty quyết định vào tuần sau, nhưng dự trù
sẽ là khoảng 6,000 công nhân.
Theo thông tin từ công ty, lượng đơn hàng của PouYuen đã bị sụt giảm
liên tục trong quý 2 và 3, riêng quý 4 thì không có đơn đặt hàng nào.
PouYuen là công ty có số lượng công nhân lên đến 62,135 người tại
Việt Nam. Trước đây, số lượng công nhân ở công ty này có lúc lên đến gần
100,000 người.
3/ NGHI CAN NGƯỜI ÁI NHĨ LAN BỊ DẪN ĐỘ SANG ANH VỀ VỤ 39 NGƯỜI VIỆT CHẾT TRONG THÙNG XE TẢI
Vào thứ Sáu ngày 12/6, một tòa án Ái Nhĩ Lan phê chuẩn việc dẫn độ
ông Ronan Hughes, công dân Bắc Ái Nhĩ Lan, sang Anh để đối mặt với tội
danh ngộ sát trong vụ 39 người Việt bị chết trong một thùng xe tải gần
London hồi năm ngoái.
Hồi tháng Ba, tài xế chiếc xe tải Maurice Robinson đã nhận tội tội ngộ sát trong vụ này.
Các nạn nhân gồm 31 người đàn ông và thiếu niên và 8 phụ nữ từ 15 đến
44 tuổi, được phát hiện hồi tháng 10, tất cả đã chết trong một
container ở phía sau xe tải, do ông Robinson lái đến một khu công nghiệp
ở Grays tại hạt Essex, cách London khoảng 30 km về hướng đông.
Tòa án tối cao Ái Nhĩ Lan đã mở phiên tòa để xét cáo buộc của chính
phủ Anh cho rằng Hughes là người đã tổ chức chuyến đi và sắp xếp các tài
xế.
4/ BIỂU TÌNH CHỐNG BẠO LỰC CẢNH SÁT VÀ KỲ THỊ CHỦNG TỘC Ở NHIỀU NƠI Ở PHÁP VÀ ÚC
Biểu tình chống bạo lực cảnh sát và kỳ thị chủng tộc tiếp tục diễn ra
vào thứ Bảy ngày 13/6 ở Paris và nhiều thành phố lớn trên đất Pháp.
Biểu tình chống phân biệt đối xử với thổ dân cũng xảy ra ở Sydney của
Úc.
Cuộc biểu tình, do Ủy ban Adama Traoré mang tên của thanh niên da đen
chết tháng 7/2016 sau khi bị cảnh sát vùng Paris câu lưu, được chờ đợi
là rất rầm rộ ở Paris, bắt đầu từ lúc 14g30.
Biểu tình cũng được tổ chức ở các thành phố lớn như Marseille, Lyon, Montpellier, Nantes, Saint-Nazaire, Bordeaux.
Trong cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng thứ Tư vừa qua, Tổng thống Macron
đã cho rằng “kỳ thị chủng tộc là một căn bệnh đang lan ra toàn xã hội”,
nhưng ông vẫn bảo vệ lực lượng an ninh.
Theo yêu cầu của Tổng thống, bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner đã
công bố các biện pháp nhằm cải thiện hoạt động của lực lượng an ninh ,
ngăn cấm bạo hành và không được dùng lời có tính kỳ thị.
Trong khi đó, phong trào Black Lives Matter từ Hoa Kỳ đã lan sang đến
Úc, nơi mà hiện tượng bạo lực cảnh sát thường diễn ra trong cộng đồng
thổ dân. Một cuộc biểu tình, dù bị cấm vì lý do dịch bệnh, vẫn diễn ra
tối thứ Sáu tại thành phố Sydney để lên án tình trạng phân biệt đối xử
và bạo lực nhắm vào cộng đồng thổ dân.
5/ PHÁT HIỆN Ổ DỊCH MỚI Ở MỘT KHU CHỢ TẠI BẮC KINH
Nhà chức trách Trung Cộng vừa mới phát hiện một ổ dịch virus Vũ Hán
mới tại chợ nông sản Tân Phát Địa (Xinfadi) ở quận Phong Đài (Fengtai)
nằm phía Tây Nam thủ đô Bắc Kinh.
45 trong số 517 người được xét nghiệm đã có kết quả dương tính, cho
dù không ai trong số họ có triệu chứng. 11 khu dân cư xung quanh chợ đã
bị phong tỏa có lính gác 24/24 giờ. Các dịch vụ giao thông và trường học
gần chợ đã đóng cửa, và một số địa điểm công cộng được nhiều người lui
tới ở Bắc Kinh cũng đóng cửa.
Các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy hàng trăm cảnh sát quân đội
tiến vào trong chợ Tân Phát Địa. Theo giới chức, dấu vết của dịch Vũ Hán
được tìm thấy trên một miếng gỗ lớn dùng để chặt cá hồi nhập khẩu.
Chợ Tân Phát Địa cung cấp hơn 1500 tấn hải sản, 18.000 tấn rau và 20.000 tấn hoa quả được buôn bán ở chợ này hàng ngày.
Việc khu chợ này bị đóng và các biện pháp phong tỏa mới khiến cho
người dân TC lo ngại về một làn sóng đại dịch thứ hai đang gia tăng.
6/ ẤN ĐỘ ĐỐI DIỆN THẢM HỌA DỊCH VŨ HÁN
Với hơn 10.000 người nhiễm dịch Vũ Hán trong một ngày, Ấn Độ là một trong bốn quốc gia có số lây nhiễm cao nhất thế giới.
Theo thống kê chính thức của New Delhi tính đến ngày 12/06, toàn Ấn
Độ có gần 230.000 bệnh nhân và có 8.498 trường hợp tử vong vì virus Vũ
Hán, tương đối thấp so với tổng số 1,3 tỷ dân.
Trên thực tế, giới quan sát báo động đà lây nhiễm ở Ấn đang tăng
nhanh, đặc biệt là tại các thành phố lớn như ở thủ đô New Delhi, làm các
bệnh viện địa phương quá tải nghiêm trọng.
Các giới chức y tế Ấn Độ thẩm định, số người nhiễm có thể sẽ được
nhân lên gấp năm lần trong trong vòng một tháng tại thủ đô New Delhi.
Chính quyền đang chuẩn bị mở bệnh viện dã chiến tại các sân vận động và
khu vực vẫn được dùng để tổ chức các cuộc triển lãm.
No comments:
Post a Comment