Trước nguy cơ nước mất nhà tan, dưới bàn tay và trí tuệ hạ đẳng
của cs VN, đã đến lúc nhân dân Việt Nam phải thức tỉnh, dấn thân và lật
đổ bạo quyền. Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết: “Vì sao chúng ta lại bị những kẻ hạ đẳng hơn cai trị mình?” của Đỗ Ngà qua sự trình bày của Khánh Ngọc.
Rồi hôm nay, ông đến lượt Nguyễn Xuân Phúc phun ra “lời vàng ngọc”
rằng: “Nếu cột điện biết đi ở Mỹ, thì nó sẽ về Việt Nam”, một câu nói
làm cộng đồng mạng dậy sóng.
Ngày 8 tháng 6, xảy ra hiện tượng ngựa của cảnh sát cơ động kị binh
đã ị đầy sân Ba Đình, sau đó buộc đội quân này phải vất vả hốt sạch.
Miệng của ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tựa ngựa vậy. Cũng phun ra
những những thứ bẩn bựa đầy trên mặt báo, rồi sau đó ban tuyên giáo
phải chỉ đạo các tờ dọn sạch những bài báo có liên quan đến câu nói của
ông thủ tướng hề này. Như ta biết, lời nói là kết quả của quá trình suy
nghĩ, cho nên với một con người thốt ra những câu nói như Nguyễn Xuân
Phúc thì làm sao ông ta đủ tầm cán đán việc quản lý một đất nước 100
triệu dân?! Vậy mà ông ta vẫn được ngồi đó để diễn hề hết năm này sang
năm khác.
Người nào biết pha câu dí dỏm chọc cười người khác thì người ấy là kẻ
thông minh, còn người cố chứng tỏ mình nhưng cuối cùng lại bị người
khác cười chê thì rõ ràng kẻ đó không đủ tầm để đảm trách nhiệm vụ được
giao. Rõ ràng Nguyễn Minh triết và Nguyễn Xuân Phúc là những con người
ngồi nhầm chỗ. Chiếc áo chủ tịch nước thì quá rộng với Nguyễn Minh
Triết, còn chiếc áo Thủ tướng thì quá rộng với Nguyễn Xuân Phúc. Thế
nhưng ở Việt Nam, những người mặc nhầm áo như vậy đâu chỉ riêng ông
Triết và ông Phúc?! Trong đó Nông Đức Mạnh là một ví dụ. Ông này chưa
chắc xứng tầm làm lãnh đạo cấp phường nhưng lại được ngồi ở vị trí quyền
lực nhất nước trong suốt 2 nhiệm kỳ. Cơ cấu chọn lãnh đạo trong ĐCS là
một thứ quái thai, nó chặn đứng đường tiến thân người tài đức và mở
đường cho những kẻ vô đức bất tài leo cao.
Trên thế giới nói chung, là có 3 mẫu người lãnh đạo: Mẫu thứ nhất là
lãnh đạo có năng lực trí tuệ, loại người này sẽ nghĩ ra giải pháp thực
tế để giải quyết vấn đề khó khăn; Mẫu thứ hai là đạo thấp lùn về trí
tuệ, loại này không bao giờ có thể nghĩ ra giải pháp nào cho vấn đề khó
khăn, mà thay vào đó là ban hành lệnh cấm, thế là xong; Mẫu thứ ba là
loại lãnh đạo hoang tưởng, loại này thì suốt ngày họp hành những chuyện
trên mây không có chút thực tế nào. Nếu nhìn kỹ vào tình hình đất nước,
thì chúng ta thấy gì? Đất nước này hoàn toàn vắng bóng mẫu lãnh đạo thứ
nhất. Và chắc chắn với những cơ chế đặc thù thì mẫu lãnh đạo thứ nhất sẽ
mãi không có đất sống trong mộ máy chính quyền này.
Cứ những gì không quản được thì cấm thì chúng ta đã gặp rất nhiều
trên báo chí, và những lãnh đạo hoang tưởng thì trong ĐCS đầy rẫy. Đã
hết 1/5 của thế kỷ 21 rồi mà ĐCS vẫn cứ họp hành bàn về giai đoạn “quá
độ tiến lên XHCN”, bàn về “kiên định theo chủ nghĩa Mác Lê nin”, bàn về
“kinh tế hợp tác xã” vv… Mà hoang tưởng là gì? Thì nó cũng là một loại
thấp lùn về trí tuệ mà thôi, lùn đến nỗi không nhận ra những thứ mình
đang theo đuổi là không tưởng. Toàn là loại vô năng và hoang tưởng cai
trị thì thử hỏi, đất nước này sẽ đi về đâu?
Nhà triết học Plato từng nói “Một trong những hình phạt cho việc từ
chối tham gia vào các vấn đề chính trị là bạn sẽ đi tới cái kết cục bị
cai trị bởi những kẻ hạ đẳng hơn mình”. Vâng! Hiện nay chúng ta đang bị
cai trị bỡi những đứa hạ đẳng hơn mình, bị cai trị bởi những đứa dốt hơn
mình, bởi lẽ rất nhiều trong chúng ta luôn né tránh vấn đề chính trị.
100 triệu người thì dư khả năng giải quyết được ĐCS, nhưng thực tế chúng
ta bế tắc không thể giải quyết được, ấy cũng bởi chúng ta mà ra cả.
Chúng ta né chính trị. Đau!
Đỗ Ngà
No comments:
Post a Comment