Kính thưa quý thính giả,
sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại
Việt Nam trong tuần qua.
Hoàng
Ân: Cám ơn chị Mỹ
Linh.
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và
xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, Anh có ghi nhận như thế nào trước việc
du khách Tàu lẻn nhập vào Việt Nam qua ngõ Thái Lan để trách bị kiểm tra dịch
cúm COVID-19?
Trường An:
Thưa chị, Nhiều du khách Tàu đã áp dụng thủ đoạn quá cảnh tại một quốc gia thứ
3 trước khi sang Việt Nam nhằm né tránh bị cách ly 14 ngày.
Điển hình là vào hôm thứ Hai
17/2, 4 du khách Hoa Lục đã bay sang Thái Lan, sau đó đáp chuyến bay của hãng
Lion Air để vào Việt Nam. Tuy nhiên 4 người này đã bị cách ly tại bệnh viện
công an Hà Nội.
Bác sĩ Khổng Minh Tuấn, phó
giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cho biết thủ đoạn né tránh cách
ly nói trên đã trở nên phổ biến trong mấy tuần qua. Chính vì thế, giới hải quan
tại các phi trường Việt Nam đã phải kiểm soát kỹ lưỡng sổ thông hành của du
khách, bảo đảm là họ chưa từng ghé qua Hoa Lục trong thời gian trước đó.
Trong một diễn biến khác, cửa
ải Tân Thành ở tỉnh Lạng Sơn sẽ được phía Trung Cộng cho phép thông quan để
giao hàng từ thứ Năm 20/2. Tuy nhiên, chỉ có những tiểu
thương có hợp đồng mua bán hàng hóa mới được sang giao hàng bên đất Trung Cộng.
Và sau khi giao hàng, các xe tải phải lập tức quay về.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến mới nhất liên quan đến dich
Covid 19. Vào cuối tuần qua tại Thừa Thiên Huế đã có một nữ sinh bị chết và khó
thở. Tuy nhiên nhà cầm quyền VN lại thông báo tử vong do bệnh não. Anh có suy
nghĩ như thế nào trước việc này?
Trường An:
Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN!
Một nữ sinh lớp 12 ở tỉnh Thừa
Thiên-Huế vừa chết sau khi có triệu chứng sốt, khó thở và ho nhưng Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh lại cho rằng nguyên nhân tử vong là do bệnh lý não chứ không
phải Covid-19.
Vào thứ Sáu, ngày 21/2, ông
Hoàng Văn Đức, giám đốc trung tâm xác nhận thông tin cơ quan chức năng vừa lấy
sinh phẩm của nạn nhân để gửi đi Viện Pasteur Nha Trang và Bệnh viện Trung ương
Huế nhằm xác định liệu nạn nhân có bị nhiễm Covid-19 hay không.
Theo VTC News, trước khi chết,
bệnh nhân có 1 tuần bị các triệu chứng khó thở, sốt và ho.
Theo nhà cầm quyền CS Việt
Nam, có 16 người bị dương tính với Covid-19, nhưng 15 trong số họ đã khỏi bệnh,
người còn lại cũng sắp xuất viện. Nhiều tỉnh thành muốn công bố hết dịch.
Tuy nhiên, nhiều người không
tin vào thông tin này và cho rằng nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn còn cao.
Mới đây, Sài Gòn quyết định
cho học sinh phổ thông nghỉ học đến hết tháng 3 nhằm đề phòng lây nhiễm trong
các trường học.
Hoàng Ân: Thưa anh TA, việc dịch bệnh bùng phát tràn lan
trong đàn gia xúc của VN là sao anh?
Trường An:
Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN!
Được biết ngày 18/2, Bộ Nông
nghiệp Việt Nam đã gửi công điện khẩn cấp, nội dung yêu cầu các địa phương phải
tập trung tiến hành các biện pháp chống dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng
đang có nguy cơ lan rộng trên toàn quốc.
Tính đến hôm Chủ nhật ngày
16/2 vừa qua, đã có 16 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 và H5N1 bộc phát tại Hà Nội, Bắc
Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Trà Vinh. Hơn 55000 gà vịt đã bị tiêu hủy. Trong
khi đó dịch lở mồm long móng ở gia súc đã bộc phát tại 7 tỉnh Quảng Ninh, Yên
Bái, Sơn La, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Tiền Giang. Đáng nói hơn nữa là
dịch tả heo Phi châu vẫn đang hoành hành, sau khi bộc phát trên toàn quốc vào
năm ngoái.
Trong thông cáo phát ra vào
hôm qua, bộ trưởng Nông nghiệp Việt Nam yêu cầu nhà cầm quyền các tỉnh thành có
dịch bệnh phải dồn mọi nỗ lực ngăn chận dịch bệnh, cấm vận chuyển các gia súc
ra khỏi địa phương để đề phòng lây lan.
Hoàng Ân: Theo như tôi được biết, toà án cộng sản thành Hồ sẽ
tổ chức phiên toà sơ thẩm xét xử 8 thành viên của nhóm Hiến Pháp vào ngày 10/3 tới
đây về tội danh “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật hình sự 2015. Anh
có ghi nhận như thế nào về việc này?
Trường An:
Theo ghi nhận hai thành viên Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và Hoàng Thị Thu Vang bị cáo
buộc theo khoản 1 với mức án cao nhất lên đến 15 năm tù trong khi 6 người còn lại
gồm: Đỗ Thế Hóa, Hồ Đình Cương, Lê Quý Lộc, Ngô Văn Dũng, Trần Thanh Phương, và
Đoàn Thị Hồng bị cáo buộc theo khoản 2 với mức án có thể lên đến 7 năm tù giam.
Cả 8 người từng tham gia biểu
tình phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở Sài Gòn ngày
10/6/2018. Họ kêu gọi biểu tình vào đầu tháng 9 cùng năm nhưng bị bắt trước khi
cuộc biểu tình xảy ra. Nhiều người trong số họ bị bắt cóc và biệt giam trong
nhiều tháng trước khi được gia đình tìm ra vì công an không thông báo cho gia
đình.
Ban đầu, nhà cầm quyền cộng
sản thành Hồ định đưa 8 nhà hoạt động ra xét xử vào giữa tháng 1 năm nay nhưng
hoãn lại. Cho tới nay, họ đã bị giam giữ gần 18 tháng.
Trong phiên xử sơ thẩm, 6 luật
sư Lê Khả Thành, Hà Huy Sơn, Đặng Đình Mạnh, Đặng Thị Kim Xuân, Ngô Ngọc Trai
và Nguyễn Văn Miếng tham gia bào chữa cho nhóm Hiến pháp.
Nhóm Hiến Pháp chủ trương
phát tán Hiến Pháp 2013 của chế độ cộng sản, qua đó giúp người dân hiểu được
các quyền công dân của mình.
No comments:
Post a Comment