Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục “Nói với người cộng sản”. Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. “Nói với người cộng sản” do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Tâm Anh
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng
các bạn công an, bộ đội thân mến,
Chắc chắn lực lượng vũ
trang cả công an và quân đội sẽ còn bị ám ảnh rất lâu bởi những hình ảnh vô
cùng thương tâm của cụ Lê Đình Kình bị các sát thủ của đảng Hồ-Tàu giết chết
trong một cuộc tấn công có sự tham gia của cả hai lực lượng công an và quân đội.
Ngoài cái chết rất đau đớn của cụ Kình còn là ba cái chết đầy bí ẩn của ba đồng
sự công an, đó là Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, 48 tuổi, Phó Trung đoàn trưởng Trung
đoàn cảnh sát cơ động Thủ đô (biệt hiệu E22), Thượng úy Dương Đức Hoàng Quân,
28 tuổi, chiến sĩ Trung đoàn cảnh sát cơ động Thủ đô (biệt hiệu E22) và Thượng
úy Phạm Công Huy, 27 tuổi, cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ số 3 (biệt hiệu
PC07).
Theo nhiều nguồn tin khác
nhau, cả ba gia đình của ba đồng sự đã chết đều đang rất đau xót và hoang mang
về nguyên nhân thực sự nào đã gây ra cái chết của người thân của họ. Sự kiện, một
ông Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm, phải thân chinh đến nhà từng người để chia buồn
càng làm cho ba gia đình cảm thấy có điều không bình thường. Đáng nghi ngờ hơn
nữa là cái chết của ba đồng sự còn được chính kẻ có quyền lực cao nhất phải tức
tốc kí giấy truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất. Đây là những hành động
hết sức bất thường và khó hiểu trong nghành công an, quân đội từ trước tới nay.
Như chúng ta đã biết, hàng
năm, theo số liệu không chính thức, lực lượng vũ trang có hàng chục công an, cảnh
sát, an ninh bị chết trong khi làm nhiệm vụ, nhưng từ trước tới nay chưa có ai
được truy tặng huân chương nhanh như thế. Thông thường, thủ tục để có sự công
nhận liệt sĩ hay truy tặng huân chương phải kéo dài hàng năm, ít nhất cũng phải
vài tháng. Nhưng đối với ba đồng sự Thịnh, Quân, Huy, việc truy tặng, ghi công
liệt sĩ chỉ diễn ra trong một ngày. Đây là những hành động hết sức bất thường.
Như chúng ta biết rõ, Đại
tá Thịnh 48 tuổi, là một chỉ huy còn rất khỏe mạnh và là người dày dạn kinh
nghiệm trong lĩnh vực đối đầu với tội phạm hình sự. Không những thế, khi tác
nghiệp, tất cả mọi người đều phải mang đầy đủ các trang bị bảo hộ từ đầu đến
chân. Ngoài ra, cấp chỉ huy luôn luôn được ít nhất ba chiến sĩ bám sát để che
chắn, bảo hộ.
Theo những thông tin khả
tín, tổng số lượng công an, cảnh sát cơ động đã được điều đến thôn Hoành vào
đêm 08 rạng sáng 09 tháng 01 là khoảng 5000 (năm ngàn) chứ không phải ba ngàn.
Trong khi đó, lực lượng đối
kháng của thôn Hoành chỉ là những nông dân chất phác, số lượng chống trả cao nhất
chỉ khoảng 50 người, tức gần bằng 1 phần 100 của lực lượng công an. Vũ khí của
“tổ đồng thuận” tại thôn Hoành chỉ là những vật dụng thô sơ hoàn toàn không có
tầm sát thương ngoài khoảng cách 30 m.
Theo những nguồn tin đã có
trên mạng và các nguồn tin khác từ nhiều anh em đã tham gia đêm 08 sáng 09
tháng 01 vừa qua, chúng ta có thể khẳng định rằng, lực lượng công an đã ở thế
chủ động hoàn toàn ngay từ đầu; đã bao vây, phong tỏa, khống chế hoàn toàn lực
lượng đối kháng ít ỏi của thôn Hoành.
Vậy tại sao, với một kế hoạch
chủ động, một lực lượng áp đảo như thế, lại xảy ra việc chết tới ba sĩ quan
công an, trong đó có một cấp chỉ huy Đại tá ?
Như chúng tôi đã trao đổi
trong chuyên mục cách đây hai tuần, có nguồn tin từ lực lượng vũ trang cho biết,
chính ba sĩ quan được truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất là ba người đã
chống lại lệnh tấn công, và đây chính là lí do đã khiến cả ba đã bị bọn lãnh đạo
chóp bu ra lệnh tàn sát để ngăn chặn sự thức tỉnh của anh em công an, an ninh
và đồng thời tạo cớ nhằm che giấu dư luận về sự tàn ác của chúng đối với cụ
Kình.
Nhiều người cho rằng thông
tin này rất không đáng tin vì theo những người này Bộ Công an không thể nào lại
dối trá, tàn ác trắng trợn như thế.
Tuy nhiên, chúng ta phải
nhớ lại chính trong vụ Đồng Tâm, Bộ Công an đã có hành động ép cụ bà Dư Thị
Thành, vợ cụ Lê Đình Kình, phải kí giấy
công nhận cụ Kình bị chết tại cánh đồng Sênh, trong khi chính cụ bà Dư Thị
Thành là người đã chứng kiến lực lượng sát thủ xông vào buồng ngủ cụ Kình, đánh
đập cụ gãy chân và hạ sát cụ ngay trong phòng ngủ. Đối với một sự thật tàn ác hết
sức rõ ràng như thế nhưng bọn chóp bu vẫn có ý định đổi trắng thay đen thì
không có bất cứ việc gì chúng lại không dám làm nếu chúng thấy có lợi.
Chưa hết, xem lại lịch sử
cá nhân của ba sĩ quan đã chết trong đêm tấn công Đồng Tâm, chúng ta còn thấy
Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân, cách đây không lâu đã từng viết một câu than thở
trên FB của anh là:
“Chiến tranh bảo vệ tổ
quốc không đáng sợ. Nhưng đáng sợ là máu đổ chính vì người dân mình.”
Trong khi đó cụ Lê Đình
Kình và người dân thôn Hoành, Đồng Tâm không chỉ là nhân dân thường mà còn là
nhân dân đã từng nuôi ăn, bảo toàn tính mạng cho lực lượng công an.
Vì vậy, nếu có sĩ quan
công an chống lại lệnh bắn vào nhân dân trong vụ Đồng Tâm cũng là việc hoàn
toàn dễ hiểu.
Nhưng chúng ta thử hình
dung bọn chóp bu sẽ cảm thấy thế nào khi xuất hiện những chiến sĩ của “lực lượng
còn đảng, còn mình” khẳng khái chống lại lệnh bắn vào nhân dân ? Bọn chúng sẽ kỉ
luật hay mang ra tòa, hay bọn chúng sẽ chỉ đạo phải giết ngay để dập tắt ngọn lửa
lương tâm có khả năng gây thức tỉnh toàn lực lượng đang là chỗ dựa an ninh quan
trọng nhất cho chính bọn chúng ? Đây là những câu hỏi rất cần mỗi người chúng
ta phải suy nghĩ thật kĩ trước khi trả lời.
Tâm Anh và Tiến Văn
thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
No comments:
Post a Comment