Quí thính giả đã có dịp nghe một số bài thơ của Ngục sĩ Nguyễn
Chí Thiện về Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Trong mục TCYN lần này, nhân dịp
đảng CSVN đang cố đánh bóng thành tích 90 năm phá hoại đất nước, chúng
tôi hân hạnh giới thiệu một cái nhìn khác của nhà thơ Cung Trầm Tưởng về
đảng CS “hèn với giặc ác với dân này”.
Cung Trầm Tưởng tên khai sinh là Cung Thức Cần, sinh năm 1932 tại Hà
Nội, đã du học tại Pháp và Hoa Kỳ, tốt nghiệp kỹ sư trường Võ Bị Không
Quân Pháp, Cao Học Khí Tượng tại Saint Luois University, Hoa Kỳ và Quản
Trị An Ninh Quốc Gia và Tài Nguyên Quốc Phòng Hoa Kỳ – hậu đại học. Phục
vụ trong Quân Chủng Không Quân VNCH. Đi tù cộng sản 10 năm (1975-1985)
và 3 năm quản chế (1985-1988). Định cư tại Hoa Kỳ cùng gia đình từ 1993.
Cung Trầm Tưởng đã hoạt động văn hóa từ rất lâu, đã hợp tác với nhiểu
tạp chí Việt, Mỹ, là thành viên của Văn Bút Pháp và Văn Bút Việt Nam
Hải Ngoại. Đã xuất bản nhiều tập thơ. Văn thơ của ông đã được phổ biến
trên nhiều hệ thống truyển thanh và truyền hình tại hải ngoại này.
Nguyễn Chí Thiện đã hỏi từ vượn lên người mất mấy triệu năm và từ
người xuống vượn mất bao lâu, để nói lên cái nhìn khinh miệt của nhà thơ
đối với đảng CSVN, tuy là người nhưng hành sử như đã thú. Còn Cung Trầm
Tưởng đã diễn tả cộng sản như một bầy thú kỳ đị, qua bài thơ 5 chữ, ông
viết khi bị cầm tù tại trại Hòa Bình năm 1979, bài thơ diễn tả đặc tính
của từng con vật như sau:
Thuở ấy trời băng giá
Tê giác thích THÙ THÂM
Báo beo ưa GIẾT NGẦM
Giả nhân tài GIẢ NGHĨA
Kên kên gù ĐỘC ĐỊA
Xó rừng hổ LƯU MANH
Hang trong gấu GIỰT GIÀNH
Sói chuyển nghề PHẢN TRẮC
Trăn phì phò GIAN TẶC
Rắn khò khè ĐIÊU NGOA
Đêm đêm cú bay LÀ
Khỉ ho nhưng BỀ THẬT
Hót mướn cho HỒ GIÀ
Thật là một lối so sánh rất độc đáo và chính xác những đặc tính của
con người CS với loài cầm thú. Chưa hết, chúng ta hãy nghe sinh hoạt
trong đảng CS so sánh với xã hội những loài hoang thú, được tác giả nhân
cách hóa những phản ứng khi lãnh tụ Hồ già chết ra sao?
Hồ già rồi Hồ chết,
Tê giác khóc rưng rưng,
Hươu nai thút thít sừng,
Sơn dương rầu rĩ nhớ.
Kên kên diều nức nở
Rùa lật ngửa kêu la,
Voi rên thống thiết ngà,
Hổ gầm sưng sống mũi.
Đười ươi gào rũ rượi
Vượn cào tóc ỉ ôi,
Beo khóc đứng khóc ngồi
Cất Hồ vào động đá.
Hồ chết đi nhưng di sản vẫn được bảo quản lâu dài, qua phương pháp
ướp xác từ Liên Xô, biểu tượng bằng loài gấu trắng, để tiếp tục tác hại
trên cả dân tộc và đất nước này cho đến tận hôm nay.
Trời bỗng dưng hết giá,
Loài người ló hiện ra,
Đuốc soi hé từng nhà,
Khởi công ghi chép sử.
Sử truyền đàn ngựa dữ
Chạy tuyết tận trời Tây,
Rước nghênh bầy gấu trắng,
Về ướp xác Hồ gầy.
Hồ Chí Minh chết ngày 2 tháng 9 năm 1969, nhằm ngày độc lập 2 tháng
9, 1945, nhưng đảng CSVN lại công bố Hồ chết ngày 3/9. Rôi từ đó, họ bắt
đầu tô son đánh phần cho những thành tích ảo của HCM và đảng CSVN, như
cách trang trí cho cái xác đặt trong lăng Ba Đình.
Má Hồ bôi sen Nghệ
Xác Hồ xú nồng hơi,
Tẩm dầu thông Pắc Bó,
Trát tim máu loài người.
Nách Hồ kẹp di chúc,
Nhồi cứng bột xương tan,
Nhét căng vữa nhục tàn,
Triệu hồn oan phách uổng.
Trong cái xác hôi tanh ấy đã một thời chất chứa những mưu toan, những
thủ đoạn, những toan tính độc ác, mà hậu quả là hàng triệu thanh niên
VN đã phải hy sinh cho cái tham vọng điên cuồng trong cuộc chiến xâm
lược Miền Nam mà toàn dân phải gánh chịu đau thương cho đến tận hôm nay.
Óc Hồ giòi moi rỗng,
Đục khoét mọt tam vô,
Gan thâm tim xám ngoét,
Hôi tanh lắm ý đồ.
Hàng năm cứ tháng Chín,
Hồ hóa kiếp hồ tinh,
Thổi bùa lên gọi quỉ,
Trút mưa xuống Ba Đình.
Đã 90 năm từ ngày HCM đem chủ nghĩa Mác Lê ngoại lai về áp đặt lên
đầu người dân Việt, hậu quả đến nay ai cũng thấy, Việt Nam hiện nay là
một đất nước nghèo, chậm tiến, lạc hậu, bị cai trị bởi một tập đoàn tham
nhũng thối nát và tàn ác hơn cả loài cầm thú. Lời thơ của Cung Trầm
Tưởng đã phản ảnh phần nào nhận thức của người dân Việt, để rồi một ngày
không xa, chính người dân sẽ phá bỏ cái lăng Ba Đình, dấu vết của đau
thương tang tóc từ bao năm nay.
HS, MN, BC và KA xin hẹn quí thinh giả vào TCYN kỳ tới.
No comments:
Post a Comment