Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân và Miên Dương trình bày sau đây
1) DƯ LUẬN NGƯỜI DÂN PHẢN ĐỐI VIỆC ĐỔ THÊM TIỀN VÀO DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI.
Dư luận tại Việt Nam bắt đầu lên tiếng phản đối quyết định đổ thêm tiền vào dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông do nhà thầu Trung Cộng xây dựng suốt 10 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất.
Dư luận tại Việt Nam bắt đầu lên tiếng phản đối quyết định đổ thêm tiền vào dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông do nhà thầu Trung Cộng xây dựng suốt 10 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất.
Hôm thứ Hai ngày 8/7, nhà cầm quyền thành phố Hà Nội chấp thuận kế hoạch vay thêm 98 triệu Mỹ kim để tài trợ cho dự án này. Đây là tuyến đường sắt trên không, nối liền Cát Linh – Hà Đông, có chiều dài khoảng 13 cây số. Với phí tổn ước tính ban đầu là 553 triệu Mỹ kim, dự án này được giao cho một tập đoàn Trung Cộng xây dựng từ năm 2008 và dự trù sẽ hoàn tất vào năm 2013. Tuy nhiên phí tổn gia tăng nhiều lần, vượt qua mức 1 tỷ Mỹ kim và hơn 10 năm công trình vẫn còn dang dở ở nhiều nơi.
Theo các chuyên viên như Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải và TS Ngô Trí Long ở Hà Nội thì việc trút thêm tiền vào dự án này chỉ khiến cho người dân mất thêm niềm tin vào giới lãnh đạo Hà Nội và nhà thầu Trung Cộng. Đồng thời, một số chuyên viên khác cho biết, Trung Cộng cố tình thi công chậm để phá hoại nền kinh tế Việt Nam. Họ dẫn chứng là tuyến đường sắt nối liền Tây Tạng với Bắc Kinh dài mấy trăm cây số, các tập đoàn Trung Cộng có thể hoàn tất trong vòng 2 năm thì không có lý do gì tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông chỉ dài có 13 cây số lại thi công suốt 10 năm khiến cho phí tổn lên đến cả tỷ Mỹ kim.
2) DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC – NAM CHÊNH LỆCH HƠN 32 TỶ MỸ KIM.
Trong khi bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam dự toán phí tổn xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam là 58 tỷ Mỹ kim, thì bộ Kế hoạch – Đầu tư đưa ra con số là 26 tỷ Mỹ kim, dựa trên tính toán của các chuyên viên Đức và Hòa Lan.
Trong báo cáo gửi lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tuần qua, bộ Kế hoạch- Đầu tư trình bày 3 phương án thực thi của các chuyên viên Đức và Hòa Lan. Một là nâng cấp tuyến đường hiện có, với các đoàn tàu sẽ có vận tốc từ 80 đến 90 cây số giờ. Hai là nâng khổ đường sắt từ 1 thước lên 1 thước 4, giúp các đoàn tàu có thể di chuyển với tốc độ 200 cây số giờ.Và ba là xây dựng hai đường rầy, song song nhau với khổ 1 thước 4, có thể chạy với tốc độ 320 cây số giờ.
Phương án thứ ba cũng là đề nghị của bộ Giao thông Việt Nam, với thời gian xây dựng là 30 năm. Nhưng thay vì có phí tổn là 26 tỷ Mỹ kim, bộ này ước tính là hơn 58 tỷ Mỹ kim, tức chênh lệch giá hơn 32 tỷ.
3) MỸ ĐÁNH THUẾ THÉP VIỆT Ở MỨC CAO NHẤT NHƯ THÉP TRUNG CỘNG.
Sau khi xác nhận là các loại tôn mạ và thép cuộn Việt Nam có nguồn gốc từ Nam Hàn và Đài Loan, bộ Thương mại Hoa Kỳ đã quyết định đánh cả 2 loại thuế chống phá giá và chống trợ cấp lên các loại thép Việt Nam, bằng với mức thuế đánh trên các sản phẩm Trung Cộng.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ khẳng định việc đánh thuế là vì các công ty Nam Hàn và Đài Loan đã đội lốt hàng Việt để trốn thuế. Quyết định đánh thuế lên sản phẩm Việt Nam sẽ có hiệu lực thi hành ngay lập tức và các công ty Việt Nam nếu không muốn trả thuế thì phải chứng minh rõ nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm.
Hiện nay, mức thuế chống phá giá mà Hoa Kỳ đánh trên loại tôn mạ đến từ Trung Cộng là 200%, và mức thuế chống trợ cấp là 40%. Về loại thép nguội của Trung Cộng, Hoa Kỳ áp thuế chống trợ cấp là 256%.
Trong khi bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam dự toán phí tổn xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam là 58 tỷ Mỹ kim, thì bộ Kế hoạch – Đầu tư đưa ra con số là 26 tỷ Mỹ kim, dựa trên tính toán của các chuyên viên Đức và Hòa Lan.
Trong báo cáo gửi lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tuần qua, bộ Kế hoạch- Đầu tư trình bày 3 phương án thực thi của các chuyên viên Đức và Hòa Lan. Một là nâng cấp tuyến đường hiện có, với các đoàn tàu sẽ có vận tốc từ 80 đến 90 cây số giờ. Hai là nâng khổ đường sắt từ 1 thước lên 1 thước 4, giúp các đoàn tàu có thể di chuyển với tốc độ 200 cây số giờ.Và ba là xây dựng hai đường rầy, song song nhau với khổ 1 thước 4, có thể chạy với tốc độ 320 cây số giờ.
Phương án thứ ba cũng là đề nghị của bộ Giao thông Việt Nam, với thời gian xây dựng là 30 năm. Nhưng thay vì có phí tổn là 26 tỷ Mỹ kim, bộ này ước tính là hơn 58 tỷ Mỹ kim, tức chênh lệch giá hơn 32 tỷ.
3) MỸ ĐÁNH THUẾ THÉP VIỆT Ở MỨC CAO NHẤT NHƯ THÉP TRUNG CỘNG.
Sau khi xác nhận là các loại tôn mạ và thép cuộn Việt Nam có nguồn gốc từ Nam Hàn và Đài Loan, bộ Thương mại Hoa Kỳ đã quyết định đánh cả 2 loại thuế chống phá giá và chống trợ cấp lên các loại thép Việt Nam, bằng với mức thuế đánh trên các sản phẩm Trung Cộng.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ khẳng định việc đánh thuế là vì các công ty Nam Hàn và Đài Loan đã đội lốt hàng Việt để trốn thuế. Quyết định đánh thuế lên sản phẩm Việt Nam sẽ có hiệu lực thi hành ngay lập tức và các công ty Việt Nam nếu không muốn trả thuế thì phải chứng minh rõ nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm.
Hiện nay, mức thuế chống phá giá mà Hoa Kỳ đánh trên loại tôn mạ đến từ Trung Cộng là 200%, và mức thuế chống trợ cấp là 40%. Về loại thép nguội của Trung Cộng, Hoa Kỳ áp thuế chống trợ cấp là 256%.
4) XOÀI TRUNG CỘNG PHÁ GIÁ, ÀO ẠT TRÀN VÀO VIỆT NAM
Từ cuối tháng 6 vừa qua, loại xoài trái nhỏ của Hoa Lục đã tràn vào thị trường Sài Gòn với lượng trung bình là 100 tấn mỗi ngày.
Vì có giá rẻ, có mùi thơm đặc biệt và hột nhỏ, loại xoài này được bán rất chạy ở Việt Nam, với giá 30 ngàn đồng một ký, rẻ hơn một nửa so với xoài Việt. Được biết là nông dân Hoa Lục năm nay trúng mùa xoài nên giá cả cũng rẻ hơn với năm ngoái. Vì sợ người dân Việt tẩy chay, một số tiểu thương đổi nhãn hiệu xoài tàu thành “xoài Châu Đốc” để dễ bán ra.
Từ cuối tháng 6 vừa qua, loại xoài trái nhỏ của Hoa Lục đã tràn vào thị trường Sài Gòn với lượng trung bình là 100 tấn mỗi ngày.
Vì có giá rẻ, có mùi thơm đặc biệt và hột nhỏ, loại xoài này được bán rất chạy ở Việt Nam, với giá 30 ngàn đồng một ký, rẻ hơn một nửa so với xoài Việt. Được biết là nông dân Hoa Lục năm nay trúng mùa xoài nên giá cả cũng rẻ hơn với năm ngoái. Vì sợ người dân Việt tẩy chay, một số tiểu thương đổi nhãn hiệu xoài tàu thành “xoài Châu Đốc” để dễ bán ra.
5) TỔNG THỐNG PHI LẠI XÚI MỸ CHỌC GIẬN TRUNG CỘNG.
Trong lời lẽ khích động mới nhất, Tổng thống Phi luật Tân, ông Rodrigo Duterte đề nghị Hoa Kỳ đưa đệ thất hạm đội đến Biển Đông để dằn mặt Trung Cộng.
Vào tuần trước, ông Duterte đã đề nghị Hoa Kỳ tuyên chiến với Trung Cộng thay vì chỉ phản đối suông việc Trung Cộng quân sự hóa ở Biển Đông. Trong lời phát biểu tại cuộc họp báo vào hôm qua ở Manila, ông Duterte tuyên bố là nếu Hoa Kỳ muốn xua đuổi Trung Cộng ở Biển Đông thì nên đưa toàn bộ đệ thất hạm đội đến vùng biển này. Ông khẳng định là nếu Mỹ nổ súng thì nước Phi sẽ sẵn sàng đứng sau lưng ủng hộ.
Các lời lẽ hiếu chiến của ông Duterte được đưa ra sau khi Trung Cộng tập bắn phi đạn diệt mẫu hạm ở Biển Đông vào tuần trước. Theo xác nhận của tình báo Hoa Kỳ, Trung Cộng đã phóng đi 6 phi đạn từ một đảo nhân tạo ở Trường Sa vào ngày 3/7 vừa qua. Đây là loại phi đạn dùng để tấn công hàng không mẫu hạm, có tầm xa đến 1500 cây số.
Trong lời lẽ khích động mới nhất, Tổng thống Phi luật Tân, ông Rodrigo Duterte đề nghị Hoa Kỳ đưa đệ thất hạm đội đến Biển Đông để dằn mặt Trung Cộng.
Vào tuần trước, ông Duterte đã đề nghị Hoa Kỳ tuyên chiến với Trung Cộng thay vì chỉ phản đối suông việc Trung Cộng quân sự hóa ở Biển Đông. Trong lời phát biểu tại cuộc họp báo vào hôm qua ở Manila, ông Duterte tuyên bố là nếu Hoa Kỳ muốn xua đuổi Trung Cộng ở Biển Đông thì nên đưa toàn bộ đệ thất hạm đội đến vùng biển này. Ông khẳng định là nếu Mỹ nổ súng thì nước Phi sẽ sẵn sàng đứng sau lưng ủng hộ.
Các lời lẽ hiếu chiến của ông Duterte được đưa ra sau khi Trung Cộng tập bắn phi đạn diệt mẫu hạm ở Biển Đông vào tuần trước. Theo xác nhận của tình báo Hoa Kỳ, Trung Cộng đã phóng đi 6 phi đạn từ một đảo nhân tạo ở Trường Sa vào ngày 3/7 vừa qua. Đây là loại phi đạn dùng để tấn công hàng không mẫu hạm, có tầm xa đến 1500 cây số.
6) HOA KỲ ĐỒNG Ý BÁN LƯỢNG VŨ KHÍ TRỊ GIÁ HƠN 2 TỶ MỸ KIM CHO ĐÀI LOAN
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã chấp thuận hợp đồng mua bán một lượng vũ khí hơn 2 tỷ Mỹ kim cho Đài Loan, bao gồm 108 xe tăng M1A2T Abrams, 250 phi đạn Stingers và một số thiết bị quân sự.
Quyết định này đã khiến cho Trung Cộng vào hôm qua giận dữ phản đối và kêu gọi Hoa Kỳ phải lập tức hủy bỏ việc mua bán này. Tuy nhiên chính phủ Đài Loan đã lên tiếng cám ơn Hoa Kỳ đã giúp họ có thêm cơ hội gia tăng việc phòng thủ đất nước.
Quốc hội Mỹ sẽ có 30 ngày để chấp thuận hoặc hủy bỏ quyết định của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Tuy nhiên giới quan sát viên tin rằng quyết định này sẽ được thông qua trong bối cảnh Trung Cộng càng ngày càng gia tăng đe dọa Đài Loan.
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã chấp thuận hợp đồng mua bán một lượng vũ khí hơn 2 tỷ Mỹ kim cho Đài Loan, bao gồm 108 xe tăng M1A2T Abrams, 250 phi đạn Stingers và một số thiết bị quân sự.
Quyết định này đã khiến cho Trung Cộng vào hôm qua giận dữ phản đối và kêu gọi Hoa Kỳ phải lập tức hủy bỏ việc mua bán này. Tuy nhiên chính phủ Đài Loan đã lên tiếng cám ơn Hoa Kỳ đã giúp họ có thêm cơ hội gia tăng việc phòng thủ đất nước.
Quốc hội Mỹ sẽ có 30 ngày để chấp thuận hoặc hủy bỏ quyết định của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Tuy nhiên giới quan sát viên tin rằng quyết định này sẽ được thông qua trong bối cảnh Trung Cộng càng ngày càng gia tăng đe dọa Đài Loan.
No comments:
Post a Comment