Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Bảo
Trân và Nguyên Khải
Đại
lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Thống nhất (PGVNTN) viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 22/2/2020 tại chùa Từ
Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn, hưởng thọ 92 tuổi.
Hoà
thượng Thích Quảng Độ là người đứng đầu Giáo hội PGVNTN, một tổ chức tôn giáo
không được nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thừa nhận, vì luôn khẳng định sự độc
lập trong tinh thần tín ngưỡng và từ chối mọi sự thỏa hiệp với nhà nước
cs vô thần.
Chính
vì đấu tranh đòi tự do tôn giáo, ngài đã bị giam giữ tổng cộng 8 năm tù giam và
5 năm quản chế, và sau đó bị quản thúc hàng chục năm tại Thanh Minh Thiền Viện,
Sài Gòn.
Năm
2018, ngài trở về quê ở Thái Bình một thời gian ngắn rồi quay trở lại Sài Gòn,
an trú tại chùa Từ Hiếu, cho đến khi viên tịch.
Với
người dân miền Nam, Hòa thượng Thích Quảng Độ là biểu tượng của một nhà hoạt
động vì quyền tự do tôn giáo, và con người.
Ngài
nhiều lần được các tổ chức quốc tế đề cử giải Nobel Hòa Bình vì đã dành cả
cuộc đời tranh đấu bất bạo động cho công lý, hoà bình, nhân quyền, dân chủ. Năm
2006, ngài được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto vinh danh các nhà hoạt động
nhân quyền. Cũng năm đó, ngài được nhận giải Can Đảm vì Dân Chủ do Phong Trào
Dân Chủ Thế Giới trao tặng. Trước đó, năm 2003, Ngài được trao giải thưởng nhân
quyền quốc tế Homo Homini cùng với Hòa thượng Thích Huyền Quang và linh mục Nguyễn
Văn Lý.
2/ BỘ CÔNG
AN ĐỀ XUẤT BỎ SỔ HỘ KHẨU
Theo dự thảo luật Cư trú
sửa đổi, Bộ Công an đề xuất bỏ quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng sổ hộ
khẩu và thay thế bằng mã số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư.
Cơ sở dữ liệu về dân cư
sẽ do Bộ Công an quản lý. Cơ sở dữ liệu gồm 19 thông tin cơ bản như: Họ, tên;
ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ (căn cước
công dân) chứng minh nhân dân; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn
giáo; quốc tịch; tình trạng hôn nhân…
Dự thảo cũng bổ sung
nhiều trường hợp phải xoá đăng ký thường trú (xoá hộ khẩu) như: công dân chết,
bị tòa án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết; người ra nước ngoài để định cư
hoặc có thời gian xuất cảnh từ trên 12 tháng liên tục mà không khai báo cho cơ
quan quản lý cư trú nơi đăng ký thường trú; người bị phạt tù có thời hạn từ 12
tháng trở lên, tù chung thân, tử hình.
3/
KHÔNG CỨU ĐƯỢC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DÙ TRUNG CỘNG NÓI SẼ XẢ NƯỚC TỪ ĐẬP THUỶ
ĐIỆN
Trong
Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mekong – Lan Thương lần thứ 5 tại Lào, Trung Cộng
hứa sẽ xả nước từ nhiều đập thuỷ điện ở Lan Thương, đầu nguồn của sông Mekong,
để giúp các nước vùng hạ lưu sông Mekong chống hạn.
Tuy
nhiên, tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu,
thuộc Trường đại học Cần Thơ, nói rằng việc xả nước của Trung Cộng không giúp
gì cho việc chống hạn ở đồng bằng sông Cửu Long, vì lượng nước xả không nhiều
và mất ít nhất 3 tuần nước mới về được trong khi nước mặn đã xâm nhập vào sâu
trong nội địa ở khu vực.
Đồng
bằng sông Cửu Long là nạn nhân của việc Trung Cộng, Lào và Campuchia xây hàng
chục đập thuỷ điện ở thượng nguồn sông Mekong vì các đập giữ lại hết nước và
phù sa. CS Việt Nam cũng tiếp tay cho việc này vì đã hỗ trợ Lào xây nhiều dự án
thuỷ điện dọc con sông này.
4/
20 NGƯ DÂN VIỆT CHƯA ĐƯỢC VỀ NHÀ DÙ PHILIPPINES ĐÃ TRẢ TỰ DO
Một
nhóm 20 ngư dân Việt Nam bị Philippines bắt giữ vì đánh cá bất hợp pháp từ năm
2019 và được trả tự do từ 8 tháng trước nhưng vẫn chưa được về nước.
Nhóm ngư
dân này đã bị lực lượng hải quân Philippines bắt hồi tháng 5/2018 với cáo buộc
đánh bắt trộm cá mập, được toà án nước này trả tự do và có lệnh trục xuất từ
ngày 1/8/2019. Nhưng đến nay, tất cả họ vẫn chưa được trở về nhà, dù đã đóng đủ
480 triệu đồng theo yêu cầu của nhà nước CS Việt Nam.
Sau
phiên toà, nhà chức trách Việt Nam thu từ gia đình của mỗi người bị bắt 20
triệu đồng, khi thì nói để làm thủ tục, khi thì nói để mua vé phi cơ để đưa họ
về. Khi gia đình của họ chất vấn thì nói rằng việc trở về của ngư dân bị trục
trặc do sai sót trong tên của họ và cần có thời gian chỉnh sửa.
Đã
8 tháng trôi qua nhưng vụ việc vẫn không có tiến triển. Hiện 20 ngư dân đang
sống vất vưởng ở một làng quê ở Philippines, và dường như Toà đại sứ CS Việt
Nam ở Manila không muốn đáp lại các cuộc gọi của họ.
5/
NHẬT BẢN TIẾP TỤC HỖ TRỢ VIỆT NAM PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
Nhằm
hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch do Covid-19, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
(JICA) đã quyết định viện trợ sinh phẩm cho Viện Pasteur tại Sài Gòn với tổng giá trị gần 35.780 Mỹ kim.
Vện
Pasteur hiện là đơn vị quản lý các trung tâm kiểm soát bệnh tật của 20 tỉnh
phía Nam, và được Bộ Y tế chỉ đạo là nơi thực hiện các chuẩn đoán xác định các
bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 tại khu vực phía Nam.
Cho
đến nay, Việt Nam cũng đã phải đối phó với rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm như đại dịch SARS năm 2003, đại dịch cúm gia cầm H5N1 năm 2004.
Để
hỗ trợ Việt Nam, từ năm 2006, Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ các dự án viện trợ
không hoàn lại như: thiết lập phòng an toàn sinh học cấp 3, dự án hỗ trợ kỹ
thuật nhằm nâng cao năng lực cho hệ thống phòng xét nghiệm y tế về an toàn sinh
học và xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
6/
DỊCH CORONAVIRUS LAN NHANH Ở NAM HÀN VÀ Ý
Vào
thứ Bảy ngày 22/2, Nam Hàn cho biết số người nhiễm virus corona tại quốc gia
này đã tăng hơn gấp đôi, từ 204 người lên 433 người, vào ngày thứ Sáu.
Trong
số các trường hợp mới, hầu hết truy nguyên về một người phụ nữ 61 tuổi, người
đã tham dự thánh lễ tại một nhà thờ ở thành phố Daegu.
Tại
miền Bắc nước Ý,
Covid-19 lây nhiễm 51 người và giết chết hai người, buộc nhà chức trách cấm các
sự kiện công cộng. Hai nạn nhân là một phụ nữ 77 tuổi và một người đàn ông 78
tuổi.
Trong
khi đó, số người chết vì dịch bệnh ở Trung quốc,
nơi nó khởi nguồn, đã tăng lên 2.345 vào ngày thứ Sáu với hơn 76.000 người bị
nhiễm bệnh.
Theo
thống kê toàn thế giới có thêm 940 người bị nhiễm và 100 người bị chết vì
Covid-19 trong 24 giờ qua.
7/
TOKYO HOÃN HUẤN LUYỆN TÌNH NGUYỆN VIÊN THẾ VẬN HỘI VÌ DỊCH COVID-19
Ban tổ chức Thế vận hội
Mùa hè Tokyo 2020 đã hoãn chương trình huấn luyện các tình nguyện viên vì
virus corona lây lan tại Nhật Bản. Theo kế hoạch, việc huấn luyện bắt đầu từ thứ
Bảy ngày 22/2.
Việc hoãn huấn luyện sẽ
không ảnh hưởng đến các hoạt động chuẩn bị khác, và ban tổ chức không xem xét
hủy bỏ thế vận hội.
Nhật Bản đang đối mặt
với ngày càng nhiều câu hỏi về việc liệu nước này có đang làm đủ để ngăn chặn
Covid-19 hay không.
Một số nhà đầu tư đang
bắt đầu lo lắng dịch bệnh có thể phá hỏng Thế vận hội, dự kiến khai mạc tại
Tokyo vào ngày 24 tháng 7. Hiện ở Nhật có 80 người xét nghiệm dương tính với virus này.
No comments:
Post a Comment