Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Minh
Nguyệt & Hướng Dương trình
bày sau đây.
Tòa án cộng sản thành
phố Hà Nội đã quyết định hoãn phiên xử sơ thẩm cựu tù nhân lương tâm/blogger
Trương Duy Nhất, người bị bắt cóc ở Thái Lan cuối tháng 1 năm 2019, ngay sau
khi ông nạp đơn xin tỵ nạn chính trị cho Văn phòng Cao uỷ Liên Hiệp quốc về
Người tỵ nạn ở thủ đô Bangkok.
Phiên tòa dự kiến
diễn ra vào thứ Sáu ngày 28/2,
nhưng bị hoãn vì cả hai
luật sư của ông Nhất đều vắng mặt: ông Đặng Đình Mạnh có đơn xin hoãn còn ông
Ngô Anh Tuấn không nhận được giấy mời tham gia phiên toà. Phiên toà sẽ được tổ
chức lại vào ngày 09/3.
Theo cáo trạng của
Viện kiểm sát, ông Nhất bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi
thi hành công vụ” theo Khoản 3, Điều 356 Bộ luật hình sự với khung hình phạt tù
từ 10–15 năm vì có liên quan đến việc mua bán bất động sản nhà nước cùng
Phan Văn
Anh Vũ. Khi đó ông Nhất là
trưởng đại diện miền Trung của báo này và bị cho là gây thiệt hại cho ngân sách
quốc gia 13.8 tỷ đồng.
Một số nguồn tin cho
hay ông Trương Duy Nhất bị bắt cóc rồi đưa về Việt Nam chỉ vì nắm nhiều thông
tin nhạy cảm của một số lãnh đạo cao cấp của chế độ. Trước vụ án này, ông Nhất
bị phạt hai năm tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 258
của Bộ luật Hình sự 1999.
HOA KỲ ĐƯA VIỆT NAM RA
KHỎI DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA CÓ KHẢ NĂNG
LÂY LAN COVID-19
Trung tâm kiểm soát và
phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ (CDC) đã quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh
sách có khả năng lây lan dịch Covid-19, cho dù dịch này có khả năng bùng nổ
trong thời gian tới ở quốc gia Đông Nam Á.
Trước đó, danh sách
này bao gồm 5 quốc gia Việt Nam, Iran, Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Hiện
nay chỉ còn 3 nước là Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Iran đã bị đưa vào cấp
cảnh báo thứ hai, cùng với Nhật Bản và Ý.
Tuy được CDC đưa ra
khỏi danh sách trên, nhưng tình hình dịch bệnh Covid-19 đang trở thành phức tạp
tại Việt Nam. Hàng ngàn người ở nhiều tỉnh thành bị cách ly, và hàng chục nghìn
người Việt trở về từ các tâm điểm dịch như Vũ Hán của Trung Cộng và Daegu của
Nam Hàn.
Nhà cầm quyền Việt Nam
nói chỉ có 16 người bị dương tính với Covid-19 và họ đã được xuất viện sau khi
điều trị thành công. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin thì số người thực tế bị
nhiễm lớn hơn nhiều lần. Nhiều tỉnh thành xây dựng bệnh viện dã chiến để cách
ly người bị nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc người đến từ tâm điểm của dịch ở Trung
Cộng và Nam Hàn.
VIỆT
NAM TẠM NGỪNG MIỄN THỊ THỰC ĐỐI VỚI CÔNG DÂN NAM HÀN
Do tình hình dịch
Covid-19 đang lây lan nhanh tại Nam Hàn, Việt Nam quyết định tạm dừng áp dụng chính sách miễn thị thực
đối với công dân nước này, và sẽ có hiệu lực từ ngày 29/2.
Thứ trưởng ngoại giao,
ông Tô Anh Dũng cho biết, đến thời điểm này Việt Nam đã kiểm soát được dịch
Covid-19, nhưng diễn biến về dịch bệnh trên thế giới đang rất phức tạp nhất là
tại Nam Hàn, Ý và Iran. Do đó quyết định trên là biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn
dịch lây lan vào Việt nam.
Dịch Covid-19 tính đến
ngày 28/2 trên thế giới đã ghi nhận 83.368 trường hợp
nhiễm bệnh tại 54
quốc gia. Trong đó, Trung Quốc có 78.824 trường hợp tại 31 tỉnh/ thành. Nam
Hàn có 2.022 , và Nhật Bản có 912 trường hợp.
MIỀN TÂY
BẮC TAN HOANG VÌ THUỶ ĐIỆN, THANH NIÊN BỎ SANG TRUNG CỘNG LÀM THUÊ
Thủy điện mọc lên như
nấm khắp miền Tây Bắc Việt Nam làm cả khu vực này tan hoang, khiến hàng chục nghìn thanh
niên lũ lượt kéo sang Trung Cộng làm thuê.
Thực trạng đó bắt
nguồn từ việc các dự án thủy điện nhỏ liên tục dựng lên khắp nơi.
Những vùng ruộng đất canh tác lúa gạo, hoa màu bị bê tông hóa khiến
cho đất sản xuất bị bạc màu vì thiếu nước canh tác, không thu hoạch hoa
lợi như trước kia.
Thủy
điện mang lại lợi ích cho một số cá nhân nhưng gây hại cho người dân nơi đây
khi các dòng suối bị khô và không cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt
của dân chúng. Những lớp phù sa
bị vùi lấp bằng những tảng đá hộc sau mỗi kỳ thủy điện xả lũ. Những
mảnh ruộng bậc thang trơ đáy, xác xơ không thể canh tác, người dân
phải sơ tán đi nơi khác kiếm sống.
TRUNG
CỘNG MUỐN HẠN CHẾ DU KHÁCH NGOẠI QUỐC
Tuy
là cái nôi của dịch Covid-19,
Trung Cộng đang có ý định tăng
cường kiểm soát du khách đến từ nước ngoài, đặc biệt nhắm vào những quốc gia
đang bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 như Nam Hàn, Iran, và Ý…
Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã xác nhận rằng nước
này đang xem xét “các biện pháp phòng
ngừa và kiểm soát các đối tượng cụ thể,” nhắm vào những người nhập cảnh. Vào ngày 26/02 vừa
qua, Trung cộng đã loan báo quyết định cách ly 14 ngày đối với những người đến
từ các quốc gia bị dịch bệnh “ảnh hưởng nghiêm trọng.”
Trong thực tế, hàng
trăm hành khách đến từ Nam Hàn đã bị cách ly sau khi phát hiện ra một số trường
hợp nghi nhiễm bệnh Covid-19 trên hai chiếc máy bay.
Giới quan sát đều ghi
nhận là khi dịch bệnh mới bùng lên, Bắc Kinh đã không ngần ngại gay gắt đả kích
các nước đã nhanh chóng đóng cửa với Trung Cộng. Và ngày nay Bắc Kinh lại áp
dụng biện pháp mà họ đã từng phản đối.
CHIẾN HẠM
TRUNG CỘNG BỊ TỐ CHIẾU LASER VÀO PHI CƠ TUẦN TRA CỦA MỸ GẦN GUAM
Thông cáo của Hạm đội Thái Bình Dương cho biết vào ngày 17/2 tại
một vùng biển quốc tế, cách đảo Guam khoảng 380 hải lý (610 km) về hướng tây,
phi cơ tuần tra biển
P-8A của Hoa Kỳ khi đang bay trên bầu trời khu vực thì bị trúng tia laser bắn
đi từ một khu trục hạm Trung Cộng. Thông cáo nói rõ là tia laser mà Trung Cộng
sử dụng không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng đã bị thiết bị cảm biến trên
máy bay P-8A ghi nhận.
Các “vũ khí” laser có
khả năng gây tổn thương nghiêm trọng cho phi hành đoàn, thủy thủ đoàn cũng như
hệ thống máy móc trên máy bay hay tàu thuyền.
Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định rằng khu trục
hạm của Hải quân Trung Cộng đã có những “hành động không an
toàn và không chuyên nghiệp,” đồng thời tố cáo Bắc Kinh đã vi phạm quy
tắc ứng xử trong trường
hợp đối đầu không mong muốn trên biển ( gọi tắt là CUES ) mà Hải quân
nhiều nước, trong đó có Mỹ và Trung Cộng, đã đồng ý vào năm 2014.
Theo Hải
quân Hoa Kỳ, Trung Cộng cũng vi phạm Biên bản Ghi nhớ giữa hai bộ
Quốc phòng của Hoa Kỳ và Trung Cộng về quy định các quy tắc hành xử khi
quân
đội hai bên “gặp nhau” trên biển và trên không.
No comments:
Post a Comment